Bún nước là món dễ ăn được bán ở nhiều nơi và có nhiều sự biến tấu trong cách chế biến được nhiều người Hà thành ưa chuộng, trong đó có bún vịt quay lu.
Nằm ở phố Trần Quốc Vượng (quận Cầu Giấy) quán bún vịt quay lu của anh Trần Quyết Thắng (43 tuổi) từ lâu đã trở thành địa chỉ ăn uống quen thuộc của nhiều thực khách.
Bún nước là món dễ ăn được bán ở nhiều nơi và có nhiều sự biến tấu trong cách chế biến được nhiều người Hà thành ưa chuộng, trong đó có bún vịt quay lu.
Nằm ở phố Trần Quốc Vượng (quận Cầu Giấy) quán bún vịt quay lu của anh Trần Quyết Thắng (43 tuổi) từ lâu đã trở thành địa chỉ ăn uống quen thuộc của nhiều thực khách.
Anh Thắng vốn có kinh nghiệm làm phụ bếp 8 năm tại một nhà hàng chuyên đồ Trung Quốc ở đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) trong quá trình làm việc anh đã quan sát, học hỏi được công thức quay vịt của bếp trưởng. Sau đó, anh bắt đầu mở quán từ năm 2015 tại phố Yên Hòa (quận Cầu Giấy). Tuy nhiên do chủ thu hồi lại mặt bằng nên chuyển về phố Trần Quốc Vượng từ năm 2019.
Anh Thắng vốn có kinh nghiệm làm phụ bếp 8 năm tại một nhà hàng chuyên đồ Trung Quốc ở đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) trong quá trình làm việc anh đã quan sát, học hỏi được công thức quay vịt của bếp trưởng. Sau đó, anh bắt đầu mở quán từ năm 2015 tại phố Yên Hòa (quận Cầu Giấy). Tuy nhiên do chủ thu hồi lại mặt bằng nên chuyển về phố Trần Quốc Vượng từ năm 2019.
Quán có diện tích rộng rãi, khu vực phục vụ khách ăn uống có hai không gian gồm 14 bàn trong nhà và 7 bàn ngoài trời, phục vụ khoảng 50 khách cùng một thời điểm.
Quán có diện tích rộng rãi, khu vực phục vụ khách ăn uống có hai không gian gồm 14 bàn trong nhà và 7 bàn ngoài trời, phục vụ khoảng 50 khách cùng một thời điểm.
Sau khi sơ chế và rửa sạch sẽ, đầu bếp nhồi vào bụng vịt 30 vị thuốc bắc như: hoa hồi, thảo quả, lá nguyệt quế... theo công thức vịt quay Quảng Đông. Sau đó khâu kín bụng vịt và trần qua nồi nước sôi để khử mùi hôi, giúp phần da căng bóng. Bước tiếp theo, vịt được 'tắm' bằng hỗn hợp giấm và mật ong để khi nướng da vịt sẽ có màu vàng bắt mắt.
Sau khi sơ chế và rửa sạch sẽ, đầu bếp nhồi vào bụng vịt 30 vị thuốc bắc như: hoa hồi, thảo quả, lá nguyệt quế... theo công thức vịt quay Quảng Đông. Sau đó khâu kín bụng vịt và trần qua nồi nước sôi để khử mùi hôi, giúp phần da căng bóng. Bước tiếp theo, vịt được 'tắm' bằng hỗn hợp giấm và mật ong để khi nướng da vịt sẽ có màu vàng bắt mắt.
Sau khi vịt được ướp gia vị trên toàn bộ cơ thể, anh Thắng sẽ cho vịt vào lu nướng ở nhiệt độ 280 độ C, trong khoảng một tiếng.
Sau khi vịt được ướp gia vị trên toàn bộ cơ thể, anh Thắng sẽ cho vịt vào lu nướng ở nhiệt độ 280 độ C, trong khoảng một tiếng.
Đầu vịt sẽ được buộc bằng giấy ăn, để khi quay phần tiết vịt sẽ thấm lên giấy, không chảy xuống phần da, tránh làm da bị cháy, mất thẩm mỹ.
Đầu vịt sẽ được buộc bằng giấy ăn, để khi quay phần tiết vịt sẽ thấm lên giấy, không chảy xuống phần da, tránh làm da bị cháy, mất thẩm mỹ.
'Trung bình, mỗi con vịt sẽ làm được 7 bát bún trộn hoặc nước. Mỗi ngày quán bán được hơn một tạ bánh phở, khoảng 80 con vịt tương đương với 560 bát bún', anh Thắng cho biết.
'Trung bình, mỗi con vịt sẽ làm được 7 bát bún trộn hoặc nước. Mỗi ngày quán bán được hơn một tạ bánh phở, khoảng 80 con vịt tương đương với 560 bát bún', anh Thắng cho biết.
Khi thực khách gọi món, anh Thắng 'tắm' vịt trong chảo dầu ở nhiệt độ lớn trong vòng phút để da vàng giòn, dậy mùi thơm. Lúc này vịt được chín đều, da có màu vàng nâu, căn bóng, trông hấp dẫn.
Khi thực khách gọi món, anh Thắng 'tắm' vịt trong chảo dầu ở nhiệt độ lớn trong vòng phút để da vàng giòn, dậy mùi thơm. Lúc này vịt được chín đều, da có màu vàng nâu, căn bóng, trông hấp dẫn.
Ngoài thịt vịt quay, món bún vịt quay lu được nhiều thực khách yêu thích, nhất là vào mùa đông, theo lời chia sẻ của chủ quán. Bánh phở được chần nóng cho vào bát, thêm thịt vịt được chặt theo miếng vừa ăn, hành lá, rau thơm, chan nước dùng gần đầy miệng bát là hoàn thành. Với món bún nước kết hợp với thịt vịt quay lu, nước dùng được ninh từ xương vịt, hành tây, sả, gừng...
Ngoài thịt vịt quay, món bún vịt quay lu được nhiều thực khách yêu thích, nhất là vào mùa đông, theo lời chia sẻ của chủ quán. Bánh phở được chần nóng cho vào bát, thêm thịt vịt được chặt theo miếng vừa ăn, hành lá, rau thơm, chan nước dùng gần đầy miệng bát là hoàn thành. Với món bún nước kết hợp với thịt vịt quay lu, nước dùng được ninh từ xương vịt, hành tây, sả, gừng...
Món bún trộn được sử dụng nước được tiết ra từ bụng con vịt sau khi được quay lu, không cần thêm gia vị khác. Khi ăn, thực khách sử dụng thêm nước dùng của bún nước và chấm nước tương để món ăn tăng thêm hương vị.
Món bún trộn được sử dụng nước được tiết ra từ bụng con vịt sau khi được quay lu, không cần thêm gia vị khác. Khi ăn, thực khách sử dụng thêm nước dùng của bún nước và chấm nước tương để món ăn tăng thêm hương vị.
Thùy Trang (20 tuổi) - sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội - là khách quen của quán. Vài năm gần đây, chị Trang thường xuyên ăn bún vịt tại quán anh Thắng vì thịt vịt quay thấm đẫm gia vị, hương vị đặc trưng riêng và có phần béo ngậy. 'Mỗi tuần tôi ăn ở quán khoảng ba lần, giá thành phù hợp với túi tiền sinh viên', chị Trang cho biết.
Thùy Trang (20 tuổi) - sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội - là khách quen của quán. Vài năm gần đây, chị Trang thường xuyên ăn bún vịt tại quán anh Thắng vì thịt vịt quay thấm đẫm gia vị, hương vị đặc trưng riêng và có phần béo ngậy. 'Mỗi tuần tôi ăn ở quán khoảng ba lần, giá thành phù hợp với túi tiền sinh viên', chị Trang cho biết.
Phạm Phú Anh (trái) 19 tuổi, sinh viên Đại học Giao thông Vận tải cùng bạn đến ăn bún vịt trộn suất 35.000 đồng. Theo Anh, phần thịt thơm, ăn mềm không bị bở, nước trộn có vị hơi chua ngọt, hợp khẩu vị.
Phạm Phú Anh (trái) 19 tuổi, sinh viên Đại học Giao thông Vận tải cùng bạn đến ăn bún vịt trộn suất 35.000 đồng. Theo Anh, phần thịt thơm, ăn mềm không bị bở, nước trộn có vị hơi chua ngọt, hợp khẩu vị.
Mỗi con vịt quay lu tại quán có giá 220.000 đồng. Nộm vịt có giá 60.000-100.000 đồng. Các món bún vịt quay lu có giá từ 35.000-50.000 đồng/bát. Nếu gọi thêm bún có giá 10.000 đồng, canh măng tiết đầy đủ là 35.000 đồng.
Thịt vịt được chặt thành từng miếng vừa ăn. Thịt mềm, có độ dai vừa phải, lớp da giòn rụm, thơm mùi thuốc bắc. Hương vị đặc trưng của thịt vịt quay hòa quyện với nước dùng đậm đà được nấu từ xương vịt và gia vị mang đến một trải nghiệm ẩm thực độc đáo và phong phú.
Cùng với thịt vịt quay và bún, món ăn được dùng kèm với rau sống như rau mùi, hành lá, xà lách... tạo nên sự cân bằng giữa các thành phần và làm tăng thêm độ tươi ngon cho món ăn.
Mỗi con vịt quay lu tại quán có giá 220.000 đồng. Nộm vịt có giá 60.000-100.000 đồng. Các món bún vịt quay lu có giá từ 35.000-50.000 đồng/bát. Nếu gọi thêm bún có giá 10.000 đồng, canh măng tiết đầy đủ là 35.000 đồng.
Thịt vịt được chặt thành từng miếng vừa ăn. Thịt mềm, có độ dai vừa phải, lớp da giòn rụm, thơm mùi thuốc bắc. Hương vị đặc trưng của thịt vịt quay hòa quyện với nước dùng đậm đà được nấu từ xương vịt và gia vị mang đến một trải nghiệm ẩm thực độc đáo và phong phú.
Cùng với thịt vịt quay và bún, món ăn được dùng kèm với rau sống như rau mùi, hành lá, xà lách... tạo nên sự cân bằng giữa các thành phần và làm tăng thêm độ tươi ngon cho món ăn.
Tùng Đinh