1-JPG-1752596268.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=wRt-ssPxOW6Qwc7HnnKzDg

Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, với thế mạnh là các công nghệ chiếu xạ, bức xạ, hóa phóng xạ, gia tốc và điện tử hạt nhân.

Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, với thế mạnh là các công nghệ chiếu xạ, bức xạ, hóa phóng xạ, gia tốc và điện tử hạt nhân.

2-JPG-1752585800.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=7e-wwfgT9DLdTjcfXbpFXg

Đây là nơi đặt máy gia tốc cyclotron KOTRON 13MeV, dùng để nghiên cứu, sản xuất các đồng vị, dược chất phóng xạ. Máy gia tốc này do Chính phủ Hàn Quốc tặng Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đại diện tiếp nhận.

Đây là nơi đặt máy gia tốc cyclotron KOTRON 13MeV, dùng để nghiên cứu, sản xuất các đồng vị, dược chất phóng xạ. Máy gia tốc này do Chính phủ Hàn Quốc tặng Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đại diện tiếp nhận.

3-JPG-1752585802.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=xfBoDJb0TozhE2z8REGKqQ

Từ tháng 2/2023, sau nhiều năm xin cấp phép, máy gia tốc bắt đầu được Trung tâm sử dụng để sản xuất và cung cấp thuốc phóng xạ F-18 FDG cho các bệnh viện. Đây là loại thuốc phóng xạ dùng trong việc ghi hình PET/CT - phương pháp chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật cao để điều trị các bệnh tim mạch, thần kinh và ung thư.

Từ tháng 2/2023, sau nhiều năm xin cấp phép, máy gia tốc bắt đầu được Trung tâm sử dụng để sản xuất và cung cấp thuốc phóng xạ F-18 FDG cho các bệnh viện. Đây là loại thuốc phóng xạ dùng trong việc ghi hình PET/CT - phương pháp chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật cao để điều trị các bệnh tim mạch, thần kinh và ung thư.

5-JPG-1752585805.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=BZJ_6G6vAivgjBfHWjmdzg

Từ nguyên liệu đầu vào, sau khoảng thời gian 2-2,5 giờ bắn chùm proton vào bia (chứa nước giàu O-18), đồng vị O-18 sẽ chuyển thành đồng vị F-18, và được chuyển qua module tổng hợp thuốc. Tại đây, sau quá trình tổng hợp thuốc phóng xạ, đồng vị F-18 sẽ được gắn với tiền chất mannose triflate để trở thành dược chất phóng xạ F18-FDG. Trong ảnh là dược chất phóng xạ F-18 FDG đang được chia thành các liều nhỏ sau quá trình tổng hợp, tinh chế và lọc vô khuẩn.

Từ nguyên liệu đầu vào, sau khoảng thời gian 2-2,5 giờ bắn chùm proton vào bia (chứa nước giàu O-18), đồng vị O-18 sẽ chuyển thành đồng vị F-18, và được chuyển qua module tổng hợp thuốc. Tại đây, sau quá trình tổng hợp thuốc phóng xạ, đồng vị F-18 sẽ được gắn với tiền chất mannose triflate để trở thành dược chất phóng xạ F18-FDG. Trong ảnh là dược chất phóng xạ F-18 FDG đang được chia thành các liều nhỏ sau quá trình tổng hợp, tinh chế và lọc vô khuẩn.

4-JPG-1752585803.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=0LfbtS3KciXvYxb42H_w8A

Dược chất phóng xạ F-18 FDG được tiêm vào cơ thể người bệnh theo đường tĩnh mạch. F-18 FDG có thành phần cấu tạo tương tự đường glucose. Các tế bào ung thư bắt glucose nhiều hơn những tế bào bình thường. Khi vào trong cơ thể, F-18 FDG sẽ hấp thụ nhiều vào trong các tế bào ung thư, phát phóng xạ. Máy PET/CT ghi lại quá trình này, sau đó sử dụng một chương trình chuyển đổi thành hình ảnh, phục vụ cho việc chẩn đoán, điều trị bệnh.

Dược chất phóng xạ F-18 FDG được tiêm vào cơ thể người bệnh theo đường tĩnh mạch. F-18 FDG có thành phần cấu tạo tương tự đường glucose. Các tế bào ung thư bắt glucose nhiều hơn những tế bào bình thường. Khi vào trong cơ thể, F-18 FDG sẽ hấp thụ nhiều vào trong các tế bào ung thư, phát phóng xạ. Máy PET/CT ghi lại quá trình này, sau đó sử dụng một chương trình chuyển đổi thành hình ảnh, phục vụ cho việc chẩn đoán, điều trị bệnh.

6-JPG-1752585807.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=RzSiCl6nGl1fydahZsASxw

Lọ dược chất phóng xạ F18-FDG sau khi sản xuất được đặt vào trong các container - một hộp nhỏ làm bằng vonfram với nắp khóa để bảo đảm an toàn phóng xạ cho các nhân viên y tế.

Lọ dược chất phóng xạ F18-FDG sau khi sản xuất được đặt vào trong các container - một hộp nhỏ làm bằng vonfram với nắp khóa để bảo đảm an toàn phóng xạ cho các nhân viên y tế.

7-JPG-1752585809.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=g0YH3jlot5bvsTHMrULrpg

Tùy theo đơn đặt hàng, mỗi bệnh viện sẽ nhận về từ một đến hai container thuốc phóng xạ. Hiện Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội đang cung cấp thuốc phóng xạ cho 7 bệnh viện: Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Quân đội 103, Bệnh viện Đại học Phenikaa, Bệnh viện Đa khoa Vinmec, Bệnh viện Mặt trời và Bệnh viện Hòa Bình ở Hải Dương.

Tùy theo đơn đặt hàng, mỗi bệnh viện sẽ nhận về từ một đến hai container thuốc phóng xạ. Hiện Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội đang cung cấp thuốc phóng xạ cho 7 bệnh viện: Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Quân đội 103, Bệnh viện Đại học Phenikaa, Bệnh viện Đa khoa Vinmec, Bệnh viện Mặt trời và Bệnh viện Hòa Bình ở Hải Dương.

8-JPG-1752585810.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Mg1oJQwcXz9T2lDE9WsV_A

Nhân viên sản xuất đặt container vào thùng chứa chống sốc để thuốc không bị xô lệch, va đập trong quá trình vận chuyển. Container, thùng chứa và phương tiện vận chuyển thuốc đều phải tuân theo quy chuẩn về an toàn bức xạ hạt nhân.

Nhân viên sản xuất đặt container vào thùng chứa chống sốc để thuốc không bị xô lệch, va đập trong quá trình vận chuyển. Container, thùng chứa và phương tiện vận chuyển thuốc đều phải tuân theo quy chuẩn về an toàn bức xạ hạt nhân.

9-JPG-1752585812.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=QUbqfxQrAU_j72pAIOn2Zw

Dược chất phóng xạ F-18 FDG phải trải qua quy trình kiểm nghiệm nghiêm ngặt trước khi được giao tới các bệnh viện. Đây là thuốc tiêm tĩnh mạch nên các tiêu chuẩn phải tuân thủ theo dược điển.

Dược chất phóng xạ F-18 FDG phải trải qua quy trình kiểm nghiệm nghiêm ngặt trước khi được giao tới các bệnh viện. Đây là thuốc tiêm tĩnh mạch nên các tiêu chuẩn phải tuân thủ theo dược điển.

10-JPG-1752585814.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=4txWfyZDg2D7JFVTZ5TGbA

Nhân viên kiểm nghiệm lấy mẫu thuốc phục vụ việc lưu thành phẩm.

Một phần của dược chất phóng xạ F18-FDG lưu lại Trung tâm để kiểm tra đối chứng.

Nhân viên kiểm nghiệm lấy mẫu thuốc phục vụ việc lưu thành phẩm.

Một phần của dược chất phóng xạ F18-FDG lưu lại Trung tâm để kiểm tra đối chứng.

11-JPG-1752585815.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=7OnxhL18-ou3ufBVPSLT2g

Sĩ quan an toàn đo chỉ số phóng xạ vận chuyển của container và ghi lên nhãn cảnh báo trước khi dán lên thùng vận chuyển, sau đó chuyển giao cho nhân viên y tế.

Thời gian bán rã của thuốc phóng xạ F-18 FDG là 110 phút (thuốc tiêu hao mất một nửa sau mỗi 110 phút), do vậy việc bàn giao, vận chuyển thuốc phải diễn ra nhanh chóng để tránh hao hụt.

Sĩ quan an toàn đo chỉ số phóng xạ vận chuyển của container và ghi lên nhãn cảnh báo trước khi dán lên thùng vận chuyển, sau đó chuyển giao cho nhân viên y tế.

Thời gian bán rã của thuốc phóng xạ F-18 FDG là 110 phút (thuốc tiêu hao mất một nửa sau mỗi 110 phút), do vậy việc bàn giao, vận chuyển thuốc phải diễn ra nhanh chóng để tránh hao hụt.

12-JPG-1752585817.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=zUbSCnUGKNor2Yd1wzYH9A

Anh Nguyễn Thế Trung, nhân viên Khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều chuyển thùng chứa thuốc lên xe vận chuyển chuyên dụng đã được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cấp phép.

Với một máy PET/CT đang hoạt động, mỗi ngày Bệnh viện K cơ sở Tân Triều hai lần đến Trung tâm lấy thuốc để phục vụ cho khoảng 30 bệnh nhân. Theo anh Trung, chỉ khi có thuốc phóng xạ F-18 FDG, các bác sĩ mới có thể chụp PET/CT, từ đó đánh giá đúng giai đoạn bệnh trước khi điều trị, xác định khả năng đáp ứng thuốc và tình trạng tái phát, di căn của bệnh nhân ung thư.

Tại Việt Nam có Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội và một số bệnh viện sử dụng máy gia tốc chủ động sản xuất dược chất phóng xạ có thời gian bán rã ngắn, phục vụ chẩn đoán ung thư. Việc chủ động sản xuất các thuốc phóng xạ trong nước giúp giá sản phẩm rẻ bằng 1/3 so với nhập khẩu và góp phần hình thành và phát triển mạng lưới y học hạt nhân trong nước.

Anh Nguyễn Thế Trung, nhân viên Khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều chuyển thùng chứa thuốc lên xe vận chuyển chuyên dụng đã được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cấp phép.

Với một máy PET/CT đang hoạt động, mỗi ngày Bệnh viện K cơ sở Tân Triều hai lần đến Trung tâm lấy thuốc để phục vụ cho khoảng 30 bệnh nhân. Theo anh Trung, chỉ khi có thuốc phóng xạ F-18 FDG, các bác sĩ mới có thể chụp PET/CT, từ đó đánh giá đúng giai đoạn bệnh trước khi điều trị, xác định khả năng đáp ứng thuốc và tình trạng tái phát, di căn của bệnh nhân ung thư.

Tại Việt Nam có Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội và một số bệnh viện sử dụng máy gia tốc chủ động sản xuất dược chất phóng xạ có thời gian bán rã ngắn, phục vụ chẩn đoán ung thư. Việc chủ động sản xuất các thuốc phóng xạ trong nước giúp giá sản phẩm rẻ bằng 1/3 so với nhập khẩu và góp phần hình thành và phát triển mạng lưới y học hạt nhân trong nước.

Ngọc Thành - Trọng Đạt

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022