Mối quan hệ đa chiều giữa nghệ sĩ - nhà sản xuất 

Music producer - nhà sản xuất âm nhạc, không còn là cụm từ quá xa lạ với công chúng những năm gần đây. Một bài hát không chỉ được tạo ra bởi một người, nhất là khi khán giả ngày càng khắt khe và đòi hỏi chất lượng sản phẩm chỉn chu hàng đầu. Lúc này, vai trò của music producer càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Người hát, người sáng tác, người sản xuất góp phần tạo nên chu trình làm nhạc được chuyên môn hoá, ai nấy phát huy thế mạnh, không phải “ôm đồm" quá nhiều khâu.

h1170723-171818942752149309132.jpg

Loạt music producer nổi bật của thị trường Việt có thể kể đến như onionn.

Tuy nhiên, khác với các ngành công nghiệp âm nhạc phát triển, tại Việt Nam, đa số các hợp tác giữa nghệ sĩ - ekip làm nhạc đều do chính nghệ sĩ quyết định và điều phối. Ở nước ngoài, quy trình này được khép kín và điều phối bởi một công ty giải trí hoặc hãng thu. Theo đó, thoả thuận hợp tác giữa các bên cũng được điều chỉnh bởi hợp đồng và hệ thống luật bảo hộ trí tuệ chặt chẽ.

825376111758461937840803151022169962577920o-0f260d71-17181894043841883994328.jpeg

DTAP - nhóm nhà sản xuất đồng hành với Hoàng Thuỳ Linh

Việt Nam không thiếu những cặp đôi nghệ sĩ - music producer gắn bó với nhau, tạo ra âm nhạc chất lượng, bùng nổ. Tuy nhiên, không phải cứ hợp nhau thì sẽ đồng hành mãi. Vì tính "tự phát", nhiều bộ đôi tưởng chừng không thể tách rời cuối cùng đi đến kết cục “đường ai nấy đi". Điển hình như Sơn Tùng - onionn. tách nhau chính là đến từ lý do không còn cùng định hướng sự nghiệp. 

Một trong những bộ đôi xảy ra bất đồng đáng tiếc nhất là MCK - Lope Phạm. Vừa qua, fan nhạc có phen xôn xao khi Lope Phạm bất ngờ đăng đàn ám chỉ mâu thuẫn với MCK. Trên story Instagram, Lope Phạm viết: "Không trả lời tất cả câu hỏi liên quan đến Nghiêm Vũ Hoàng Long, MCK hay tất cả vấn đề liên quan đến album". Kèm theo bức ảnh anh chàng cầm một xấp tiền mệnh giá 500 nghìn đồng.

4228224947689315386007658621340126548745913n-1718189404356109185725.jpeg

Lope Phạm - producer "ruột" của MCK

Là bộ đôi rapper - nhà sản xuất gắn bó như hình với bóng, việc Lope Phạm bỗng dưng "công kích" người bạn thân MCK khiến fan nhạc hoang mang. Trong thời gian bên nhau, MCK và Lope Phạm chạm đến "đỉnh cao" với những nhạc phẩm cân bằng hoàn hảo giữa cá tính, thời thượng và xu hướng. Đứng sau sản xuất, Lope Phạm chính là "nửa kia" đưa âm nhạc của MCK thăng hoa. Nhiều người nghi vấn MCK và Lope Phạm thật sự "toang", và có lẽ nguyên nhân đến từ album mới đã được cả hai hoàn thành nhưng chưa ra mắt và lý do lại liên quan đến tiền bạc. 

Music producer là ai?

Thị trường ngày càng chuyên nghiệp hóa, những sản phẩm nghệ thuật không đơn thuần là nghệ thuật. Sản phẩm có cơ hội nổi tiếng, khi này, câu hỏi về lợi ích, doanh thu đến từ sản phẩm bắt đầu ràng buộc lên mối quan hệ. Câu hỏi đặt ra là việc hợp tác nên được quản lý như thế nào để không ai cảm thấy mình bị thiệt thòi. Mối quan hệ và những thoả thuận cần được cân bằng, cho đôi bên cùng có lợi.

Nắm bắt xu hướng, Việt Nam bắt đầu hình thành những công ty giải trí/ label quản lý dành cho những người đảm nhận vai trò music producer/ nhạc sĩ. Ấn tượng nhất làng nhạc Việt hiện tại phải kể đến S.HUBE Label. Thành lập năm 2023, label này đã có 1 năm chinh phục thị trường, đạt được những dấu ấn nhất định cho thấy mô hình này cực kỳ triển vọng tại Việt Nam. 

qmg4888-17181884904821975876816.jpeg

S.HUBE Label - là nơi quy tụ các nhà sản xuất, nhạc sĩ, kỹ sư âm thanh,... nổi bật nhất hiện nay

Trong khi đó, việc hợp tác giữa các nghệ sĩ và music producer tại Việt Nam lại khá tự phát. Thậm chí nhiều nghệ sĩ trẻ, xuất thân từ giới indie/ underground làm việc cùng nhau không có ràng buộc hợp đồng, đơn thuần xuất phát từ mối quan hệ cá nhân. Từ những người đồng hành cùng nhau do tình yêu đơn thuần với âm nhạc, sự nổi tiếng kéo theo những quyền lợi - nghĩa vụ tài chính làm mọi chuyện trở nên phức tạp. 

S.HUBE Label là nơi quy tụ các nhà sản xuất, nhạc sĩ, kỹ sư âm thanh,... nổi bật nhất hiện nay, với tôn chỉ không chỉ tạo ra âm nhạc mà còn sẵn sàng để bước ra ánh sáng. S.HUBE Label gồm gương mặt trải dài từ những producer trẻ hot nhất như: 2pillz, WOKEUP,... cho đến những nhạc sĩ/ nhà sản xuất vốn đã có chỗ đứng trên thị trường như: Hứa Kim Tuyền, Kai Đinh, TDK,... cùng các kỹ sư âm thanh hàng đầu như Minh Đạt Nguyễn, Minh Maximum.

Một mô hình quản lý như S.HUBE Label là thực sự cần thiết. Mang đến nhiều cơ hội hơn cho những người đứng phía sau hào quang, nhưng cũng không kém phần quan trọng trong việc vận hành ngành công nghiệp âm nhạc. 

Vậy music producer là ai? Không có giới hạn cụ thể khi nói về một “nhà sản xuất". Không chỉ là người hoà âm - phối khí, nhà sản xuất âm nhạc có định nghĩa rộng hơn. Music producer có thể chính là nhạc sĩ sáng tác nên bài hát, có thể là người nghệ sĩ quản lý mọi khâu sản xuất hoặc là người trung gian điều phối tổng thể/ kiêm nhiệm một vị trí chuyên môn. Trong nhiều tác phẩm, nhà sản xuất là người đứng sau tạo nên đường dây - không gian âm nhạc để nghệ sĩ thoả sức bung mình sáng tạo. 

1246167486cb-a7e8-41f0-8437-b4ebe96605b5-17181884340461736189192.jpg

Nói rõ hơn về điều này, nhà sản xuất TDK nhận định: “Ở Việt Nam, music producer thường là người sắp xếp, giao tiếp, kết nối các khâu sáng tác, phối khí, thu âm, mix, master trong quá trình tạo ra 1 bài hát. Họ hiểu rõ màu sắc, mục đích của bài hát nên sẽ điều phối để các công đoạn đi đúng định hướng hơn, đúng deadline và chi phí. Ngoài việc điều phối tổng thể, họ cũng có thể kiêm nhiệm một vài hoặc tất cả vị trí chuyên môn đó. Thường thì những music producer có xuất thân là người làm hoà âm phối khí, hoặc cũng có thể là những người sáng tác ca khúc nhưng có hiểu biết về phối khí và mixing.” 

Nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền đưa ra cái nhìn rõ ràng hơn về một team sản xuất âm nhạc: “Nếu ví music production team như một đội bóng thì tiền vệ chắc chắn là songwriter, trung vệ là phối khí, hậu vệ là những người làm công tác âm thanh liên quan đến sound engineer và music producer chính là thủ môn. Công việc chính của một music producer chính là phải quan sát & tìm ra ý tưởng tổng thể, đồng thời còn là người rút kết và kiểm tra các quá trình sáng tạo của các thành trong team.”

Làm thế nào để hợp tác “đôi bên cùng có lợi”?

Trong năm qua, S.HUBE Label là nhãn hiệu có nhiều sự hợp tác bùng nổ nhất. Tập hợp tận 11 nghệ sĩ sản xuất âm nhạc, S.HUBE đã hợp tác với hơn 100 nghệ sĩ, sản xuất và đồng sản xuất hơn 200 ca khúc - 20 album, có cả album “ái" lọt top 15 album châu Á hay nhất do tạp chí Anh Quốc NME bình chọn. Để làm được điều này, S.HUBE Label thực sự đã phải có sự chuẩn bị, quy trình quản lý chuyên nghiệp để điều phối việc hợp tác giữa nghệ sĩ và những “mắt xích" quan trọng trong khâu sản xuất. 

12473ada8115-bd88-4728-ae85-9c5d8dd205c4-17181884334372054139125.jpg

Quy trình để làm nên một bài nhạc không hề đơn giản, theo mô tả của nhà sản xuất TDK, một bài hát “ra lò” sẽ trải qua những công đoạn chính bao gồm: lên ý tưởng - sáng tác - hoàn thiện bản phối - thu âm - hậu kì - phát hành. Trong mỗi khâu này, số lượng người tham gia là không giới hạn. Khi ấy, music producer là người giữ vai trò bao quát.

“Nếu nghệ sĩ là người có khả năng sáng tác và tự biểu diễn ca khúc của chính mình thì họ sẽ tham gia vào hầu hết các khâu sản xuất, họ cũng có vai trò tương tự như music producer. Theo cá nhân mình không thì có vị trí nào quan trọng hơn cả, tất cả đều là những mắt xích của một chuỗi sản xuất. Mỗi người phải làm tốt vai trò của chính họ thì tập thể mới có sự thành công. Tuy nhiên theo mình nghĩ người nghệ sĩ sẽ là người chịu nhiều áp lực hơn vì họ là người đại diện cho cả ekip mang sản phẩm đi trình bày với hàng triệu khán giả, có người khen và cũng có chê nên dễ đối diện với nhiều vấn đề tâm lý”, TDK chia sẻ. 

159974083365c00343-94c1-4e75-a5d3-1c5065ded686-1718188433934865219022.jpg

Khi vị thế được nâng cao, “giá thị trường" của những music producer cũng theo đó tăng lên. Tuy nhiên, không phải ai cũng được chi trả thù lao xứng đáng cho những thành quả lao động đã bỏ ra. Là những người trong ngành, WOKEUP và DUONGK cho biết: “Thù lao của music producer hiện nay hầu như đã được chi trả tương đối phù hợp với công sức và chất xám bỏ ra. Tuy nhiên, vẫn có nhiều producer thù lao vẫn chưa phản ánh đúng giá trị của công việc của họ. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm cạnh tranh gay gắt trong ngành công nghiệp âm nhạc, sự thiếu thông tin và đàm phán không hiệu quả từ phía nhà sản xuất. 

Để hạn chế được tình trạng thù lao không tương xứng, producer nên chứng minh sự hiệu quả trong thành phẩm của mình thông qua các sản phẩm đã thành công và  đàm phán chân thành để  các nghệ sĩ, khách hàng tin tưởng và nhìn nhận đúng về giá trị đóng góp của họ.” 

1599740834b744c682-6bce-4e62-98f3-93210c370350-1718188434025275263191.jpg

Nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền cho rằng, khi bắt đầu hợp tác với nghệ sĩ, câu chuyện cần được đi đến thống nhất đầu tiên là thù lao và thoả thuận sở hữu, “ăn chia” lợi nhuận. Mất lòng trước, được lòng sau, sòng phẳng tiền bạc để không ai cảm thấy hoang mang.

“Bên cạnh việc quan trọng nhất là đích đến của sản phẩm âm nhạc thì câu chuyện về tài chính để duy trì cuộc sống, duy trì sự sáng tạo, duy trì team cũng là một yếu tố quan trọng không kém trong việc sản xuất âm nhạc. Khi một nghệ sĩ tìm đến một team sản xuất âm nhạc thì sẽ thường muốn thực hiện sản phẩm âm nhạc từ A-Z với một mức chi phí trọn gói cho việc tạo ra bản ghi & các chi phí liên quan đến tác quyền. Chi phí sẽ được thảo luận trước khi bắt tay vào quá trình sản xuất âm nhạc.

Quyền sở hữu sẽ có bao gồm nhiều loại quyền khác nhau và cũng có nhiều cách thức chia sẻ giữa nghệ sĩ và songwriter. Thông thường, nghệ sĩ khi mua một bài hát từ songwriter sẽ được độc quyền sử dụng biểu diễn và khai thác thương mại trong một thời gian (2-5 năm theo thoả thuận giữa 2 bên), songwriter sở hữu quyền tác giả. Còn một dạng khác được gọi là tác quyền, nghệ sĩ sẽ chi trả để được quyền sử dụng biểu diễn, không bao gồm quyền liên quan và quyền khai thác thương mại với bên thứ ba. 

Sau khi hết thời hạn độc quyền, songwriter sở hữu tất cả các quyền trên và nghệ sĩ có thể gia hạn độc quyền hoặc đóng tác quyền tùy vào mục đích sử dụng của nghệ sĩ. Ngoài 2 cách thức trên, có những ekip có thể giảm hoặc không lấy chi phí sản xuất/ chi phí tham gia để đổi lại phần trăm Public Sharing - doanh thu đến từ bản ghi thông qua các nền tảng nhạc số, tỉ lệ phần trăm chia sẻ này sẽ được thỏa thuận bởi hai bên”, Hứa Kim Tuyền trải lòng. 

2pillz-17181894111991816617483.jpg

Trước khi đầu quân về S.HUBE, nhà sản xuất 2pillz cũng từng gặp tranh chấp bản quyền

Trước khi đầu quân về S.HUBE, nhà sản xuất 2pillz cũng từng gặp tranh chấp bản quyền vì trao đổi không được rõ ràng, chi tiết. Khi là nhân vật chính trong một tranh chấp, music producer mới rõ bản thân cần một tổ chức quản lý minh bạch, chuyên nghiệp nhằm tránh những phát sinh không đáng có. 

qmg4784-1718188490668168317916.jpeg

Trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, những mô hình quản lý chuyên nghiệp sẽ dần được hình thành, tạo môi trường cho nghệ sĩ thoả sức sáng tạo, không ai bị bỏ lại phía sau

So với những nền âm nhạc tiên tiến, Việt Nam còn thiếu nhiều mô hình công ty quản lý nên phần lớn trong thị trường, khâu vận hành sản xuất, phát hành, bản quyền chưa thực sự được phát triển chuyên nghiệp. Nghệ sĩ và những người làm nhạc vì thế cũng còn vất vả, chưa được phát triển tối đa tài năng và cũng chưa được nhận về đúng giá trị cần có. 

Để đưa ngành công nghiệp âm nhạc tiến xa và nhanh hơn, bản thân những người trong “mắt xích” cần nhìn nhận rõ vai trò của mình và các đồng nghiệp. Công sức của ai cũng xứng đáng được ghi nhận. Trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, những mô hình quản lý chuyên nghiệp sẽ dần được hình thành, tạo môi trường cho nghệ sĩ thoả sức sáng tạo, không ai bị bỏ lại phía sau.

https://kenh14.vn/chuyen-chua-ke-ve-nghe-lam-nhac-vpop-dang-dan-chuyen-nghiep-hoa-lam-the-nao-de-doi-ben-cung-co-loi-20240612175709166.chn

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022