Từng có thời điểm, các chương trình tạp kỹ như Running Man, 2 Ngày 1 Đêm, Sunday Night X-Me, Strong Heart, Infinite Challenge … là trung tâm của ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc. Chỉ cần quảng bá phim hay đánh dấu sự trở lại, việc xuất hiện trên các chương trình này là điều cần thiết đối với cả thần tượng và diễn viên. Những show này đóng vai trò là cửa ngõ để những người nổi tiếng giới thiệu các dự án mới và kết nối với người hâm mộ.

Khách mời suy giảm trong show tạp kỹ truyền thống

Running Man từng là điểm đến của rất nhiều ngôi sao nổi tiếng như Song Joong Ki, Kim Soo Hyun, BTS, Kim Ji Won, EXO... Sự xuất hiện của khách mời đóng vai trò then chốt trong việc thu hút lượng người xem. Tuy nhiên, theo thời gian, các chương trình bắt đầu thay đổi.

show-Han-1.jpgshow-Han-2.jpgshow-Han-3.jpgRunning Man nói riêng và nhiều show tạp kỹ đình đám một thời dần không còn sức hút.

Ngày nay, Running Man hoạt động chủ yếu với dàn diễn viên cố định, tập trung vào các tương tác năng động và trò chơi nội bộ. Vẫn có sự xuất hiện của khách mời, nhưng tần suất ít hơn và thường chỉ giới hạn ở các tập đặc biệt hoặc sự kiện quan trọng. Các show tạp kỹ khác cũng chung hoàn cảnh, họ chủ yếu nhất mạnh của dàn nghệ sĩ cốt lõi.

Các chương trình như Ask us anything đã áp cách mời nhiều khách mời mỗi tuần, nhằm mang đến trải nghiệm xem mới mẻ. Thay vì giới thiệu những gương mặt mới, các chương trình ngày càng dựa vào những khách mời quen thuộc hoặc những cá nhân không tích cực hoạt động.

Sự phụ thuộc quá mức vào những gương mặt quen thuộc này không chỉ kìm hãm tiềm năng phát hiện ra những tài năng mới mà còn làm giảm sức hấp dẫn chung của chương trình. Kết quả là, người xem đang trải qua sự sụt giảm đáng kể về sự phấn khích và mong đợi, nhường chỗ cho tính dễ đoán và đơn điệu.

Các chuyên gia trong ngành cho rằng xu hướng này là phản ứng trước bối cảnh thay đổi của việc tiêu thụ phương tiện truyền thông, nơi các nền tảng kỹ thuật số và phương thức truyền thông mạng xã hội dần thay thế để quảng bá và thu hút người hâm mộ.

Việc thiếu đổi mới trong các show tạp kỹ truyền thống đã khiến nhà sản xuất phải vật lộn để duy trì sự phù hợp của mình trong môi trường giải trí ngày càng cạnh tranh.

Tác động của phương tiện truyền thông kỹ thuật số

Sự phát triển của các nền tảng truyền thông kỹ thuật số đã định hình lại cơ bản bối cảnh của các chương trình tạp kỹ truyền thống. Với sự bùng nổ của các kênh YouTube và ảnh hưởng sâu rộng của kênh mạng xã hội, những người nổi tiếng hiện có những con đường thay thế để mở kênh riêng, quảng bá tác phẩm, tương tác trực tiếp với cộng đồng fan, giảm sự phụ thuộc vào các show tạp kỹ.

Các nền tảng như YouTube, Instagram và TikTok trao quyền cho các ngôi sao để tạo và phân phối nội dung theo cách của riêng họ. Không giống như các chương trình tạp kỹ truyền thống, nơi các buổi biểu diễn được lên lịch và viết kịch bản bởi các nhà sản xuất, các nền tảng kỹ thuật số cho phép những người nổi tiếng tương tác với fan theo thời gian thực, mang lại sự kết nối chân thực và tức thời hơn.

 

show-Han-4.jpgshow-Han-5.jpgCác nghệ sĩ tự phát triển kênh cá nhân, quay vlog, show du lịch riêng. Video đến Việt Nam của Yoo Jae Suk, Suk Jin hút gần 7 triệu lượt xem sau 11 ngày đăng tải.

Do đó, nhiều ngôi sao ngày càng chọn tận dụng các kênh riêng để quảng bá và các nền tảng này cung cấp nhiều sự linh hoạt, tương tác trực tiếp hơn với khán giả. Do đó, nhu cầu xuất hiện trên các show tạp kỹ truyền thống giảm đi.

Các chuyên gia nói show tạp kỹ truyền thống phải đổi mới bằng cách tích hợp các yếu tố kỹ thuật số hoặc hợp tác với những người có sức ảnh hưởng để duy trì khả năng cạnh tranh. Nếu không có những sự điều chỉnh, các show này có nguy cơ mất lượng người xem vì khán giả tiếp tục hướng đến những trải nghiệm tương tác và được cá nhân hóa do phương tiện truyền thông kỹ thuật số cung cấp.

kpop-1.jpg?width=150Nhạc
Kpop bị gọi là vô nhân đạo

Theo Tiền Phong

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022