Cái tên Cửu Long thành trại (Kowloon Walled City) xuất hiện trong nhiều phim Hong Kong. Truyền hình TVB từng có phim 'Anh hùng thành trại', điện ảnh có các phim 'Cửu Long thành trại: Vây thành' (đang chiếu rạp tại Việt Nam), 'Trùm Hương Cảng'... Mặc dù đây là địa danh có thật, các bối cảnh Cửu Long thành trại trên màn ảnh đều là sản phẩm phục dựng trong phim trường, bởi khu vực này đã bị xóa số từ lâu. Ảnh: HK01
Cái tên Cửu Long thành trại (Kowloon Walled City) xuất hiện trong nhiều phim Hong Kong. Truyền hình TVB từng có phim 'Anh hùng thành trại', điện ảnh có các phim 'Cửu Long thành trại: Vây thành' (đang chiếu rạp tại Việt Nam), 'Trùm Hương Cảng'... Mặc dù đây là địa danh có thật, các bối cảnh Cửu Long thành trại trên màn ảnh đều là sản phẩm phục dựng trong phim trường, bởi khu vực này đã bị xóa số từ lâu. Ảnh: HK01
Cửu Long thành trại (gọi tắt là thành trại) nằm ở khu Cửu Long thành trên đảo Cửu Long. Thời nhà Thanh, khu đất rộng 70 mẫu Anh (khoảng 47.000 m2) vốn là khu vực quân sự của triều đình. Thời kỳ Hong Kong là thuộc địa của Anh, khu vực này từng bị Nhật chiếm đóng, sau đó trở thành đất tranh chấp giữa chính phủ Trung Quốc và Anh, rồi dần biến thành vùng đất vô chính phủ, vô pháp luật. Hai chữ 'thành trại' ngụ ý nó như một thành phố thu nhỏ trong lòng xứ cảng. Ảnh: HK01
Cửu Long thành trại (gọi tắt là thành trại) nằm ở khu Cửu Long thành trên đảo Cửu Long. Thời nhà Thanh, khu đất rộng 70 mẫu Anh (khoảng 47.000 m2) vốn là khu vực quân sự của triều đình. Thời kỳ Hong Kong là thuộc địa của Anh, khu vực này từng bị Nhật chiếm đóng, sau đó trở thành đất tranh chấp giữa chính phủ Trung Quốc và Anh, rồi dần biến thành vùng đất vô chính phủ, vô pháp luật. Hai chữ 'thành trại' ngụ ý nó như một thành phố thu nhỏ trong lòng xứ cảng. Ảnh: HK01
Trái với sự phát triển ngày càng rực rỡ của Hong Kong, Cửu Long thành trại như khu vực bị bỏ quên, đường sá xuống cấp, nhà cửa xập xệ, môi trường ô nhiễm. Ảnh: HK01
Trái với sự phát triển ngày càng rực rỡ của Hong Kong, Cửu Long thành trại như khu vực bị bỏ quên, đường sá xuống cấp, nhà cửa xập xệ, môi trường ô nhiễm. Ảnh: HK01
Trong nhiều thập kỷ, nơi đây được mệnh danh là khu vực 'ba không quản': chính phủ Hong Kong không dám quản, chính phủ Anh không muốn quản, chính phủ Trung Quốc muốn nhưng không thể quản.
Xã hội đen lũng đoạn biến thành trại trở thành hang ổ của mại dâm, thuốc phiện, cờ bạc; nơi hoạt động của các bác sĩ hành nghề chui vì không được chính quyền cấp giấy phép. Ảnh: HK01
Trong nhiều thập kỷ, nơi đây được mệnh danh là khu vực 'ba không quản': chính phủ Hong Kong không dám quản, chính phủ Anh không muốn quản, chính phủ Trung Quốc muốn nhưng không thể quản.
Xã hội đen lũng đoạn biến thành trại trở thành hang ổ của mại dâm, thuốc phiện, cờ bạc; nơi hoạt động của các bác sĩ hành nghề chui vì không được chính quyền cấp giấy phép. Ảnh: HK01
Bài viết trên 'Kowloon City in Transformation' chỉ ra theo ghi chép của cảnh sát, đầu thập niên 1950, thành trại có 154 ổ thuốc phiện, 7 sòng bài, 15 tiệm thịt chó, 11 nhà thổ, một rạp hát sức chứa 300 người.
Rạp hát sáng đèn mỗi ngày chỉ để trình diễn múa thoát y. Từ 5h chiều đến nửa đêm, mỗi tiếng một suất diễn. Xem xong, khán giả thường được gợi ý chi thêm tiền chơi cờ bạc, hút thuốc phiện, ăn thịt chó. Ảnh: HK01
Bài viết trên 'Kowloon City in Transformation' chỉ ra theo ghi chép của cảnh sát, đầu thập niên 1950, thành trại có 154 ổ thuốc phiện, 7 sòng bài, 15 tiệm thịt chó, 11 nhà thổ, một rạp hát sức chứa 300 người.
Rạp hát sáng đèn mỗi ngày chỉ để trình diễn múa thoát y. Từ 5h chiều đến nửa đêm, mỗi tiếng một suất diễn. Xem xong, khán giả thường được gợi ý chi thêm tiền chơi cờ bạc, hút thuốc phiện, ăn thịt chó. Ảnh: HK01
Trang Arch Daily bình luận: 'Ban công lồng sắt nối với một mê cung hành lang ẩm ướt, tối tăm. Các khu vực khác của Hong Kong đang phát triển một cách có trật tự với tốc độ cần thiết, dường như không liên quan gì cuộc bao vây của tội ác và bi thảm này'. Ảnh: HK01
Trang Arch Daily bình luận: 'Ban công lồng sắt nối với một mê cung hành lang ẩm ướt, tối tăm. Các khu vực khác của Hong Kong đang phát triển một cách có trật tự với tốc độ cần thiết, dường như không liên quan gì cuộc bao vây của tội ác và bi thảm này'. Ảnh: HK01
Cửu Long thành trại là nơi cư ngụ của tầng lớp lao động nghèo. Dân tị nạn từ Trung Quốc hay những người phá sản, tội phạm bỏ trốn cũng chọn nơi này làm điểm trú thân.
Qua năm tháng, thành trại ngày càng đất chật người đông. Giai đoạn đỉnh điểm, ước tính 16.500 người sống trên một hecta, biến nơi đây trở thành khu vực mật độ dân số cao nhất thế giới (theo Arch Daily). Ảnh: HK01
Cửu Long thành trại là nơi cư ngụ của tầng lớp lao động nghèo. Dân tị nạn từ Trung Quốc hay những người phá sản, tội phạm bỏ trốn cũng chọn nơi này làm điểm trú thân.
Qua năm tháng, thành trại ngày càng đất chật người đông. Giai đoạn đỉnh điểm, ước tính 16.500 người sống trên một hecta, biến nơi đây trở thành khu vực mật độ dân số cao nhất thế giới (theo Arch Daily). Ảnh: HK01
Các căn hộ dạng 'hộp diêm' là nơi sinh sống của gia đình hai, ba thế hệ với đông thành viên. Hàng loạt căn hộ như vậy nối tiếp nhau, lớp này tới lớp khác với kiến trúc được mô tả là hỗn loạn. Ảnh: HK01
Các căn hộ dạng 'hộp diêm' là nơi sinh sống của gia đình hai, ba thế hệ với đông thành viên. Hàng loạt căn hộ như vậy nối tiếp nhau, lớp này tới lớp khác với kiến trúc được mô tả là hỗn loạn. Ảnh: HK01
Một căn hộ được ngăn đôi, phía trước làm cửa hàng tạp hóa, đằng sau là nơi sinh hoạt của gia đình. Ảnh: HK01
Một căn hộ được ngăn đôi, phía trước làm cửa hàng tạp hóa, đằng sau là nơi sinh hoạt của gia đình. Ảnh: HK01
Một em bé mang bàn lên sân thượng để có không gian học hành. Ảnh: HK01
Một em bé mang bàn lên sân thượng để có không gian học hành. Ảnh: HK01
Đám trẻ vui chơi trên sân thượng ngập rác.
Năm 1987, sau khi tuyên bố sẽ phá hủy Cửu Long thành trại, chính phủ Hong Kong tiến hành di dời cư dân tại đây tới các khu vực khác. Trong 5 năm kế tiếp, nhiếp ảnh gia người Canada Greg Girard và kiến trúc sư người Anh Ian Lambot đã có mặt ở Hong Kong, ghi lại những góc khuất đời sống của thành trại, cho tới ngày những người dân cuối cùng chuyển đi. Loạt ảnh này được in trong cuốn sách 'City of Darkness: Life in Kowloon Walled City' (Thành phố của bóng tối: Đời sống trong Cửu Long thành trại). Ảnh: HK01
Đám trẻ vui chơi trên sân thượng ngập rác.
Năm 1987, sau khi tuyên bố sẽ phá hủy Cửu Long thành trại, chính phủ Hong Kong tiến hành di dời cư dân tại đây tới các khu vực khác. Trong 5 năm kế tiếp, nhiếp ảnh gia người Canada Greg Girard và kiến trúc sư người Anh Ian Lambot đã có mặt ở Hong Kong, ghi lại những góc khuất đời sống của thành trại, cho tới ngày những người dân cuối cùng chuyển đi. Loạt ảnh này được in trong cuốn sách 'City of Darkness: Life in Kowloon Walled City' (Thành phố của bóng tối: Đời sống trong Cửu Long thành trại). Ảnh: HK01
Trong những căn nhà lụp xụp và ẩm thấp, người ta mở các cơ sở chế biến, quán ăn bình dân. Ảnh: HK01
Trong những căn nhà lụp xụp và ẩm thấp, người ta mở các cơ sở chế biến, quán ăn bình dân. Ảnh: HK01
Bánh đúc ngọt (bánh đậu đỏ) là một trong những món ăn đường phố nổi bật tại đây, từng được khắc họa trong nhiều phim. Ảnh: HK01
Bánh đúc ngọt (bánh đậu đỏ) là một trong những món ăn đường phố nổi bật tại đây, từng được khắc họa trong nhiều phim. Ảnh: HK01
Một tiệm ăn thiếu ánh sáng. Ảnh: HK01
Một tiệm ăn thiếu ánh sáng. Ảnh: HK01
Một hiệu làm tóc trong thành trại. Ảnh: HK01
Một hiệu làm tóc trong thành trại. Ảnh: HK01
Sân bay cũ của Hong Kong nằm gần Cửu Long thành trại. Mỗi khi chuẩn bị hạ cánh, máy bay gần như áp sát khu vực dân sinh. Đó là lý do trong thập niên 1970-1980, sân bay Hong Kong được xếp vào nhóm sân bay nguy hiểm nhất thế giới. Năm 1998, sân bay được di dời tới khu Xích Lạp Giác như ngày nay.
Sân bay cũ của Hong Kong nằm gần Cửu Long thành trại. Mỗi khi chuẩn bị hạ cánh, máy bay gần như áp sát khu vực dân sinh. Đó là lý do trong thập niên 1970-1980, sân bay Hong Kong được xếp vào nhóm sân bay nguy hiểm nhất thế giới. Năm 1998, sân bay được di dời tới khu Xích Lạp Giác như ngày nay.
Năm 1993, Cửu Long thành trại bắt đầu bị dỡ bỏ. Một năm sau, khu đất này được cải tạo, xây thành công viên Cửu Long thành trại và mở cửa đón khách từ năm 1995. Ảnh: Phong Kiều
Năm 1993, Cửu Long thành trại bắt đầu bị dỡ bỏ. Một năm sau, khu đất này được cải tạo, xây thành công viên Cửu Long thành trại và mở cửa đón khách từ năm 1995. Ảnh: Phong Kiều
Công viên Cửu Long thành trại trong lành, yên tĩnh, kiến trúc giống như phim trường cổ trang, chẳng hề còn chút dấu tích nào của 'thành phố tội ác' năm xưa. Ảnh: Phong Kiều
Công viên Cửu Long thành trại trong lành, yên tĩnh, kiến trúc giống như phim trường cổ trang, chẳng hề còn chút dấu tích nào của 'thành phố tội ác' năm xưa. Ảnh: Phong Kiều
Công viên rộng 31.000 m2, gồm 9 khu vực ngoài trời được xây dựng theo các chủ đề riêng: Nha phủ, Nam môn, Sư Tử viên - Yêu Sơn lâu, Vườn đánh cờ, Đình ngắm sao, Cầu đá Long Tân... Ảnh: Phong Kiều
Công viên rộng 31.000 m2, gồm 9 khu vực ngoài trời được xây dựng theo các chủ đề riêng: Nha phủ, Nam môn, Sư Tử viên - Yêu Sơn lâu, Vườn đánh cờ, Đình ngắm sao, Cầu đá Long Tân... Ảnh: Phong Kiều
Từ 2018, công viên có thêm khu vực triển lãm với một không gian ngoài trời và 6 phòng trưng bày trong nhà. Ảnh: Phong Kiều
Từ 2018, công viên có thêm khu vực triển lãm với một không gian ngoài trời và 6 phòng trưng bày trong nhà. Ảnh: Phong Kiều
Khẩu pháo của triều đình nhà Thanh được trưng bày trước không gian mô phỏng nha môn thời phong kiến. Ảnh: HK01
Khẩu pháo của triều đình nhà Thanh được trưng bày trước không gian mô phỏng nha môn thời phong kiến. Ảnh: HK01
Không gian đình ngắm sao trong công viên. Ảnh: HK01
Không gian đình ngắm sao trong công viên. Ảnh: HK01
Cầu đá Long Tân. Ảnh: HK01
Cầu đá Long Tân. Ảnh: HK01
Công viên Cửu Long thành trại mở cửa mỗi ngày, miễn phí vé vào cổng, là chốn lý tưởng để tản bộ, thư giãn. Ảnh: Phong Kiều
Công viên Cửu Long thành trại mở cửa mỗi ngày, miễn phí vé vào cổng, là chốn lý tưởng để tản bộ, thư giãn. Ảnh: Phong Kiều
Phong Kiều