Tạo một danh sách các thói quen ăn uống

Cuộc sống bận rộn nhiều khi khiến chúng ta không dành đủ sự quan tâm đến những thực phẩm cung cấp cho cơ thể mỗi ngày. Điều này đặc biệt đúng khi bạn cực thích một cái gì đó.

Một ngày, bạn có thể cảm thấy thích ăn kem. Vào cuối tuần, bạn đã ăn 3 hộp kem và làm rối tung chế độ ăn uống. Bạn có thể có bức tranh toàn cục của những gì bạn ăn bằng cách viết nhật ký thực phẩm. 

Bạn có thể nhận thấy mình đã ăn quá nhiều bánh burger tuần này, hoặc nhận thấy mình thích ăn ngọt mỗi khi gặp căng thẳng. Nó sẽ cho bạn cách để kiểm soát những gì bạn ăn và giảm số lượng ngày nổi hứng thèm bất chợt như vậy.

Tô đậm những thói quen bạn cần thay đổi

Bây giờ bạn đã có nhật ký thực phẩm, bạn có thể thông qua nó để tìm ra khuôn mẫu cần thiết trong thói quen ăn uống của mình. Loại bỏ những thói quen ăn làm bạn thừa cân. Thừa cân có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bạn nên cố gắng tránh những thói quen này để cải thiện sức khỏe.

an-uong-1-1703841736430882349174.jpg

Lập kế hoạch và chuẩn bị bữa ăn

Sau ngày dài làm việc, bạn có thể muốn tiêu thụ đồ ăn nhanh hoặc đặt bữa tối bằng ứng dụng giao hàng. Mặc dù đây là những lựa chọn tiện lợi, nhưng chúng có thể không phải là cách tiếp cận tốt nhất nếu bạn đang theo dõi chế độ ăn uống của mình.

Để tránh điều này, hãy lên kế hoạch trước và chuẩn bị bữa ăn cho cả tuần. Điều này không chỉ cải thiện lượng chất dinh dưỡng và giúp bạn tiết kiệm thời gian vào bếp, mà còn giúp bạn giảm chi phí thực phẩm trong bối cảnh lo ngại về lạm phát.

"Hãy giữ cho mình một vài công thức nấu ăn, đồng thời dự trữ trong nhà bếp và tủ lạnh với các nguyên liệu và thực phẩm đa dạng. Khi đi mua hàng tạp hóa, hãy tiết kiệm tiền bằng cách mua những mặt hàng giàu chất dinh dưỡng", chuyên gia dinh dưỡng Bowerman nói.

Một số người tin rằng để có thể ăn uống lành mạnh, cần thay đổi cả chế độ ăn cùng thực phẩm tẻ nhạt. Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng Susan Bowerman, điều đó không khó đến thế.

Kiểm soát khẩu phần ăn

Chuyên gia khuyên bạn nên kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ. Bạn có thể tránh bày tiệc tự chọn ngoại trừ những dịp đặc biệt, đặt ít thức ăn hơn vào đĩa và không tích trữ thức ăn dư thừa để ép bản thân ăn hết mọi thứ.

Bà Bowerman cũng khuyên bạn nên xây dựng bữa ăn bổ dưỡng bằng cách lấp đầy phân nửa đĩa ăn bằng trái cây và rau quả, 1/4 đĩa là protein lành mạnh, 1/4 còn lại là ngũ cốc nguyên hạt.

an-uong-3-170384176418894107913.png

Chọn đồ ăn nhẹ tốt cho sức khỏe

Những mệt mỏi giữa ngày có thể làm cho bạn muốn ăn một ít đường. Nhưng ăn quá nhiều đường gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn. Thay vì ăn một túi khoai tây chiên, bạn có thể chuẩn bị một số đồ ăn nhẹ khác tốt hơn như trái cây tươi, sữa chua và các loại hạt. Có rất nhiều loại thực phẩm lành mạnh có thể cung cấp cho bạn năng lượng. Chuẩn bị đồ ăn nhẹ mỗi ngày trong lúc bạn chuẩn bị bữa sáng có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian.

Hãy thử thức ăn mới

Nếu bạn cảm thấy chán việc ăn các loại thực phẩm giống nhau mỗi ngày, tại sao bạn không thử một cái gì đó mới? Có rất nhiều công thức nấu ăn đảm bảo cung cấp cho bạn chất dinh dưỡng và ngon miệng. Bạn thậm chí có thể giới thiệu những công thức nấu ăn mới cho gia đình. 

Thực phẩm luôn là một chủ đề mở màn tuyệt vời cho các cuộc trò chuyện trong gia đình. Bạn có thể giới thiệu với gia đình nơi bạn tìm thấy công thức này, bạn đã thực hiện nó như thế nào và hỏi họ nghĩ gì về món này. Mọi người sẽ luôn hào hứng tiếp nhận những điều mới mẻ. Thử những thực phẩm mới có thể giúp cho gia đình trở nên gần gũi hơn và giữ cho những người thân yêu luôn khỏe mạnh.

an-uong-4-1703841781468189815741.jpg

6 cách để có thể xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho con và cả gia đình

1. Cha mẹ chính là người cần xây dựng thói quen ăn uống tích cực

Cha mẹ sẽ luôn là tấm gương đầu tiên mà con soi chiếu. Điều này có nghĩa rằng con sẽ theo dõi những thói quen của cha mẹ thực hành thường ngày để học theo, hoặc học trong vô thức. Vì thế, hãy bắt đầu dạy con thói quen ăn uống lành mạnh bằng cách chính cha mẹ cũng phải có những thói quen đó.

Cố gắng sắp xếp để con được cùng cha mẹ trong quá trình chọn lựa thực phẩm và xây dựng thực đơn lành mạnh. Chính việc này sẽ khuyến khích con nhận biết thực phẩm lành mạnh. Con sẽ cảm thấy mình đóng góp một phần trong quá trình xây dựng thói quen ấy. Ngoài ra, đây còn là một cơ hội để con học hỏi và tìm hiểu cách gọi tên và phối hợp các loại thức ăn để tạo ra nguồn dinh dưỡng chất lượng nhất.

2. Lắng nghe cơ thể, thấu hiểu bản thân

Hãy giúp con cách lắng nghe nhu cầu của cơ thể mình, kể cả những khi con đói. Cách này như một lời gợi nhắc con về việc cần chú ý và quan sát những thay đổi bên trong mình mỗi ngày trước khi quyết định phải nạp thức ăn hay nước uống gì vào cơ thể.

Hãy giúp con nhận biết và tỉnh táo với việc sử dụng thức ăn như một phần thưởng hay trừng phạt một cách quá đà. Nếu với tư duy sử dụng thức ăn theo cách này, con sẽ rất dễ tự tạo ra những thói quen độc hại cả nghĩa đen và nghĩa bóng với thức ăn.

Không cần thiết phải cấm con ăn bất kỳ món ăn nào. Hãy linh hoạt và thay đổi những thói quen dần dần mà không quá cực đoan. Ví dụ, những chiếc bánh ngọt luôn thu hút trẻ nhỏ, cha mẹ hãy bắt đầu bằng những chiếc bánh ít đường được làm ở nhà. Đôi khi thói quen này lại có thể khiến con thích thú hơn mà vẫn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Thay vì nói không một cách cực đoan với những đồ ăn thức uống không lành mạnh, hãy thay đổi dần dần cha mẹ nhé!

3. Làm bạn với rau củ và trái cây

Như đã nói từ đầu, có thể chính cha mẹ lại là “bài học” rõ ràng nhất cho con. Để xây dựng một thói quen ăn uống lành mạnh thì không thể không bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết thông qua rau củ và trái cây. Hãy cùng con chuẩn bị phần thức ăn này trở nên đặc biệt và nhiều màu sắc. Hãy thử nghĩ, con và cha mẹ có thể tạo nên những dĩa trái cây nhiều màu sắc, sống động thì sẽ kích thích trí tưởng tượng và sự yêu thích với những món mà có thể đối với con là khó khăn này!

4. Ưu tiên kiểm soát thành phần dinh dưỡng trong các món ăn.

Một bữa ăn “lố” sẽ tăng khả năng dẫn đến tăng cân, vì vậy, việc hướng dẫn con tự tính khẩu phần ăn hợp lý là vô cùng quan trọng, không để thức ăn thừa vì điều đó có nghĩa là lãng phí thức ăn. Cách cụ thể và đơn giản nhất để dạy con trong việc am hiểu về khẩu phần ăn chính là dùng biểu đồ minh hoạ: ăn gì và bao nhiêu cho mỗi bữa, mỗi ngày.

5. Bắt đầu một ngày mới bằng những món ăn lành mạnh

Thường những buổi sáng là thời gian vội vã của gia đình: cha mẹ chuẩn bị đi làm, các con chuẩn bị đi học. Bữa sáng sẽ dễ bị quên đi hoặc “ăn gì cũng được cho nhanh và đỡ đói”. Hãy cố gắng chuẩn bị những bữa sáng đủ dinh dưỡng để có một ngày vừa đủ năng lượng. Hãy ghi nhớ, bữa sáng được khuyến khích nên là một buổi ăn vừa phải, không quá thừa năng lượng để giữ được sự tỉnh táo suốt cả ngày.

6. Làm gì cũng phải vui

Các chuyên gia cho rằng, mỗi ngày các con cần ít nhất 60 phút cho các hoạt động thể chất, vận động, tương tác tích cực. Tại sao lại như thế và tại sao cần phải vui trong mọi việc mình làm? Ví dụ hãy thử nghĩ chúng ta có thể làm gì sau mỗi bữa ăn no nê? Đi dạo một vòng nhẹ nhàng? Vận động nhẹ hay cùng xem TV? Những hoạt động nhỏ sẽ tạo hạnh phúc và sự gắn kết to. Nhưng cũng lưu ý con với những thói quen liên quan khác không tốt như: vừa xem TV vừa ăn, tắm ngày sau khi ăn tối… Kết hợp thói quen ăn uống lành mạnh và các hoạt động vui vẻ càng làm tăng trải nghiệm ăn uống tốt và khoẻ cho con và cả gia đình.

tang-thanh-ha-2-170355679296393505546-507-123-1156-1162-crop-1703556806405862654076.jpgTăng Thanh Hà ăn gì để tự cứu cơ thể trước nguy cơ sức khỏe xuống dốc?

GĐXH - Suốt ba tháng, nữ diễn viên chăm chỉ ghi chép lại thời gian ăn, thực phẩm mỗi bữa ăn, cách chế biến và triệu chứng sau mỗi bữa.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022