Nhộng tằm ngon nhưng có người một lần ăn sợ cả đời
Hồi bé, những trưa hè oi ả tôi hay ngồi chơi gần bếp, mắt dõi theo mẹ nấu món ăn trên bếp củi. Trong chiếc chảo gang là những con nhộng tằm nhỏ xíu đang được mẹ đảo nhanh tay. Mùi hành phi thơm lừng, mùi lá chanh thái chỉ bốc lên quyện vào vị béo ngậy của nhộng tằm khiến tôi nuốt nước bọt liên tục vì thèm ăn.

GĐXH - Không chỉ là một loại rau thơm góp mặt thường xuyên trên mâm cơm Việt, loại rau gia vị nhỏ bé này còn được giới khoa học ví như "chiến binh tí hon" giúp phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính, từ huyết áp cao cho đến ung thư.
Thấy vậy, mẹ vừa đảo nhộng, vừa nói: "Món này ăn ngon bổ, nhưng không phải ai ăn cũng được đâu nghe con"!
Lúc ấy, không hiểu vì sao mẹ nói thế, chỉ biết rằng món đó rất ngon miệng. Sau này lớn lên đi làm ăn xa, mỗi lần vào quán ăn thấy có món nhộng tằm là gọi. Nhưng chả quán nào làm món nhộng tằm ngon như mẹ. Và tôi càng thêm nhớ mẹ tỉ mỉ chế biến món nhộng tằm dân dã, nhớ ký ức, nhớ lời nhắc nhở về cách ăn nhộng tằm an toàn.
Món nhộng tằm khoái khẩu với tôi bao nhiêu, thì chị Mai – đồng nghiệp của tôi sợ bấy nhiêu. 2 năm trước chị Mai mua nhộng ở chợ về, sơ chế sạch sẽ rồi rang lá chanh như thường lệ. Món nhộng thơm phức, béo bùi làm cả nhà hào hứng. Nhưng 30 phút sau bữa ăn chị bắt đầu mẩn đỏ, ngứa khắp người, cảm giác khó thở, huyết áp tụt mạnh... phải đi cấp cứu. Bác sĩ chẩn đoán chị bị sốc phản vệ do dị ứng với protein trong nhộng tằm.
Chị Mai nói đã từng ăn nhộng từ bé, không ngờ lớn lại phát sinh phản ứng. Bác sĩ còn giải thích, đôi khi dị ứng nhộng tằm không xảy ra ngay lần đầu, mà có thể tích tụ và bộc phát bất cứ lúc nào. Từ đó, chị Mai không dám chủ quan khi ăn món nhộng tằm khoái khẩu.

Nhộng tằm rang lá chanh là món ăn dân dã rất khoái khẩu của nhiều người. Ảnh internet
Nhộng tằm nhiều công dụng
Nhộng tằm là giai đoạn phát triển trung gian của con tằm, thường được sử dụng làm thực phẩm phổ biến ở Việt Nam. Nhộng tằm có kích thước nhỏ, màu vàng ươm, lớp vỏ mỏng và hương vị béo ngậy đặc trưng.
Nhộng tằm rất giàu dinh dưỡng, và có rất nhiều công dụng cả trong Tây y và Đông y.
- Nhộng tằm giàu canxi – photpho nên giúp trẻ chống còi xương, hỗ trợ phát triển chiều cao, chắc khỏe xương, phòng suy dinh dưỡng...
- Người lớn tuổi, nhất là người già bị thận yếu, táo bón, tiểu són... ăn nhộng tằm đều đặn, vừa đủ có thể cải thiện sức khỏe tiêu hóa và bài tiết.
- Nhộng tằm giúp giảm đau xương khớp: Canxi và photpho có trong nhộng hỗ trợ tái tạo sụn khớp, giảm viêm, đau nhức – đặc biệt ở người trung niên, cao tuổi.
- Tăng cường sinh lý nam giới: Acid amin arginine trong nhộng là tiền chất giúp sản sinh oxit nitric, hỗ trợ lưu thông máu, tăng cường sinh lực phái mạnh.

Món nhộng tằm xào măng chua rất bắt cơm. Ảnh internet
Nguy cơ dị ứng, ngộ độc từ nhộng tằm
Những lưu ý khi sơ chế nhộng tằm
Dù ngon và bổ dưỡng, nhộng tằm vẫn cần được sử dụng cẩn trọng để tránh bị ngộ độc từ nhộng tằm. Cụ thể:
Mẹo luộc trứng để dễ bóc vỏ, lòng đỏ không bị xámĐỌC NGAY
- Chọn nhộng tươi: màu vàng ươm, thân chắc, đốt liền mạch, không có mùi lạ.
- Tránh mua nhộng đã thâm đen, các đốt trên thân rời chứ không dính chắc vào nhau - do chất đạm đã phân hủy trở thành chất độc gây hại cho cơ thể. Dù trời lạnh cũng chỉ ăn nhộng tằm để tủ lạnh không quá 1 tuần, hoặc trời nóng để nhộng tằm quá 20 ngoài môi trường thì không nên ăn.
- Không ăn nhộng tằm sống, nấu chưa chín (vì phải nấu chín kỹ để diệt vi khuẩn, ký sinh trùng tiềm ẩn).
- Không sơ chế nhộng tằm trước khi chế biến quá lâu kẻo nhộng mất nước, phân hủy protein thành chất độc hại.
- Không ăn nhộng tằm kèm hải sản, vì nhộng + tôm, cua, cá có thể gây phản ứng dị ứng chéo (người bị bệnh gút tuyệt đối không ăn nhộng kèm hải sản vì dễ khiến bệnh tái phát).
- Không ăn quá nhiều nhộng tằm. Mỗi tháng chỉ ăn 2–3 lần.
- Cho trẻ nhỏ ăn nhộng tằm cần cho ăn ít lần đầu rồi quan sát phản ứng trước khi tăng lượng.

Nhộng tằm rang ăn với các món canh mùa hè rất hợp khẩu vị. Ảnh internet
Cách sơ chế nhộng tằm
- Ngâm nhộng trong nước muối pha loãng khoảng 5 phút, sau đó rửa nhẹ nhiều lần dưới vòi nước sạch. Lưu ý rửa sạch nhẹ tay, không chà bóp vì nhộng mềm, dễ vỡ ruột làm mất mùi vị và nhanh hỏng.
50+ món ngon dễ nấu khiến bạn chỉ muốn về nhà ăn cơm: Đơn giản mà nấu phát là hết veo!ĐỌC NGAY
- Luộc sơ nhộng tằm trước khi rang hoặc xào: Đun sôi nhộng với nước trong 5–7 phút để loại bỏ ký sinh trùng, vi khuẩn và giúp nhộng săn chắc, dễ chế biến. Có thể luộc với chút muối cho nhộng đậm đà hơn.
- Không ướp quá lâu: Sau khi luộc, để nhộng ráo nước, ướp cùng gia vị khoảng 10–15 phút. Không ướp lâu hơn vì khiến nhộng bị "chín ngầm", chảy nước, nhanh ôi (nếu chưa chế biến ngay).
- Khi rang, hoặc xào: Nên phi thơm hành/tỏi trước, rồi đổ nhộng tằm vào đảo nhanh tay trên lửa vừa (vì nhộng nhanh chín, dễ cháy, nát).
- Nhộng đã có sẵn vị đậm nên không nên nêm quá mặn. Ăn ngay sau khi chế biến, không để ngoài môi trường lâu, cũng không để qua đêm (vì nhộng chế biến dễ bị phân huỷ protein, tạo chất độc).
- Bảo quản nhộng phải đựng kín, cất trong tủ lạnh dưới 5°C. Nhưng cũng chỉ nên ăn trong vòng 12 giờ để an toàn thực phẩm.
- Sau khi ăn nhộng tằm nếu xuất hiện triệu chứng lạ thì hãy đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.
Gợi ý món ngon từ nhộng tằm
Nhộng rang lá chanh
Rửa sạch nhộng, ngâm nước muối loãng, ướp gia vị. Phi hành thơm, rang nhộng đến khi săn vàng, rắc lá chanh thái nhỏ, đảo đều là xong. Món ăn truyền thống, hương vị thơm nức mũi.
Nhộng chiên xù
Tẩm nhộng với trứng, bột cà ri, lăn bột chiên xù rồi chiên giòn. Ăn kèm cải xanh hoặc sốt cà chua, vừa giòn vừa lạ miệng.
Nhộng xào măng chua
Xào nhộng với tỏi, rồi thêm măng chua vào đảo đều. Nêm nước mắm, thêm ngò gai, ớt sừng. Vị béo hòa quyện với vị chua thanh, rất bắt cơm.

GĐXH - Vị trí đặt cây xương rồng bánh sinh nhật trong nhà đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy tối đa tác dụng phong thủy. Dưới đây là một số gợi ý vị trí để đặt cây xương rồng bánh sinh nhật, giúp gia chủ đón nhận may mắn và tài lộc.

GĐXH - Lá mơ không chỉ là một loại rau gia vị mà còn có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Nếu bạn yêu thích ẩm thực truyền thống hoặc muốn thử những món ăn mới lạ, hãy thêm lá mơ vào thực đơn hàng ngày để trải nghiệm sự phong phú của nền ẩm thực Việt Nam.