
Hồng Nhung lần đầu biểu diễn trở lại sau thời gian xạ trị ung thư vú. Người xem vỗ tay nồng nhiệt khi thấy ca sĩ xuất hiện. Đang chiến đấu với bệnh tật, chị vẫn giữ phong độ của "Bống", khi nhí nhảnh, hồn nhiên, lúc trữ tình sâu lắng, qua các ca khúc bất hủ như Ở trọ, Hãy yêu nhau đi.
Ca sĩ nói: "Những lúc khó khăn, tôi càng hiểu hơn giá trị của cuộc sống và sự yêu thương".
Chương trình do gia đình Trịnh Công Sơn tổ chức có chủ đề Đồng dao hòa bình, diễn ra tối 1/4 tại Đường sách, còn nhằm hướng đến dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Thông điệp nhân văn, khát vọng bình yên, hạnh phúc của nhạc sĩ được các ca sĩ thể hiện qua nhiều ca khúc như Chờ nhìn quê hương sáng chói, Huyền thoại mẹ, Ta thấy gì đêm nay.
Hồng Nhung lần đầu biểu diễn trở lại sau thời gian xạ trị ung thư vú. Người xem vỗ tay nồng nhiệt khi thấy ca sĩ xuất hiện. Đang chiến đấu với bệnh tật, chị vẫn giữ phong độ của "Bống", khi nhí nhảnh, hồn nhiên, lúc trữ tình sâu lắng, qua các ca khúc bất hủ như Ở trọ, Hãy yêu nhau đi.
Ca sĩ nói: "Những lúc khó khăn, tôi càng hiểu hơn giá trị của cuộc sống và sự yêu thương".
Chương trình do gia đình Trịnh Công Sơn tổ chức có chủ đề Đồng dao hòa bình, diễn ra tối 1/4 tại Đường sách, còn nhằm hướng đến dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Thông điệp nhân văn, khát vọng bình yên, hạnh phúc của nhạc sĩ được các ca sĩ thể hiện qua nhiều ca khúc như Chờ nhìn quê hương sáng chói, Huyền thoại mẹ, Ta thấy gì đêm nay.


Tiết mục Hãy yêu nhau đi.

Cẩm Vân thể hiện nhạc phẩm Hạ trắng và Huế - Sài Gòn - Hà Nội. Chồng chị - nhạc sĩ Khắc Triệu - đánh trống ở phần biểu diễn của vợ. Vừa hát, chị vừa bước xuống hàng ghế giao lưu với mọi người, tạo không khí gần gũi.
Hôm 26/3, ca sĩ ra mắt Vết lăn trầm - đĩa than nhạc Trịnh đầu tiên của chị.
Cẩm Vân thể hiện nhạc phẩm Hạ trắng và Huế - Sài Gòn - Hà Nội. Chồng chị - nhạc sĩ Khắc Triệu - đánh trống ở phần biểu diễn của vợ. Vừa hát, chị vừa bước xuống hàng ghế giao lưu với mọi người, tạo không khí gần gũi.
Hôm 26/3, ca sĩ ra mắt Vết lăn trầm - đĩa than nhạc Trịnh đầu tiên của chị.

Tiết mục Hạ trắng.

Trần Mạnh Tuấn trình diễn Em đi bỏ lại con đường với tiếng kèn điêu luyện. Nghệ sĩ chơi những nốt nhạc chậm rãi ở phần dạo đầu, dẫn dắt cảm xúc người nghe đến cao trào với các đoạn phiêu, ngân dài. Ở cánh gà, vợ nghệ sĩ - Đàm Kiều Linh - vừa cầm điện thoại ghi hình, vừa dõi theo từng cử chỉ của chồng trên sân khấu vì sức khỏe ông chưa hoàn toàn hồi phục sau bạo bệnh.
Trần Mạnh Tuấn trình diễn Em đi bỏ lại con đường với tiếng kèn điêu luyện. Nghệ sĩ chơi những nốt nhạc chậm rãi ở phần dạo đầu, dẫn dắt cảm xúc người nghe đến cao trào với các đoạn phiêu, ngân dài. Ở cánh gà, vợ nghệ sĩ - Đàm Kiều Linh - vừa cầm điện thoại ghi hình, vừa dõi theo từng cử chỉ của chồng trên sân khấu vì sức khỏe ông chưa hoàn toàn hồi phục sau bạo bệnh.

Ca sĩ Quang Dũng thể hiện nhạc phẩm Tình nhớ, Mưa hồng với lối hát chậm rãi, từ tốn trong từng câu chữ. Ca sĩ cho biết nhờ sự chỉ dạy của Trịnh Công Sơn, anh có sự tiến bộ trong giọng hát lẫn cách thể hiện ca khúc, nhận được nhiều lời khen ngợi.
Ca sĩ Quang Dũng thể hiện nhạc phẩm Tình nhớ, Mưa hồng với lối hát chậm rãi, từ tốn trong từng câu chữ. Ca sĩ cho biết nhờ sự chỉ dạy của Trịnh Công Sơn, anh có sự tiến bộ trong giọng hát lẫn cách thể hiện ca khúc, nhận được nhiều lời khen ngợi.

Tiết mục Tình nhớ.

Khán giả vỗ tay không ngớt khi Đức Tuấn lên những nốt cao ở phần điệp khúc bài Xin cho tôi. Trước đó, anh chọn bài Em còn nhớ hay em đã quên với lối hát tự sự.
Khán giả vỗ tay không ngớt khi Đức Tuấn lên những nốt cao ở phần điệp khúc bài Xin cho tôi. Trước đó, anh chọn bài Em còn nhớ hay em đã quên với lối hát tự sự.

Tiết mục Em còn nhớ hay em đã quên.

Hồ Trung Dũng lần đầu tham gia một đêm nhạc tưởng nhớ Trịnh Công Sơn. Anh chọn thể hiện tác phẩm Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui cùng guitairist Hoàng Minh.
Hồ Trung Dũng lần đầu tham gia một đêm nhạc tưởng nhớ Trịnh Công Sơn. Anh chọn thể hiện tác phẩm Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui cùng guitairist Hoàng Minh.

Ca sĩ Tấn Sơn vừa đệm đàn vừa hát liên khúc Bốn mùa thay lá - Cho đời chút ơn.
Hàng chục năm qua, Tấn Sơn gắn bó với nhạc Trịnh và những hoạt động tưởng nhớ, tôn vinh dòng nhạc của ông. Anh từng phát hành hai album là Trịnh Công Sơn Ru, Trịnh Công Sơn Phố và MV Dấu chân địa đàng.
Ca sĩ Tấn Sơn vừa đệm đàn vừa hát liên khúc Bốn mùa thay lá - Cho đời chút ơn.
Hàng chục năm qua, Tấn Sơn gắn bó với nhạc Trịnh và những hoạt động tưởng nhớ, tôn vinh dòng nhạc của ông. Anh từng phát hành hai album là Trịnh Công Sơn Ru, Trịnh Công Sơn Phố và MV Dấu chân địa đàng.

Bên cạnh các ca sĩ thân thiết với gia đình nhạc sĩ và gắn bó dòng nhạc của ông, chương trình còn có một số gương mặt trẻ góp mặt.
Viết Thu hát nhạc phẩm Chờ nhìn quê hương sáng chói và Ta thấy gì đêm nay. Nhiều khán giả vỗ tay tán thưởng và nhận xét chất giọng của ca sĩ 32 tuổi giàu nội lực.
Bên cạnh các ca sĩ thân thiết với gia đình nhạc sĩ và gắn bó dòng nhạc của ông, chương trình còn có một số gương mặt trẻ góp mặt.
Viết Thu hát nhạc phẩm Chờ nhìn quê hương sáng chói và Ta thấy gì đêm nay. Nhiều khán giả vỗ tay tán thưởng và nhận xét chất giọng của ca sĩ 32 tuổi giàu nội lực.

Phương Khanh trình diễn bài Huyền thoại mẹ theo phong cách thính phòng.
Phương Khanh trình diễn bài Huyền thoại mẹ theo phong cách thính phòng.

Đêm nhạc khép lại với ca khúc Nối vòng tay lớn. Đại diện gia đình Trịnh Công Sơn - ông Nguyễn Trung Trực - cho biết hạnh phúc khi mỗi dịp tưởng niệm, khán giả và các nghệ sĩ tề tựu cùng hát và ôn kỷ niệm về nhạc sĩ. Trong ngày 1/4, nhiều người đã về mộ Trịnh Công Sơn ở gò Vấp để thắp hương và hòa ca hàng giờ. Sắp tới, gia đình ra mắt dự án số hóa di sản nhạc Trịnh.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh năm 1939 tại Đăk Lăk, mất ngày 1/4/2001. Ông để lại hơn 600 ca khúc, trong đó khoảng 236 bài hát được phổ biến. Nhạc Trịnh thấm đẫm chất triết lý, nhân văn, hồn hậu, nồng nàn, là tình yêu lớn dành cho con người, quê hương Việt Nam và ca ngợi hòa bình. Nhiều tên tuổi gắn liền nhạc của ông như: Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Hồng Nhung, Cẩm Vân, Hồng Hạnh, Quang Dũng, trong đó Khánh Ly là giọng hát biểu tượng.
Đêm nhạc khép lại với ca khúc Nối vòng tay lớn. Đại diện gia đình Trịnh Công Sơn - ông Nguyễn Trung Trực - cho biết hạnh phúc khi mỗi dịp tưởng niệm, khán giả và các nghệ sĩ tề tựu cùng hát và ôn kỷ niệm về nhạc sĩ. Trong ngày 1/4, nhiều người đã về mộ Trịnh Công Sơn ở gò Vấp để thắp hương và hòa ca hàng giờ. Sắp tới, gia đình ra mắt dự án số hóa di sản nhạc Trịnh.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh năm 1939 tại Đăk Lăk, mất ngày 1/4/2001. Ông để lại hơn 600 ca khúc, trong đó khoảng 236 bài hát được phổ biến. Nhạc Trịnh thấm đẫm chất triết lý, nhân văn, hồn hậu, nồng nàn, là tình yêu lớn dành cho con người, quê hương Việt Nam và ca ngợi hòa bình. Nhiều tên tuổi gắn liền nhạc của ông như: Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Hồng Nhung, Cẩm Vân, Hồng Hạnh, Quang Dũng, trong đó Khánh Ly là giọng hát biểu tượng.

Sự kiện diễn ra trong không gian ấm áp ở Đường sách, thu hút hơn 200 khán giả. Do không gian hẹp, nhiều người đến sau đứng tràn vào các gian hàng bán sách. Đa số khán giả ở độ tuổi trung niên, họ vừa thưởng thức nhạc vừa hàn huyên về chất đạo và đời thấm trong ca từ nhạc Trịnh.
Bà Hải Miên (quận Bình Thạnh) nói năm nào bà cũng góp mặt ở một số đêm nhạc tưởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. "Tôi cho rằng nhạc Trịnh không bị giới hạn bởi thời gian hay thế hệ. Dù vang lên ở đâu, những giai điệu và ca từ ấy luôn đồng hành chúng ta đi tìm giá trị của cuộc sống", khán giả 50 tuổi nói.
Sự kiện diễn ra trong không gian ấm áp ở Đường sách, thu hút hơn 200 khán giả. Do không gian hẹp, nhiều người đến sau đứng tràn vào các gian hàng bán sách. Đa số khán giả ở độ tuổi trung niên, họ vừa thưởng thức nhạc vừa hàn huyên về chất đạo và đời thấm trong ca từ nhạc Trịnh.
Bà Hải Miên (quận Bình Thạnh) nói năm nào bà cũng góp mặt ở một số đêm nhạc tưởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. "Tôi cho rằng nhạc Trịnh không bị giới hạn bởi thời gian hay thế hệ. Dù vang lên ở đâu, những giai điệu và ca từ ấy luôn đồng hành chúng ta đi tìm giá trị của cuộc sống", khán giả 50 tuổi nói.
Hoàng Dung - Thanh Tùng