Nhắc đến những món ăn quen thuộc của mâm cơm Việt, không thể bỏ qua cái tên thịt gà luộc. Thịt gà luộc không chỉ xuất hiện trong mâm cơm hàng ngày mà còn thường thấy trong những dịp quan trọng, những mâm cỗ cúng ngày giỗ, Tết. Việc chế biến món gà luộc cũng được đánh giá là đơn giản, tuy nhiên có một thứ được khuyên rằng sau khi luộc gà xong, đừng lãng phí mà bỏ đi.
Đó chính là nước luộc gà. Nhiều người không hề biết rằng nước luộc gà có thể áp dụng vào chế biến thành nhiều món ngon khác. Ví dụ như món đặc sản nổi tiếng của người miền Trung nói chung hay một số địa phương như Quảng Nam, Phú Yên nói riêng. Đó là dùng nước luộc gà để nấu cơm.
Ảnh minh họa.
Diễn viên Phương Oanh mới đây nhất cũng đã áp dụng cách làm này để thực hiện món cơm gà Singapore, khiến nhiều người xem phải trầm trồ. Cô chia sẻ, thực hiện cách làm này sẽ giúp cơm có màu vàng nhẹ, vị dẻo thơm, ngon ngọt, ăn “rất tốn cơm”.
Dùng nước luộc gà nấu cơm như thế nào?
Như đã nói ở trên, nước luộc gà không chỉ mang màu vàng, giúp phần cơm sau khi nấu xong được đẹp mắt hơn, mà còn mang vị béo ngậy được tiết ra từ chính phần thịt gà. Từ đó cơm sau khi được nấu với nước luộc gà sẽ có vị ngọt, đậm đà, dậy mùi thơm.
Thực tế, cách nấu cơm với nước luộc gà tương tự như cách nấu với nước thông thường. Thay vì dùng nước lọc không, sau khi luộc gà, người dùng giữ lại toàn bộ phần nước, sau đó sử dụng lượng vừa đủ với lượng gạo được nấu.
Ảnh Do Phuong Oanh.
Theo những người có kinh nghiệm chia sẻ lại, có thể dùng từ 2-3 cốc/chén nước luộc gà, mỗi chén bằng bát ăn cơm là được. Sau khi cho nước luộc gà vào cùng gạo, người dùng nấu chín như bình thường bằng nồi cơm điện. Thành quả đạt được sẽ là mẻ cơm màu vàng ruộm đẹp mắt, hương vị đậm đà, có hương thơm.
Làm cơm gà đặc sản đơn giản tại nhà
Món cơm gà đặc sản vốn không quá khó thực hiện như nhiều người nghĩ. Trên các chuyên trang hướng dẫn về nấu ăn, nó được đánh giá ở mức độ dễ, với thời gian chuẩn bị 20 phút và thời gian chế biến chỉ khoảng 45 phút.
Dưới đây là gợi ý công thức thực hiện mà mọi người ai cũng có thể làm theo, mang tới bữa ăn ngon, bổ dưỡng cho các thành viên trong gia đình.
Nguyên liệu:
- Bên cạnh thịt gà và gạo là những nguyên liệu chính, người dùng chuẩn bị thêm các loại gia vị như hành tây, sả, tỏi, hành tím, ớt hiểm, chanh, nước mắm, bột nghệ, bột nêm, đường, muối hay các loại rau ăn kèm như rau răm...
Ảnh minh hhọa
Cách thực hiện:
- Đầu tiên người dùng cần thực hiện luộc gà. Nếu không ăn hết cả con, nên chọn phần đùi để có phần thịt mềm, mọng nước, khi ăn cùng cơm sẽ không bị khô.
- Trước khi luộc, người dùng cần làm sạch gà với muối, chà muối quanh miếng gà rồi ngâm khoảng 5 phút, sau đó rửa lại với nước sạch. Loại nước ngâm gà có thể là nước muối hòa với giấm, hoặc nước muối hòa với nước cốt chanh. Gà từ đó sẽ được sạch, không có mùi hôi mà vẫn giữ nguyên được hương vị.
- Tiếp đến, người dùng ướp gà để có màu đẹp mắt. Đem bột nghệ trộn với bột nêm rồi thoa đều toàn bộ lên khắp thân gà. Có thể vỗ nhẹ hay còn gọi là "mát-xa" để gia vị thấm đều hơn. Thời gian ướp gà có thể kéo dài từ 15-20 phút.
Ảnh minh họa.
- Cuối cùng là mang gà đi luộc cho chín, sau khi luộc xong cho gà ra một bát nước đá hoặc đổ trực tiếp nước đá lên mình gà. Như vậy da gà sẽ giữ được độ óng và giòn.
- Để trình bày món ăn đẹp mắt, người dùng bày gà cùng bát cơm, cùng các loại rau, gia vị như hành tây, hành tím, ớt lên đĩa. Các loại này có thể được đem nướng sơ trước hoặc trộn với các loại sốt đó để dậy mùi, dậy vị hơn
- Rau răm bày lên cuối cùng trên thịt gà và cơm. Miếng thịt gà tùy theo sở thích mà có thể chặt thành miếng hoặc xé nhỏ.
Ảnh minh họa.
Vậy là đã hoàn thành món cơm gà nóng hổi, thơm ngon lại có ngoại hình đẹp mắt cho cả gia đình.
Chúc các bạn thành công!
GĐXH - Giá đỗ là loại thực phẩm có tính thanh mát, giải nhiệt và giàu khoáng chất, giàu xơ, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, giá đỗ cũng là loại rau dễ nhiễm độc và gây tác hại với một số đối tượng người dùng.
GĐXH - Trà bạc hà, trà gừng, chuối chín... có tác dụng bù nước, dễ tiêu hóa, giúp giảm đau dạ dày.