BeautyPlus-20240527151418064-save-1716801540.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=J2IwrcRw4o8ZRsc0VA6PPg

Chợ Phùng Hưng nằm trên hai con đường Phùng Hưng - Lão Tử ở quận 5, tạo thành khuôn viên chợ hình chữ T. Thập niên 1930, xe hàng tứ phương đổ về chợ Bình Tây và chợ Soái Kình Lâm chọn nơi đây làm bãi đáp, từ đó hình thành khu chợ cóc bán đồ ăn thức uống. Sau này, chợ còn được gọi là chợ Thủ Đô, vì nằm gần rạp hát Thủ Đô.

Chợ Phùng Hưng nằm trên hai con đường Phùng Hưng - Lão Tử ở quận 5, tạo thành khuôn viên chợ hình chữ T. Thập niên 1930, xe hàng tứ phương đổ về chợ Bình Tây và chợ Soái Kình Lâm chọn nơi đây làm bãi đáp, từ đó hình thành khu chợ cóc bán đồ ăn thức uống. Sau này, chợ còn được gọi là chợ Thủ Đô, vì nằm gần rạp hát Thủ Đô.

BeautyPlus-20240527150443975-save-1716801547.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=JmNM3RT0m6FCDUfWtiOMVA

Sáng sớm đến giữa trưa, chợ bày bán thực phẩm tươi sống, đủ đầy rau xanh, các loại thịt và hải sản. Do giá thành cao hơn nhiều nơi, chợ Phùng Hưng được mệnh danh là khu chợ nhà giàu của TP HCM.

Chiều đến, chợ 'thay hình đổi dạng'. Những quầy hàng thịt cá, rau trái được thay thế bằng những dãy hàng ăn giá rẻ bình dân, tấp nập thực khách đến khoảng 22h.

Sáng sớm đến giữa trưa, chợ bày bán thực phẩm tươi sống, đủ đầy rau xanh, các loại thịt và hải sản. Do giá thành cao hơn nhiều nơi, chợ Phùng Hưng được mệnh danh là khu chợ nhà giàu của TP HCM.

Chiều đến, chợ 'thay hình đổi dạng'. Những quầy hàng thịt cá, rau trái được thay thế bằng những dãy hàng ăn giá rẻ bình dân, tấp nập thực khách đến khoảng 22h.

409049597-10224312100731104-8343-1-1716801552.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=RS-lzAWaUcgjwiQkm7cX5g

Cafe Ba Lù đơn thuần là chiếc xe đẩy bày kín các loại nước ngọt, siêu đun cafe, lưới lọc trà; kèm theo vài chiếc bàn nhỏ nằm khiêm tốn trên vỉa hè hay sát lề đường.

Trên song cửa phía sau xe bán hàng, chủ quán treo hình ảnh của những vị khách đặc biệt từng ghé đến, trong đó có hoa hậu H'Hen Niê. Tên Ba Lù vốn là biệt danh của ông chủ đầu tiên, chữ 'lù' là âm đọc của từ cái lò trong tiếng Quảng Đông.

Cafe Ba Lù đơn thuần là chiếc xe đẩy bày kín các loại nước ngọt, siêu đun cafe, lưới lọc trà; kèm theo vài chiếc bàn nhỏ nằm khiêm tốn trên vỉa hè hay sát lề đường.

Trên song cửa phía sau xe bán hàng, chủ quán treo hình ảnh của những vị khách đặc biệt từng ghé đến, trong đó có hoa hậu H'Hen Niê. Tên Ba Lù vốn là biệt danh của ông chủ đầu tiên, chữ 'lù' là âm đọc của từ cái lò trong tiếng Quảng Đông.

20240527151813729-1716801580.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=rJ3sBLbxlvzIxxxFyckgkw

Góc quán nhỏ lúc nào cũng thơm phức mùi hồng trà và hương cafe đậm vị. Hương thơm còn quấn quýt lòng người vào mỗi buổi sáng khi chủ quán rang cafe ngay trên con phố nhỏ. Đặc trưng của Ba Lù là trà sữa với nước trà được lọc qua chiếc lưới lớn, tạo thành món trà sữa vớ da (tất da) truyền thống của người Hong Kong. Anh Hùng, chủ quán, học nghề lúc lên 10 và kế thừa gia nghiệp của cha khi hơn 20 tuổi.

Góc quán nhỏ lúc nào cũng thơm phức mùi hồng trà và hương cafe đậm vị. Hương thơm còn quấn quýt lòng người vào mỗi buổi sáng khi chủ quán rang cafe ngay trên con phố nhỏ. Đặc trưng của Ba Lù là trà sữa với nước trà được lọc qua chiếc lưới lớn, tạo thành món trà sữa vớ da (tất da) truyền thống của người Hong Kong. Anh Hùng, chủ quán, học nghề lúc lên 10 và kế thừa gia nghiệp của cha khi hơn 20 tuổi.

409046885-10224312101851132-5839-1-1716801631.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=sz8Aw26nMVL4C-GDlgwMuA

Với định lượng một phần sữa - 5 phần trà hoặc cafe, các thức uống của Ba Lù đậm vị, cần uống nóng và chậm, thư thả nhấm nháp trọn vẹn từng giọt tinh hoa, cũng là cách tránh bị say trà, say cafe.

Mỗi ly trà sữa, cafe đen và cafe sữa được bán đồng giá 25.000 đồng. Riêng cafe trứng giá 30.000 đồng. Kèm theo đồ uống chính, khách hàng được dùng hồng trà miễn phí để tráng miệng.

Với định lượng một phần sữa - 5 phần trà hoặc cafe, các thức uống của Ba Lù đậm vị, cần uống nóng và chậm, thư thả nhấm nháp trọn vẹn từng giọt tinh hoa, cũng là cách tránh bị say trà, say cafe.

Mỗi ly trà sữa, cafe đen và cafe sữa được bán đồng giá 25.000 đồng. Riêng cafe trứng giá 30.000 đồng. Kèm theo đồ uống chính, khách hàng được dùng hồng trà miễn phí để tráng miệng.

BeautyPlus-20240527151315186-save-1716801667.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=kVOrG7vHo6wJBYfC9lmmQg

Khác với cafe trứng Hà Nội dùng kem trứng đánh bông với đường, sữa bỏ vào cafe, cafe trứng kiểu người Hoa được pha bằng cách đập trứng gà tươi vô ly rồi đổ cafe nóng vào. Thực khách khuấy đều, hòa tan trứng vào cafe và nên uống khi còn nóng để tránh vị tanh.

Khác với cafe trứng Hà Nội dùng kem trứng đánh bông với đường, sữa bỏ vào cafe, cafe trứng kiểu người Hoa được pha bằng cách đập trứng gà tươi vô ly rồi đổ cafe nóng vào. Thực khách khuấy đều, hòa tan trứng vào cafe và nên uống khi còn nóng để tránh vị tanh.

BeautyPlus-20240526235812120-save-1716801767.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=7YQWEw2191Lnf0GysBBnIQ

Một trong những món ngon làm nên thương hiệu cho chợ Phùng Hưng là khổ qua cà ớt - thường được gọi vui là 'khổ qua cà chớn'. Đây là món ăn vặt lâu đời của người Khách Gia (người Hẹ). Ớt đỏ trái to, khổ qua và cà tím được xẻ ruột, nhồi chả cá thác lác rồi đem nấu kèm đậu hũ chiên trong thứ nước lèo thơm mùi tiêu, tê vị ớt. Món ăn đặc biệt 'xoắn lưỡi' vào những ngày trời mưa, se mát.

Một trong những món ngon làm nên thương hiệu cho chợ Phùng Hưng là khổ qua cà ớt - thường được gọi vui là 'khổ qua cà chớn'. Đây là món ăn vặt lâu đời của người Khách Gia (người Hẹ). Ớt đỏ trái to, khổ qua và cà tím được xẻ ruột, nhồi chả cá thác lác rồi đem nấu kèm đậu hũ chiên trong thứ nước lèo thơm mùi tiêu, tê vị ớt. Món ăn đặc biệt 'xoắn lưỡi' vào những ngày trời mưa, se mát.

BeautyPlus-20240527145338229-save-1716801772.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=g4Cp_tU39njyIxkFuf63dA

Vị cay của ớt phần nhiều lan ra nước dùng, nên khi cắn miếng ớt nhồi chả cá, thực khách chỉ còn nghe vị cay hăng nhẹ. Mỗi phần ăn có giá 45.000 đồng. Ngoài ra, quán còn bán nhiều món như phá lấu heo, sườn kho, mỳ cảo, bánh chấu... với giá 40.000 - 50.000 đồng.

Vị cay của ớt phần nhiều lan ra nước dùng, nên khi cắn miếng ớt nhồi chả cá, thực khách chỉ còn nghe vị cay hăng nhẹ. Mỗi phần ăn có giá 45.000 đồng. Ngoài ra, quán còn bán nhiều món như phá lấu heo, sườn kho, mỳ cảo, bánh chấu... với giá 40.000 - 50.000 đồng.

20240527145714126-1716801813.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=_EKzEvGMK1AVnpKiBPwxNQ

Quán khổ qua luôn đắt khách nhất khu chợ. Chủ quán cho biết mỗi ngày, quán tiêu thụ hết một nồi nước lèo khoảng 1.000 lít. 6-7 người thay nhau phục vụ không xuể. Thực khách ngồi kín từ trong nhà ra đến vỉa hẻ.

Quán khổ qua luôn đắt khách nhất khu chợ. Chủ quán cho biết mỗi ngày, quán tiêu thụ hết một nồi nước lèo khoảng 1.000 lít. 6-7 người thay nhau phục vụ không xuể. Thực khách ngồi kín từ trong nhà ra đến vỉa hẻ.

BeautyPlus-20240527150230770-save-1716801872.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=EarZHHnuwf_un9TD0VAqqw

Phía đối diện, nồi tráng bánh cuốn bách hoa nghi ngút khói, mang theo mùi thơm hấp dẫn của bột gạo. Gia chủ đổ một lớp bột mỏng lên tấm vải căng trên nồi, đập quả trứng, cho thêm tôm, thịt bằm, sò điệp rồi hấp chín.

Phía đối diện, nồi tráng bánh cuốn bách hoa nghi ngút khói, mang theo mùi thơm hấp dẫn của bột gạo. Gia chủ đổ một lớp bột mỏng lên tấm vải căng trên nồi, đập quả trứng, cho thêm tôm, thịt bằm, sò điệp rồi hấp chín.

BeautyPlus-20240527150138281-save-1716801909.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=IVzcU0VP9miwQN0sPCnvtQ

Vỏ bánh cuốn bách hoa màu trắng đục, dẻo mịn, dày hơn vỏ bánh cuốn Việt Nam. Mỗi phần bánh cuốn ăn kèm chả mực có giá 77.000 đồng. Món ăn quen thuộc với người dân khu Chợ Lớn đã 40 năm.

Vỏ bánh cuốn bách hoa màu trắng đục, dẻo mịn, dày hơn vỏ bánh cuốn Việt Nam. Mỗi phần bánh cuốn ăn kèm chả mực có giá 77.000 đồng. Món ăn quen thuộc với người dân khu Chợ Lớn đã 40 năm.

BeautyPlus-20240527150402506-save-1716801918.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=44LOH4HD5R5Ta9EwQxxVhQ

Cùng quán còn có bánh xèo đúng điệu Nam Bộ. Miếng bánh lớn, vàng ươm, giòn rụm, bên trong có nhân tôm, thịt heo luộc, đậu xanh, giá và hành.

Cùng quán còn có bánh xèo đúng điệu Nam Bộ. Miếng bánh lớn, vàng ươm, giòn rụm, bên trong có nhân tôm, thịt heo luộc, đậu xanh, giá và hành.

BeautyPlus-20240527145903210-save-1716801936.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=X4YrPuK90jAuFIOG3WQapQ

Bánh xèo xắn miếng nhỏ, cuộn với rau xà lách hoặc rau cải ăn sống, chấm nước mắm chua ngọt. Một phần bánh xèo thường có giá 60.000 đồng, có trứng thì thêm 10.000 đồng.

Bánh xèo xắn miếng nhỏ, cuộn với rau xà lách hoặc rau cải ăn sống, chấm nước mắm chua ngọt. Một phần bánh xèo thường có giá 60.000 đồng, có trứng thì thêm 10.000 đồng.

BeautyPlus-20240527150308821-save-1716801946.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Bt7P9GA6ApVg0dJavxE-7Q

Bò lá lốt xanh mướt, mỡ màng giá 50.000 một phần.

Bò lá lốt xanh mướt, mỡ màng giá 50.000 một phần.

20231204180712005-1716801955.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=bHRSomjbzaik_BGESaDQNg

Tách biệt với hàng chục quán ăn ngồi vỉa hè trong chợ Phùng Hưng, bánh mỳ của gia đình họ Tăng sáng choang góc ngã ba Nguyễn Trãi - Phùng Hưng, 56 năm nay luôn đắt khách.

Thay vì hấp, pate ở đây được nướng để tạo độ béo bùi và dậy mùi thơm. Ước chừng, mỗi ngày quán tiêu thụ khoảng 40 kg pate. Xíu mại viên to, chắc và mềm, với nước xốt mặn vừa phải, không ngọt cũng là toping đắt hàng của quán. Ngoài ra, thịt ba rọi hấp mang đến vị lạ miệng. Miếng thịt dày và ngọt, phần mỡ dẻo nhưng không ngấy.

Tách biệt với hàng chục quán ăn ngồi vỉa hè trong chợ Phùng Hưng, bánh mỳ của gia đình họ Tăng sáng choang góc ngã ba Nguyễn Trãi - Phùng Hưng, 56 năm nay luôn đắt khách.

Thay vì hấp, pate ở đây được nướng để tạo độ béo bùi và dậy mùi thơm. Ước chừng, mỗi ngày quán tiêu thụ khoảng 40 kg pate. Xíu mại viên to, chắc và mềm, với nước xốt mặn vừa phải, không ngọt cũng là toping đắt hàng của quán. Ngoài ra, thịt ba rọi hấp mang đến vị lạ miệng. Miếng thịt dày và ngọt, phần mỡ dẻo nhưng không ngấy.

20231204180252429-1716801958.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=BRJc1sSJ2H9rXco4Q_WhEg

Bên cạnh bánh mỳ nhân mặn giá 26.000 đồng, tiệm còn có loại bánh mỳ ngọt ăn kèm xốt ca dé đặc trưng của người Hoa, giá 20.000 đồng.

Bên cạnh bánh mỳ nhân mặn giá 26.000 đồng, tiệm còn có loại bánh mỳ ngọt ăn kèm xốt ca dé đặc trưng của người Hoa, giá 20.000 đồng.

BeautyPlus-20240527145552971-save-1716802031.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=yGZw0jw6iYLHneMNEpj41A

Đồ ăn ở chợ Phùng Hưng hòa trộn mỹ vị truyền thống của nhiều nhóm người Hoa nhập cư tại Việt Nam với phong cách ăn uống của người Nam Bộ. Khắp khu chợ huyên náo tiếng đối thoại của người mua - kẻ bán, tiếng động cơ xe, len lỏi tiếng sôi xèo của những chảo mỡ, món ăn.

Đồ ăn ở chợ Phùng Hưng hòa trộn mỹ vị truyền thống của nhiều nhóm người Hoa nhập cư tại Việt Nam với phong cách ăn uống của người Nam Bộ. Khắp khu chợ huyên náo tiếng đối thoại của người mua - kẻ bán, tiếng động cơ xe, len lỏi tiếng sôi xèo của những chảo mỡ, món ăn.

20240527145252259-1716802061.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=H-w8omC_UrF95Vf_8WMWFQ

Ngoài những món kể trên, chợ còn có các món hủ tiếu, cháo, mỳ, miến, hải sản.

Ngoài những món kể trên, chợ còn có các món hủ tiếu, cháo, mỳ, miến, hải sản.

BeautyPlus-20240527145112901-save-1716801970.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=wNoaXujxyNZM2S5PD0r-ag

Đồ tráng miệng trong chợ không quá đa dạng, chủ yếu là tàu hũ và các món chè cơ bản.

Tàu hũ mịn chan nước đường thơm mùi lá dứa có thể ăn theo kiểu truyền thống hoặc ăn kèm trân châu, bánh lọt, đậu đỏ. Tùy kích thước, phần ăn định giá 10-15-20 nghìn đồng.

Đồ tráng miệng trong chợ không quá đa dạng, chủ yếu là tàu hũ và các món chè cơ bản.

Tàu hũ mịn chan nước đường thơm mùi lá dứa có thể ăn theo kiểu truyền thống hoặc ăn kèm trân châu, bánh lọt, đậu đỏ. Tùy kích thước, phần ăn định giá 10-15-20 nghìn đồng.

BeautyPlus-20240527145430489-save-1716801970.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=gqIqc_FxAhHn1Y8kg8iE9g

Các loại chè 12.000 đồng được đóng túi sẵn cho thực khách mua mang theo, hoặc đổ ra chén ăn tại chỗ. Chè bắp lá dứa dẻo mịn, thơm hương lá dứa, ngọt bùi cốt dừa. Chè táo xọn (hoa cau) mát lành. Chè thưng thanh vị dừa, bùi vị đậu. Các món chè đều được nấu ngọt vừa, không cần ăn kèm đá.

Các loại chè 12.000 đồng được đóng túi sẵn cho thực khách mua mang theo, hoặc đổ ra chén ăn tại chỗ. Chè bắp lá dứa dẻo mịn, thơm hương lá dứa, ngọt bùi cốt dừa. Chè táo xọn (hoa cau) mát lành. Chè thưng thanh vị dừa, bùi vị đậu. Các món chè đều được nấu ngọt vừa, không cần ăn kèm đá.

20240527145030026-1716806834.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=D5p0uMpYn5cEtAgHjtXjSw

Bàn ghế và hàng quán nối dài giữa lòng đường, thực khách có thể mua mỗi món một quán rồi ngồi chung tại một tiệm. Giá mềm so với nhiều khu ăn uống của thành phố đắt đỏ, trong khi hương vị vừa miệng và dễ ăn, chợ Phùng Hưng được lòng nhiều gia đình, các cặp yêu nhau và nhóm bạn trẻ.

Nếu một nhóm 5-6 thành viên lê bước từ tiệm này qua quán khác, mỗi nơi mua một phần nhỏ ăn chung để thưởng thức cho kỳ hết các loại mỹ vị, chi phí cho mỗi người dao động 150-200.000 đồng.

Bàn ghế và hàng quán nối dài giữa lòng đường, thực khách có thể mua mỗi món một quán rồi ngồi chung tại một tiệm. Giá mềm so với nhiều khu ăn uống của thành phố đắt đỏ, trong khi hương vị vừa miệng và dễ ăn, chợ Phùng Hưng được lòng nhiều gia đình, các cặp yêu nhau và nhóm bạn trẻ.

Nếu một nhóm 5-6 thành viên lê bước từ tiệm này qua quán khác, mỗi nơi mua một phần nhỏ ăn chung để thưởng thức cho kỳ hết các loại mỹ vị, chi phí cho mỗi người dao động 150-200.000 đồng.

Bài - ảnh - video: Phong Kiều

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022