VNE-Animal-9483-1724149154.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=qbzRsjMOCtvp_zLfftSv_Q

Sứa lược hiện đại. Ảnh: Reinhard Dirscherl

Hiện nay, Trái Đất là ngôi nhà của vô số động vật đủ mọi hình dạng và kích thước, từ loài nhỏ xíu như gấu nước tới cá voi xanh dài 25 m. Những tổ chức sinh vật này xuất hiện và tiến hóa qua hàng triệu năm. Câu hỏi động vật nào xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất khiến giới khoa học tranh cãi dữ dội. Hàng chục nghiên cứu khác nhau sử dụng mọi thứ từ tiến hóa nhiễm sắc thể theo thời gian tới hóa thạch cổ đại đã rút ra hai ứng cử viên là bọt biển và sứa lược, theo Live Science.

Một số thông tin về động vật xuất hiện sớm nhất đến từ hóa thạch ở kỷ Cambri, bắt đầu cách đây khoảng 541 triệu năm. Trong thời gian này, Trái Đất trải qua sự bùng nổ các loài mới. Chỉ trong 10 triệu năm, hàng trăm nghìn loài động vật đột ngột xuất hiện. Gần như mỗi loại cấu trúc cơ thể động vật tồn tại ngày nay tiến hóa trong sự bùng nổ kỷ Cambri, bao gồm động vật chân khớp, động vật thân mềm, thận chí động vật có dây sống, sau này dẫn tới loài có xương sống. Những mẫu vật tồn tại ở thành hệ đá Burgess Shale ở British Columbia cung cấp hiểu biết về hình dáng của động vật thuở sơ khai.

Nhưng không phải tất cả động vật đều đột ngột xuất hiện. Vào thập niên 1950, hóa thạch phát hiện trước đó được xác định là xác động vật từ kỷ Ediacara, kéo dài từ khoảng 635 triệu năm trước tới khi kỷ Cambri bắt đầu vào 541 triệu năm trước. Khác với bộ xương ngoài cứng tìm thấy ở nhiều hóa thạch Cambri, động vật sống ở kỷ Ediacara chủ yếu có hình cầu với thân mềm như sứa và thủy quỳ, giun biển và bọt biển. Mô mềm cực kỳ khó bảo quản do phân hủy dễ dàng hơn xương hoặc bộ xương ngoài. Điều này có nghĩa hóa thạch của động vật kỷ Ediacara không chỉ ít ỏi mà còn khó phân tích. Ví dụ tốt nhất về chúng là động vật giống giun gọi là Dickinsonia, trông như chiếc đĩa lớn với nhiều tua tỏa ra từ chính giữa.8099759599

Elizabeth Turner, nhà cổ sinh vật học ở Đại học Laurentian tại Ontario, đề xuất động vật cổ nhất từng được biết đến là mẫu vật hóa thạch của bọt biển 890 triệu năm tuổi vào năm 2021 trên tạp chí Nature. Tuy nhiên, không phải mọi chuyên gia đều đồng ý với giả thuyết của cô.

Tất cả bằng chứng đã đề cập về động vật xuất hiện sớm đến từ hóa thạch trong đá có thể xác định niên đại bằng các đồng vị của chúng, phân rã ở tốc độ đều đặn theo thời gian. Nhưng gần đây, một phương pháp mới sử dụng mô hình gọi là đồng hồ phân tử ngày càng phổ biến. Dựa trên giả định gene đột biến ở tốc độ đều đặn theo thời gian, các nhà khoa học có thể phân tích hệ gene của động vật hiện đại và tìm ra thời gian chúng xuất hiện lần đầu. Một nghiên cứu năm 2023 sử dụng dữ liệu nhiễm sắc thể từ sứa, cho rằng chúng là động vật xuất hiện sớm nhất, cách đây khoảng 600 - 700 triệu năm.

Tuy nhiên, Nick Butterfield, nhà cổ sinh vật học ở Đại học Cambridge, bày tỏ nghi ngờ đối với cả hai giả thuyết. Nếu có động vật cách đây 890 triệu năm, chúng ta sẽ thấy dấu vết như sinh khoáng hóa, trong đó phân tử từ vật chất hữu cơ của động vật có thể khiến khoáng chất xung quanh kết tinh. Nhưng sinh khoáng hóa cổ nhất được biết tới chỉ có niên đại 750 triệu năm.

An Khang (Theo Live Science)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022