Ga Hongyancun tại thành phố Trùng Khánh, miền nam Trung Quốc, nằm trên line tàu điện ngầm Trùng Khánh số 5 và 9, giữa đại lộ Jingwei và đường Shabin, thuộc quận Yuzhong. Nhà ga này nằm ở độ sâu 116 mét dưới lòng đất, tương đương tòa nhà 40 tầng và được công nhận là ga tàu điện ngầm sâu nhất thế giới. Trước khi ga Hongyancun được khánh thành, danh hiệu ga tàu điện ngầm sâu nhất thế giới đã thuộc về ga Arsenalna của tuyến Metro Kyiv, Ukraine.

Hành khách phải mất 53 giây để đến sân ga Hongyancun bằng thang máy và khoảng 10 phút nếu đi bằng thang cuốn (8 phút di chuyển bằng thang cuốn và khoảng hai phút đi bộ tới sân đỗ tàu). Còn nếu đi bằng thang bộ, thời gian lên tới 38 phút. Người dân Trùng Khánh ví trải nghiệm này giống như đang leo núi mỗi ngày.

screen-shot-2024-06-07-at-16-5-1163-4729-1717754373.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=15iA7Q2err-xlQXdq_vXdQ

Phía ngoài ga Hongyancun.

Thậm chí, hành khách còn thường xuyên cảm thấy ù tai khi đi xuống sân ga bằng thang máy do sự chênh lệch áp suất không khí của khoảng cách hơn 100 mét. Thông thường, con người chỉ có cảm giác này khi cất cánh hoặc hạ cánh trên máy bay hoặc lái xe lên núi cao. Hầu hết các ga tàu điện ngầm đều không gây ra cảm giác này do không đủ chênh lệch độ cao.

Ga Hongyancun được hoàn thành vào năm 2022, sau 400 ngày thi công liên tục. Làng Hongyan nằm ở bờ nam sông Gia Lăng Giang ngoại ô Trùng Khánh. Ga nằm trên đỉnh một trong nhiều ngọn núi tại đây, vì vậy các công nhân phải đào rất sâu để kết nối nhà ga mới với các tuyến tàu điện ngầm của thành phố.

Do độ câu choáng ngợp, ga Hongyancun nhanh chóng trở thành một điểm thu hút khách du lịch ở Trùng Khánh. Nhiều du khách muốn tự mình trải nghiệm cảm giác đi xuống cuối ga bằng 8 lần thang cuốn, dù có thể phải trải qua cảm giác ù hoặc nhức tai.

Hongyancun-deepest-station-jpe-1537-8952-1717762473.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Pk7E_0vjGDFLlwcQFkyvDg

Du khách phải đi 8 lần thang cuốn trong thời gian 8 phút mới có thể xuống đến sân đỗ.

Trùng Khánh nổi tiếng với cảnh quan đồi núi, những con đường quanh co lên xuống và các con dốc chằng chịt. Hệ thống đường sá ở đô thị này được đánh giá là phức tạp nhất ở Trung Quốc. Ngay cả người dân địa phương cũng thường xuyên bị lạc bởi các tuyến đường bộ, đường sắt, tàu điện ngầm đan xen nhiều tầng lớp.

Du khách đến Trùng Khánh lần đầu có thể đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Bạn vừa bước vào tòa nhà chọc trời bằng kính hiện đại cạnh dãy nhà cổ bên bờ sông, bấm thang máy xuống tầng dưới lại như ra một thế giới khác với những quán ăn lâu đời từ hàng chục năm trước trong khu phố cổ. Chính vì thế, Trùng Khánh sở hữu nhiều "biệt danh" như: thành phố trên núi, thành phố chồng thành phố, thành phố ma thuật hay thành phố dựng đứng.

ga-tau-dien-ngam-sau-116-met-di-vao-long-dat-1717755130.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=SG_oxrS2UBS9ks6x2ws17A
Ga tàu điện ngầm sâu 116 mét 'đi vào lòng đất'

Trải nghiệm đi thang máy xuống sân đỗ của hành khách. Video: Youtube @LilyTravel1993

Kết cấu xây dựng dọc triền núi, được gọi là xây theo chiều thẳng đứng, không chỉ tòa nhà mà cả khu phố chồng lên nhau. Chính điều này thách thức các tài xế lẫn thiết bị định vị (GPS) bởi bên dưới con đường này có thể là một hoặc nhiều đường nằm chồng chéo, làm người đi bối rối.

Các công trình giao thông ở Trùng Khánh cũng trở thành điểm check in thú vị như ga Liziba, quận Yuzhong với đoàn tàu điện "đi xuyên qua" tòa nhà 19 tầng.

Hà Nguyên (Theo Oddity Central)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022