Dãy Giăng Màn thuộc một phần dải Trường Sơn, kéo dài từ Tây Nam tỉnh Hà Tĩnh đến Tây Bắc tỉnh Quảng Bình. Dưới chân núi Giăng Màn là nơi cư ngụ của tộc người như Khùa, Mày, Sách, Mã Liềng… tại hai xã biên giới Dân Hóa và Trọng Hóa, huyện Minh Hóa.
ban-do-tavong-1-1695132037928260941391-1704794632485-17047946331531404719468.jpg

Dưới chân núi Giăng Màn là nơi cư ngụ của tộc người như Khùa, Mày, Sách, Mã Liềng… tại hai xã biên giới Dân Hóa và Trọng Hóa, huyện Minh Hóa.

Nơi đây, tộc người Khùa thuộc dân tộc Bru - Vân Kiều và tộc người Mày thuộc dân tộc Chứt sinh sống đan xen với nhau. Giữa họ có sự giao thoa về đời sống vật chất và văn hóa bền chặt.Lễcúng Giang sơn của người Khùa, Mày ở vùng đất này là minh chứng cho sự giao thoa đó.

Theo già làng, Lễ cúng Giang sơn được bà con gìn giữ, duy trì tổ chức từ bao đời. Đồng bào nơi đây thường tổ chức lễ vào đầu năm mới và một số dịp quan trọng trong năm. Lễ cúng có ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, không có dịch bệnh, đồng bào ai nấy cũng đều có sức khỏe, nhà nhà luôn an yên, may mắn, công việc làm ăn trên rừng suôn sẽ, thú dữ không phá hoại mùa màng...

le-cung-2-17047917868811356182091-1704794634096-1704794634235270810130.png

Để tổ chức Lễ cúng Giang sơn, người Mày và người Khùa cùng họp bàn, tìm nơi sạch sẽ ở đầu nguồn con nước.

Dù có sự khác nhau trong ngôn ngữ giao tiếp, nhưng theo quan niệm của người Khùa (Bru-Vân Kiều), Mày (Chứt) thì Lễ cúng Giang Sơn là cúng thần Cu lôông, Cờ tôốc.

Cu lôông có nghĩa là nơi đỉnh núi cao nhất, nhọn nhất, sạch sẽ nhất. Còn Cờ tôốc mang ý nghĩa là ở phía dưới thấp, nơi mặt đất nằm cạnh khe suối, là nơi rất sạch sẽ. Thần Cu lôông, Cờ tôốc chính là vị thần cai quản ở 3 tầng ngự trị trong thế giới tâm linh của người Khùa và Mày (trên cao, ở giữa và phía dưới).

"Cúng giang sơn này là từ thời ông cha để lại, chúng tôi vẫn tiếp tục tập hợp nhau để tổ chức. Vị trí làm lễ là nơi đầu nguồn con nước, phải thật sạch sẽ, không ô nhiễm để thần xuống ăn. Sau đó thần sẽ phù hộ cho dân các bản mạnh khỏe, học sinh học giỏi, sự vươn lên của thôn bản", ông Hồ Thiên, Bí thư chi bộ bản K Ai, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa cho biết.

le-cung-11-17047920330191429923658-1704794635420-170479463563465299711.pngle-cung-4-17047920470731832284512-1704794636414-17047946365631407228984.pngle-cung-9-17047920618351117401264-1704794637479-17047946376091797316182.png

Đàn ông trong bản mổ con heo ngon, phụ nữ thì đi hái bắp chuối, rau rừng, bắt ốc, cá... để chế biến thành nhiều món ngon dâng lên các thần.

Để tổ chức Lễ cúng Giang sơn, người Mày và người Khùa cùng họp bàn, tìm nơi sạch sẽ ở đầu nguồn con nước. Đàn ông trong bản mổ con heo ngon, béo mẩm. Phụ nữ thì đi hái bắp chuối, rau rừng, bắt ốc, cá... để chế biến thành nhiều món ngon dâng lên các thần. 

Ngoài ra, toàn bộ người dân trong bản đều gói bánh nếp không có nhân đem đến để đặt lên mâm cúng.

Khi những món ăn được trình lên mâm lễ, trưởng bản thay mặt người dân mời thần hưởng lòng thành và cầu xin sự an bình, sức khỏe và mùa màng bội thu... Buổi lễ được tổ chức với không khí trang nghiêm, dân bản vây quanh bàn lễ với lòng tôn kính.

le-cung-8-17047921359771513955309-1704794639641-17047946398441748330982.pngle-cung-7-17047921465491005751825-1704794640956-17047946411021953999951.pngle-cung-1-1704792158860884978170-1704794642881-1704794643062734583273.png

Khi những món ăn được trình lên mâm lễ, trưởng bản thay mặt người dân mời thần hưởng lòng thành và cầu xin sự an bình, sức khỏe và mùa màng bội thu...

Sau phần lễ là phần hội, mọi người tham gia có dịp trò chuyện, giao lưu. Đây là dịp để người dân ở các bản tăng cường thắt chặt sự đoàn kết, gắn bó trong cuộc sống, giáo dục cho các thế hệ cùng hướng về nguồn cội, yêu quý bản làng, giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp, chung tay xây dựng làng bản ấm no, bảo vệ sự bình yên nơi biên cương.

Dân bản cùng du khách quây quần bên bếp lửa cạnh con suối chảy róc rách để chuyện trò, thưởng thức những món ăn, ché rượu cần cho đến tận buổi sáng hôm sau.

Điều đặc biệt trong lễ cúng này, khi dân bản đến tham gia lễ cúng thì có thể ở lại ăn uống, chuyện trò thoải mái đến hết ngày, nhưng cấm kỵ không được mang bất cứ một thứ đồ ăn, thức uống nào về nhà.

le-cung-10-1704792227235774028528-1704794644381-170479464477874098353.png

Dân bản cùng du khách quây quần bên bếp lửa cạnh con suối chảy róc rách để chuyện trò, thưởng thức những món ăn, ché rượu cần cho đến tận buổi sáng hôm sau.

"Đồng bào 2 xã Dân Hóa và Trọng Hóa, hàng năm có từ 2 đến 3 lần cúng Giang sơn. Lễ này bà con cúng một vị thần nào đó để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, cầu mong cho bà con mạnh khỏe. 

Chúng tôi đánh giá đây là nét văn hóa đặc sắc cần được bảo tồn. Phòng Dân tộc phối hợp với UBND các xã hỗ trợ bà con gìn giữ, duy trì lễ cúng Giang sơn này", ông Cao Ngọc Điền, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình cho biết.

dsc0291-1644814342362795194149-83-0-1333-2000-crop-16448148914061659369445.jpgSinh ra đã có ban thờ sống, tục lệ lạ kỳ của đồng bào Vân Kiều

GiadinhNet - Đối với người Vân Kiều, thờ hồn của chính mình là việc tôn trọng chính bản thân. Cùng với đó là phải ý thức để sống tốt với gia đình, bản làng, phải nỗ lực lao động, sản xuất, dần xóa đói giảm nghèo, hướng tới cuộc sống no đủ, văn minh hơn.

Độc đáo với Lễ cúng cầu mưa của người Jrai.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022