Ngô là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, là nguồn cung cấp dồi dào vitamin C, B1, B9, magie, kali rất tốt cho sức khỏe. Chúng ta có thể chế biến nhiều món từ ngô, nhưng món phổ biến và được mọi người ưa chuộng nhất là ngô luộc. Bạn có bao giờ thắc mắc rằng món ngô mình tự luộc không bao giờ ngọt, dẻo như ngoài hàng không? Bí quyết nằm ở một loại gia vị quen thuộc nhưng ít người nghĩ tới việc sử dụng cho món ăn này.

Luộc ngô nhớ cho chút bột này, ngô sẽ dẻo và ngon hơn

Loại gia vị được nói đến chính là baking soda, còn gọi là muối nở. Liều lượng cần dùng là nửa thìa cho một nồi nước luộc ngô. Ngoài ra, bạn cũng cần cho thêm chút muối ăn (khoảng 1 thìa nhỏ) để món ngô luộc được đậm đà.

soda-16171780-1719622135313-1719622135464700660849.jpg

Luộc ngô nhớ cho chút bột này, ngô sẽ ngọt và dẻo thơm đặc biệt

Bạn đậy vung lại và đun sôi với lửa lớn. Muối có tác dụng làm tăng vị ngọt của ngô, còn baking soda sẽ giúp cho hạt ngô mềm mà vẫn giữ được độ dẻo; luộc ngô nhớ cho chút bột này, ngô sẽ rất ngon

Khi nước sôi, bạn giảm lửa xuống mức vừa và đun tiếp trong 15 - 20 phút. Trong quá trình này, vị ngọt của ngô sẽ dần được giải phóng, hòa quyện hoàn toàn với muối và baking soda trong nước tạo thành hương thơm đặc trưng.

Những lưu ý để có món ngô luộc ngon

Ngoài việc thêm baking soda và muối, bí quyết luộc ngô ngon còn bao gồm những mẹo hay sau đây.

Chọn ngô mới

cach-luoc-ngo-8-11150711-1719622136185-17196221362681516953379.jpg

Nên chọn các bắp ngô có lớp vỏ tươi. (Ảnh Sohu)

Ngô tươi là chìa khóa để tạo nên những bắp ngô thơm ngon. Những bắp ngô bày bán sẵn trong siêu thị thường được đóng gói kín và có thời gian bảo quản khá lâu nên mất dần hương vị. Vì thế, bạn nên chọn ngô ở các chợ, khi mua nên kiểm tra độ tươi bằng cách nhẹ nhàng bóc lớp vỏ. Chỉ cần nhìn các hạt ngô căng mọng, lớp áo và râu ngô còn tươi mới là có thể yên tâm về chất lượng của bắp ngô

Làm sạch đúng cách

cach-luoc-ngo-2-11150927-1719622136887-1719622137049563675996.jpg

Ngô mua về nên được làm sạch với 2-3 lần nước. (Ảnh Sohu)

Khi mua ngô về, trước tiên bạn hãy bóc vỏ nhưng lưu ý để lại khoảng ba lớp bên trong cùng. Những lớp vỏ này sẽ bảo vệ hạt ngô, ngăn ngừa mất dinh dưỡng trong quá trình nấu, giữ vị ngọt của ngô. Tiếp theo, bạn nên loại bỏ râu ngô vì bộ phận này có thể chứa nhiều tạp chất, vi khuẩn. Rửa lại với 2-3 lần nước để đảm bảo bắp ngô sạch sẽ.

Luộc ngô bằng nước lạnh

cach-luoc-ngo-3-11150958-1719622137564-17196221376721591985261.jpg

Luộc ngô trong nước lạnh giúp ngô ngon, dẻo hơn. (Ảnh Sohu)

Bí quyết luộc ngô ngon là không cho nước sôi vào luộc. Sau khi làm sạch, bạn xếp ngô vào nồi, đổ ngập nước lạnh, sao cho mặt nước cao hơn ngô từ 2-3 cm. Việc luộc ngô bằng nước lạnh giúp nhiệt của nước từ từ thẩm thấu vào ngô, giúp hạt ngô chín mềm và giữ được chất dinh dưỡng. Nếu bạn dùng nước nóng, ngô sẽ bị tiếp xúc với nhiệt độ cao một cách đột ngột, bên ngoài chín nhưng bên trong còn sống, ảnh hưởng tới độ dẻo và mùi vị của bắp ngô.

cach-luoc-ngo-9-11150980-1719622138168-17196221382831312154765.jpg

Sau khi tắt bếp, nên ngâm ngô thêm trong nước nóng. (Ảnh Sohu)

Sau khi nấu xong, bạn đừng vội lấy ngô ra mà hãy để trong nồi khoảng 10 phút. Điều này giúp cho hương thơm và vị ngọt của ngô trở nên đậm đà hơn. Cuối cùng, bạn vớt ngô ra, để nguội một chút là có thể thưởng thức.

Cách chế biến đối với từng loại ngô

Trên thị trường hiện có rất nhiều loại ngô. Tùy theo mục đích và cách chế biến, bạn nên chọn loại ngô phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý khi chọn ngô.

cach-luoc-ngo-1-11150754-1719622138852-17196221389571604830093.jpg

Hiện nay có rất nhiều giống ngô trên thị trường. (Ảnh Sohu)

Ngô vàng (ngô ngọt)

Loại ngô này thường có hàm lượng đường cao và vị ngọt rõ rệt, thích hợp để luộc, làm đồ uống hoặc salad vì có độ ngọt cao. Ngô ngọt rất giàu carotene, riboflavin và zeaxanthin tốt cho thị lực.

Ngô nếp trắng

Loại ngô này có hàm lượng tinh bột cao, kết cấu mềm và dẻo nên thích hợp để luộc, làm xôi, chè hoặc bánh ngọt. Ngô nếp trắng có hàm lượng protein cao, tạo cảm giác no nhanh nên thích hợp cho người muốn giảm cân.

Ngô nếp đen

Ngô nếp đen chứa melanin và anthocyanin có tác dụng chống oxy hóa và chống lão hóa. Loại ngô này có hàm lượng protein và tinh bột cao và giá trị dinh dưỡng cao, có thể luộc hoặc dùng làm xôi, sữa ngô.

Ngô nếp hoa

Ngô nếp hoa là loại ngô có hạt màu trắng xen tím. Nó có vị và hàm lượng dinh dưỡng tương tự ngô nếp trắng nên cách chế biến cũng giống như vậy.

ca-bien-dong-lanh-1-1718335437117519548544.jpgBà nội trợ cần biết: Cách chọn cá nục tươi và cá biển đông lạnh ngon ‘bách phát bách trúng’

GĐX - Làm thế nào để nhận biết cá nục tươi ngon và các loại cá biển đông lạnh nói chung không chứa hóa chất? Các bà nội trợ hãy tham khảo những mẹo chọn được cho là chính xác dưới đây.

photo-1719653068849-17196530703811759317966-0-26-450-746-crop-1719653651097411994134.jpegMón ăn là bí quyết sống thọ và ngừa ung thư của người Nhật bán đầy chợ Việt

GĐXH - Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí y khoa journal Public Health Nutrition cho biết, đã tìm thấy bằng chứng cho thấy ăn cá nhỏ - cả xương, có thể làm giảm nguy cơ tử vong sớm và tử vong do ung thư, giúp kéo dài tuổi thọ.

photo-1719670611048-17196706112921612643499-1099-167-1878-1413-crop-17196718520001231005046.jpegNhững mâm cơm đủ chất chỉ 50k của mẹ đảm Hà Nội, năm 2024 'sống thành phố tiêu như ở quê' là đây chứ đâu!

GĐXH – Facebooker ‘Hoa Dành Dành’ vừa đăng tải một số mâm cơm gia đình đủ chất mà giá rẻ bất ngờ, tưởng như không có ở cái chốn thành phố vốn cái gì cũng đắt hơn sống ở quê. Chia sẻ về mâm cơm gia đình 50k của chị nhận được nhiều tán thưởng từ cư dân mạng.

thit-luon-ngon-17191548513811432404686-74-82-398-600-crop-17191550354731161028681.jpg4 món đặc sản xứ Nghệ ngon quên sầu từ lươn

GĐXH - Lươn có giá trị thực phẩm cao, được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như cháo lươn, miến lươn, lẩu lươn, súp lươn, lươn nướng… nhưng ở đặc sản xứ Nghệ nổi tiếng có các món lươn om chuối đậu, lươn xào cà, lươn xào sả ớt và cháo lươn.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022