Cất cánh từ Wānaka, New Zealand, giữa tháng 4, khí cầu bay lên độ cao khoảng 33 km trong vòng hai giờ, theo NASA. Nhiệm vụ kết thúc hôm 4/5, sớm hơn nhiều so với kế hoạch ban đầu là 100 ngày, sau khi các chuyên gia phát hiện vết rò rỉ nhỏ ảnh hưởng đến độ cao của khí cầu. Dù khí cầu vẫn ổn định vào ban ngày, nhiệt độ ban đêm khiến nó hạ thấp - đặc biệt là trên những khu vực lạnh và hệ thống bão - đôi khi xuống còn 18 km.

Một số người may mắn nhìn thấy khí cầu khổng lồ từ một sân bay gần đó ngay sau vụ phóng, dù phần lớn thời gian nó lơ lửng phía trên đại dương.

nasa-spb-sn11-hiwind-circumnav-8523-5548-1746696431.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=67Uk_Qgy-3g0Pt_Vb77n0A

Khí cầu siêu áp của NASA hoàn thành chuyến bay quanh Trái Đất ở vĩ độ trung bình vào ngày 3/5. Ảnh: NASA

Nhóm điều khiển nhiệm vụ đưa khí cầu đáp xuống khu vực hạ cánh chỉ định ở Thái Bình Dương, cách New Zealand vài trăm dặm về phía đông. Tải trọng trên vật thể bay này nặng khoảng 2 tấn, đóng vai trò như mỏ neo kéo nó xuống đáy biển, giúp giảm tác động môi trường.

"Sẽ tốt hơn nếu thu hồi được thiết bị, nhưng chúng tôi đảm bảo mọi dữ liệu khoa học và dữ liệu hỗ trợ đã được truyền về", Gabriel Garde, người đứng đầu Văn phòng chương trình khí cầu của NASA tại Cơ sở bay Wallops, chia sẻ.

NASA cho biết, dù kết thúc sớm, nhiệm vụ đã đạt mục tiêu chính là kiểm tra và xác nhận công nghệ khí cầu siêu áp để phục vụ nghiên cứu khoa học trong tương lai. Chuyến bay chứng minh rằng khí cầu có thể bay ổn định ở độ cao lớn cả ngày lẫn đêm, là một nền tảng đáng tin cậy, theo Live Science. Khác với tên lửa, khí cầu dạng này giúp tiết kiệm chi phí cho các nhiệm vụ khoa học dài hạn vì cho phép thu thập dữ liệu thời gian dài mà không cần phương tiện phóng hay hệ thống đẩy phức tạp.

Khí cầu cũng mang theo bộ thí nghiệm giao thoa kế độ cao lớn WIND (HIWIND), thành công thu thập dữ liệu về gió khí quyển. Thông tin này sẽ giúp giới khoa học dự đoán chính xác hơn các thay đổi trong tầng điện ly - khu vực tích điện của khí quyển Trái Đất, ảnh hưởng đến GPS và liên lạc vô tuyến.

HV9K87CBnRncgm2iLb4yiJ-1746696-5319-3095-1746696431.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=-KRiM9I2LGGsUDG-SvPN1Q

NASA bơm khí cầu siêu áp suất thứ hai trước khi phóng tại New Zealand hôm 3/5. Ảnh: NASA/Bill Rodman

Hôm 3/5, NASA cũng phóng một khí cầu khoa học tương tự được thiết kế để bay lâu hơn, giúp tiếp tục kiểm tra công nghệ kỹ lưỡng hơn cho các nhiệm vụ khoa học tương lai.

Thu Thảo (Tổng hợp)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022