Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa của xương khiến xương giảm mật độ và chất lượng dẫn đến xương giòn hơn, mỏng hơn, xốp, dễ tổn thương và dễ bị gãy cho dù chỉ bị chấn thương nhẹ.

Chế độ ăn uống giúp xương chắc khỏe bao gồm các loại thực phẩm chứa nhiều canxi giúp tạo xương và vitamin D. Vitamin D được biết là giúp xương chắc khỏe và cũng ngăn ngừa bệnh loãng xương.

1703041234-canxi-cho-ba-bau-7443-width645height462-1729242864830743233315.jpg

Khi chúng ta già đi, mật độ xương của cơ thể bắt đầu giảm và điều này là không thể tránh khỏi. Thay đổi chế độ ăn uống của một người và bắt đầu bao gồm tất cả các loại thực phẩm giàu caxi và vitamin D. 

Bên cạnh việc chú ý đến ăn gì để xương chắc khỏe hơn, chúng ta cũng nên lưu ý những thực phẩm có thể khiến xương yếu đi.

Cà phê

Cà phê là loại đồ uống yêu thích của nhiều người. Nó mang lại sự tỉnh táo nhờ chứa caffein. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều cà phê có thể gây ảnh hưởng đến canxi trong cơ thể.

cac-loai-ca-phe-o-viet-nam-8-17292429171651271952422.jpg

Nguyên nhân là do chất caffein có khả năng kích thích, làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi ở ruột cũng như làm tăng tốc độ bài tiết canxi của cơ thể. Do đó, bạn chỉ nên tiêu thụ cà phê với một lượng vừa phải.

Thịt bò

Thịt bò có chứa nhiều sắt, protein, lipid… tốt cho sức khỏe của con người. Nhưng nếu ăn nhiều thịt bò sẽ khiến cho quá trình hấp thu dinh dưỡng canxi trong cơ thể bị cản trở. 

2-1200x676-8-17292429550021786096864.jpg

Nguyên nhân để tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong thịt bò cơ thể của con người cần mất đi một lượng canxi lớn được đào thải qua nước tiểu. Chính vì vậy, nếu ăn nhiều canxi sẽ dễ rơi vào tình trạng thấp lùn, còi xương.

Rượu

Tiêu thụ nhiều rượu được chứng minh là có thể làm giảm mật độ xương, giảm sự hình thành xương mới làm tăng tỷ lệ gãy xương, giảm tỷ lệ bình phục sau gãy xương. 

Để giữ cho xương chắc khỏe, bạn chỉ nên tiêu thụ rượu với lượng vừa phải, tức là uống không quá 1 ly/ngày với phụ nữ và không quá 2 ly/ngày với nam giới.

Thực phẩm nhiều muối

Các món như dưa chua, giăm bông, mì gói... tuy hấp dẫn nhưng lại không phải là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Chúng có chứa hàm lượng natri lớn hơn nhu cầu của cơ thể. 

diem-ten-10-thuc-pham-co-ham-luong-muoi-lon-ma-tre-nen-tranh-xa-202203042202160301-17292429896611071769500.jpg

Natri chính là thủ phạm làm thiếu hụt canxi trong xương. Ăn mặn trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ loãng xương. 

Nghiên cứu cho thấy cứ 1000mg natri được cơ thể chuyển hóa thì có 26mg canxi sẽ được bài tiết cùng lúc. 

Như vậy, việc tiêu thụ nhiều natri sẽ làm đẩy nhanh quá trình mất canxi của cơ thể. Một người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ 5 gram muối/ngày (theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới).

Thực phẩm chứa nhiều chất béo

Sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo có thể dẫn tới một số vấn đề sức khỏe, trong đó có việc cản trở sự hấp thụ canxi của cơ thể cũng như đẩy nhanh quá trình mất canxi. Về lâu dài, nó sẽ dẫn tới việc loãng xương và các tác động tiêu cực khác đối với sức khỏe của xương.

Nước ngọt

Các loại nước ngọt có thể mang lại cảm giác sảng khoái, giải khát nhưng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. 

images-2-17292430185191077747678.jpg

Uống nhiều nước ngọt có gas được chứng minh là có liên quan đến việc giảm mật độ xương và tăng nguy cơ gãy xương.

Các loại thực phẩm giàu axit folic

Các thực phẩm giàu axit folic cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc hấp thu canxi của cơ thể. Axit folic kết hợp với canxi trong cơ thể tạo thành kết tủa không hòa tan hoặc tạo thành muối canxi dạng rắn. Điều này khiến cơ thể không thể hấp thu canxi và về lâu dài sẽ dẫn đến thiếu hụt canxi.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022