Mặc dù vị thế của K-pop đã tăng lên trong 25 năm qua nhưng phải đến vài năm gần đây, tầm ảnh hưởng của nhóm nữ nói chung mới có thể cạnh tranh sòng phẳng với nhóm nam. 

Ngày nay, nhóm nữ Kpop đã tìm được cách cân bằng cả yếu tố công chúng và doanh số album, concert.

Ngoài việc sở hữu các bài hát trăm triệu view, các nhóm nữ như BLACKPINK, TWICE, aespa,... dễ dàng đạt doanh số triệu bản, thậm chí 2 triệu bản cho một album. 

nhom-nu-kpop-5.pngMột concert kín chỗ với hàng chục nghìn khán giả của BLACKPINK

Năm 2022 được đánh giá là một năm của nhóm nữ khi xuyên suốt cả năm, các BXH Hàn Quốc được thống trị bởi girl group như IVE, (G)I-DLE, NewJeans, BLACKPINK,... Thành công này cũng là yếu tố khiến các công ty Kpop tăng cường đầu tư cho idol nữ nhà mình. 

Theo trang báo Hàn Quốc Joongang Ilbo, ngân sách dành cho các hoạt động ra mắt và quảng bá ban đầu đối với một tân binh nữ đã tăng gấp 2 - 3 lần so với mức 1 tỷ won (~ 18,5 tỷ đồng) hồi năm 2015. 

Rado, nhà sản xuất nhóm nhạc nữ STAYC, tiết lộ trên một chương trình phát sóng Youtube vào năm 2021: “Nếu dồn hết sức (vào nhóm nữ) thì chi phí cũng ít nhất phải 2 tỷ won”.

Cũng trong năm ngoái, Fantagio, công ty quản lý nhóm nhạc nam ASTRO và nhóm nhạc nữ Weki Meki, thông báo họ sẽ đầu tư khoảng 3,18 tỷ won (~ 58,8 tỷ đồng) để phát triển một nhóm nữ mới. 

Hay lấy ví dụ nhóm nhạc NewJeans - tân binh hàng đầu năm nay. Sân khấu Cookie của nhóm trên Inkigayo của đài SBS hôm 7/8 gây chú ý lớn. Các thành viên diện outfit kiểu đồng phục học sinh đơn giản, nhưng tất cả đều đến từ các hãng thời trang xa xỉ. 

Áo khoác Balenciaga của Minji có giá 3,3 triệu won (~ 61 triệu đồng) và áo phông Prada của Hanni có giá 1,6 triệu won (~ 29,6 triệu đồng). Haerin thì dạo quanh sân khấu với đôi giày thể thao hiệu Rombaut trị giá 530.000 won (~ 9,8 triệu đồng).

nhom-nu-kpop-4.pngChi phí đầu tư HYBE đổ vào NewJeans là 16 tỷ won (~296 tỷ đồng) 

Quy mô của nhóm nữ Kpop cũng được mở rộng. 8/15 nhóm nữ tân binh năm nay có ít nhất một thành viên ngoại quốc. Nhằm tối đa hóa lượng fan quốc tế, việc tổ chức các buổi thử giọng toàn cầu - vốn bị cho là tốn kém nay trở thành một điều bắt buộc với các công ty giải trí. 

Việc đa dạng hóa concept cho nhóm nữ cũng được chú ý. Điểm chung dễ nhận thấy ở các nhóm nữ gen 3, gen 4 là theo đuổi hình ảnh "girl crush đảo ngược".

Trên sân khấu, họ thể hiện phong cách trình diễn cuốn hút, tạo nên sự ngưỡng mộ. Tuy nhiên khi bước ra khỏi sân khấu, các thành viên toát lên sức hút thân thiện như hàng xóm nhà bên. 

nhom-nu-kpop-3.pngJoongang Ilbo ước tính các chi phí cho một nhóm nữ Kpop cơ bản ngày nay: Đào tạo + quản lý: 323 triệu won; Sản xuất album: 31 triệu won; Phòng tập: 95 triệu won; Ký túc xá: 82 triệu won = Tổng 3,178 tỷ won (~58,8 tỷ đồng)

Chiến lược đưa idol theo phong cách "thần bí" không còn nữa. Uống rượu - vốn là điều cấm kỵ với idol nữ nay cũng trở nên nhẹ nhàng hơn. Lee Kyu Tak, giáo sư Đại học George Mason Hàn Quốc, cho biết:

“Họ thể hiện những màn trình diễn mạnh mẽ trên sân khấu, nhưng ngoài đời, họ tạo ra những câu chuyện mới bằng cách thể hiện hình ảnh như những người bạn hoặc chị gái”.

ashley-choi-1.png?width=150Nhạc
Idol nữ Kpop gặp tai nạn suýt chết nhưng vẫn bị công ty quỵt lương suốt 7 năm

Như Quỳnh Theo VietNamNet

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022