Sáng nay (12/12), trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh cụ ôngkhuyết tậtlái ô tô gây tai nạn ở Bắc Ninh. Theo đó, người đàn ông lớn tuổi, bị khuyết 1 chân được cho là điều khiển ô tô con mang BKS 99A - 257.52.

Sau va chạm, nhiều người dân đã bao vây, yêu cầu người đàn ông xuống xe. Tuy nhiên, người này vẫn cố thủ, khóa trái cửa, kéo kín rèm trên xe. Sau khi bị những người vây quanh ô tô gây áp lực, người đàn ông mới mở cửa bước ra trong tình trạng tay chống nạng thay cho chân bên phải đã bị khuyết.

g1-1670829642700602781738.jpg

Hiện trường vụ tai nạn. (Ảnh cắt từ clip)

Liên quan đến vụ việc, Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết, xe ô tô BKS 99A - 257.52 trong clip được đăng ký lần đầu ngày 7/11/2018. Chủ phương tiện trên là ông Ngô Văn C. (68 tuổi, trú tại phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh).

Vụ việc trong clip được xác định là xảy ra vào sáng 12/12, tại phường Võ Cường (TP Bắc Ninh). Va chạm xảy ra khiến xeô tôcủa ông C. và 1 xe ô tô khác bị hư hỏng nhẹ, không có thiệt hại về người.

Trao đổi với báo chí, ông Ngô Văn C. thừa nhận mình điều khiển chiếc xe trên, vụ việc không có gì to tát và đã được giải quyết ổn thỏa.

Sở GTVT tỉnh Bắc Ninh cũng cho biết, đến nay, ông Ngô Văn C. chưa được cấp giấy phép lái xe ô tô. Hiện trên dữ liệu quản lý của cơ quan này chưa có thông tin của chủ phương tiện trên.

Theo dõi vụ việc trên, nhiều bạn đọc thắc mắc, người khuyết tật có được cấp bằng lái ô tô không? Nếu có thì cần đáp ứng những điều kiện gì?

Người khuyết tật có được cấp bằng lái ô tô không?

Theo quy định của Bộ GTVT, từ ngày 1/6/2017, người khuyết tật đủ điều kiện về sức khỏe theo quy định sẽ được dự thi lấy giấy phép lái xe ô tô hạng B1 số tự động. Điều này đã được nêu rất chi tiết trong Thông tư 12/2017/TT-BGTVT do Bộ GTVT ban hành thay thế Thông tư 58/2015/TT-BGTVT. Thông tư 12/2017/TT-BGTVT nêu rõ quy chế đào tạo và sát hạch lái xe đối với một số trường hợp đặc biệt.

Theo đó, tại khoản 2, Điều 43 của Thông tư đã nêu rõ: Đào tạo để lấy giấy phép lái xe hạng B1 (ô tô 4-9 chỗ ngồi, ô tô tải dưới 3,5 tấn) số tự động cho người khuyết tật học lái xe ô tô hạng B1 số tự động của các trung tâm đào tạo.

Theo quy định, các học viên phải cung đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện và làm đầy đủ hồ sơ thi bằng lái xe theo quy định và chỉ đăng ký học tại một trung tâm đào tạo đã được phê duyệt. Đồng thời, học viên phải học đủ thời gian và nội dung của chương trình đào tạo theo đúng quy định. 

Với các môn lý thuyết học viên có thể tự học nhưng phải thi và được cấp chứng chỉ nếu đạt yêu cầu. Trung tâm đào tạo lái xe cho người khuyết tật phải sử dụng xe hạng B1 hộp số tự động được cấp phép để đào tạo và dùng làm xe tập lái.

Đối với người khuyết tật không có đủ các điều kiện để lái xe tập lái số tự động hạng B1 của cơ sở đào tạo thì cơ sở đào tạo được sử dụng xe của người khuyết tật làm xe tập lái cho người học. Xe của người khuyết tật phải có kết cấu phù hợp để người khuyết tật điều khiển, bảo đảm các điều kiện quy định tại Nghị định số 65/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo và sát hạch bằng lái xe ô tô. Quy định về xe ô tô khi dự thi cũng tương tự. Nếu người khuyết tật không đủ điều kiện sử dụng xe tập lái của trung tâm thì có thể sử dụng xe cá nhân với kết cấu phù hợp.

hoc-lai-xe-b1-cho-nguoi-khuyet-tat-duoc-lai-loai-xe-nao-1670835407357850077613.jpg

Người khuyết tật hoàn toàn có thể học và thi bằng lái xe ô tô hạng B1 số tự động nếu đủ điều kiện sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Người khuyết tật thi bằng lái ô tô hạng B1 cần đáp ứng yêu cầu gì về sức khỏe?

Những người khuyết tật muốn tham gia dự thi lấy giấy phép lái xe hạng B1 bắt buộc phải trải qua các bước khám sức khỏe của cơ quan y tế được quy định. Đồng thời họ cũng phải đáp ứng đủ yêu cầu về sức khỏe được quy định tại Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT về tiêu chuẩn sức khỏe đối với người lái xe do liên Bộ GTVT - Y tế ban hành.

Khi đi khám sức khỏe, người khuyết tật thi bằng lái xe hạng B1 phải khai đầy đủ tiền sử, bệnh sử của gia đình và qua vòng kiểm tra của bác sĩ. Sau đó mọi người sẽ được khám sâu 8 chuyên khoa lâm sàng như: tâm thần, thần kinh, mắt, tai - mũi - họng, tim mạch, hô hấp, cơ xương khớp và chuyên khoa nội tiết (đối với phụ nữ sẽ có thêm khoa thai sản). Nếu đạt tất cả các yêu cầu này, trung tâm sẽ cung cấp giấy chứng nhận về sức khỏe để người khuyết tật hoàn thiện hồ sơ thi bằng lái xe.

Ngoài ra, theo phụ lục số 01 bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ GTVT) quy định những trường hợp sau đây được điều khiển ô tô:

- Người bị các chứng rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 6 tháng.

- Người bị các chứng rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi của bản thân.

- Người thường xuyên gặp phải hiện tượng chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý

- Người có thị lực nhìn xa hai mắt dưới 5/10

- Người bị rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây

- Người bị suy tim độ III trở lên; các bệnh, tật gây khó thở.

- Cụt hoặc mất chức năng 1 bàn tay hoặc 1 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).

Như vậy, theo quy định trên, trường hợp người khuyết tật bị cụt chân trái nhưng tay và chân còn lại vẫn bình thường thì người khuyết tật vẫn đủ điều kiện để đăng ký học thi sát hạch lái xe hạng B1.

Khoản 2, Khoản 3, Điều 43 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

2. Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật có đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo.

a) Người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 của Thông tư này, phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo, phải học đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo theo quy định, được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo;

b) Cơ sở đào tạo sử dụng xe hạng B1 số tự động có đủ điều kiện của cơ sở đào tạo làm xe tập lái.

3. Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật không đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo.

a) Người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 của Thông tư này, phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo, phải học đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo theo quy định, được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo;

b) Cơ sở đào tạo có thể sử dụng ô tô của người khuyết tật để làm xe tập lái; ô tô của người khuyết tật phải có kết cấu phù hợp với việc điều khiển của người khuyết tật, đảm bảo các điều kiện theo quy định tại các điểm đ, e, i và k khoản 2 Điều 6 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022