Hội "nhất quỷ nhì ma" thường nghĩ ra nhiều chiêu trò khi cảm thấy chán học. Có đứa trốn tiết, có đứa úp mặt vào bàn đánh chén vài giấc... Có thành phần thể hiện "phản ứng" bá đạo hơn như lên Facebook thổ lộ điều ước từ sâu thẳm đáy lòng hay "giết thời gian" bằng cách ngồi vẽ vời lên sách vở. Lúc này, những tay cọ bất đắc dĩ bỗng dưng được "khai quật" và trong "gia tài" hội họa lại có thêm những bức ảnh "để đời".
Những điều ước "vô cùng nhỏ nhoi" của học sinh rằng nếu không gặp phải tình huống đặc biệt thì nhà văn sẽ không sáng tác được, từ đó họ sẽ chẳng phải đụng tới tác phẩm văn học nào.
Chẳng hạn, Y Phương không có con (Y Phương là tác giả bài thơ 'Nói với con'); Bé Thu chịu nhận ba nó (Bé Thu không chịu nhận ba là một tình huống truyện trong tác phẩm 'Chiếc lược ngà' của Nguyễn Quang Sáng); Ước gì đoàn xe có kính (trong bài thơ 'Tiểu đội xe không kính', Phạm Tiến Duật dùng hình ảnh xe không kính để nói về khó khăn, nguy hiểm của các anh bộ đội khi đối mặt với giặc); Ước gì Thanh Hải không biết làm thơ (Thanh Hải là tác giả bài thơ 'Mùa xuân nho nhỏ' - tác phẩm nổi tiếng đưa vào chương trình giảng dạy)...
Nếu cứ ngồi "Ước gì..." mà trở thành hiện thực hết thì học sinh đi học chắc "sướng hơn tiên".
Chỉ cần thêm vài nét bút, bức ảnh tập thể dục trở thành tác phẩm "kinh dị".
Hãy thư giãn chút chút bằng một bản nhạc rock thời đồ đá nhé!
Với những đứa chăm chỉ nhìn vào sẽ ra đồ thị nhưng với những đứa lười học thì sẽ thấy 3 vòng của cô gái.
Nếu khó quá thì...lướt và trượt qua cho nhanh vậy.
Học sinh "phản pháo" vì tác giả diễn tả chưa cặn kẽ về tình huống diễn ra trong hình vẽ. Các "họa sĩ" không chuyên buộc phải hỗ trợ thêm bằng vài nét vẽ cho nó sinh động.
Nỗi lòng của một đứa ghét cay ghét đắng môn Hóa học.
Ảnh: Tổng hợp