Bánh ngải là đặc sản nổi tiếng ở tỉnh Lạng Sơn. Nguồn gốc của loại bánh này xuất phát từ các tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng... Khi đến Lạng Sơn, chỉ cần ghé thăm các phiên chợ quê, bạn sẽ được thưởng thức món bánh ngải cứu dẻo thơm nổi tiếng. Ai từng ăn một lần sẽ không thể quên mùi vị của loại bánh dân dã này.
Ảnh: Internet
Nguyên liệu để làm bánh ngải thường có lá ngải cứu, nếp và vừng. Bánh ngải khá kén gạo, muốn bánh thơm và dẻo phải chọn loại nếp không được lẫn gạo tẻ. Lá ngải cứu phải chọn loại lá non và tươi.
Lá ngải sẽ được rửa sạch, sau đó đem nấu với nước tro cho nhừ. Sau khi lá đã nhừ, người ta sẽ đổ lá ngải ra, rửa nhiều lần cho sạch nước tro, nhặt bỏ xơ và vắt ráo nước rồi nắm lại thành từng nắm nhỏ vừa lòng bàn tay. Sau cùng đem các nằm đem đi giã nhuyễn.
Ảnh: Internet
Tiếp đến là quy trình làm gạo. Gạo được vo sạch và ngâm nước ấm khoảng 6-8 tiếng, sau đó vớt ra để ráo nước rồi đem đi đồ chín thành xôi. Khi xôi đồ chín sẽ đem đi giã đều cùng lá ngải đã được giã nhuyễn từ trước. Xôi thường được giã liền để đảm bảo độ mềm, mịn và dẻo.
Ảnh: Internet
Nhân bánh thường được làm từ vừng đen rang chín, đem giã nhỏ rồi trộn với đường phên chảy. Hỗn hợp trên cuối cùng sẽ được múc ra mâm rồi đem nặn thành bánh.
Ảnh: Internet
Bánh có màu xanh lá bắt mắt, có mùi thơm, dẻo của gạo nếp, vị của lá ngải, vị ngọt của đường và mùi thơm lừng của hạt vừng hòa quyện vào nhau. Bánh ngải thuộc món bánh chay, tuy được làm từ gạo nếp nhưng rất dễ ăn, mát, không ngấy.
GĐXH - Bí quyết ăn uống của hoa hậu Đặng Thu Thảo đơn giản, chị em ai cũng có thể theo được!
GĐXH - Mới đây Ngọc Trinh "gây sốt" khi khoe đường cong táo bạo trong một lần dạo chơi, chụp ảnh trên bãi biển Hồ Tràm, Nam Du. Bí mật từ thân hình tuyệt mỹ của người đẹp cũng được hé lộ.