tin-bao-hanh-con-1729843648044603756788-0-24-544-894-crop-17298436673431003487208.pngTin tối 25/10: Diễn biến mới nhất vụ mẹ bạo hành khiến con gái 5 tuổi tử vong; bão số 6 diễn biến rất phức tạp, có thể thay đổi

GĐXH - Cơ quan công an xác định người mẹ có hành vi bạo hành con và đây là nguyên nhân chính khiến bé gái 5 tuổi tử vong; Cơ quan khí tượng nhận định diễn biến bão số 6 còn rất phức tạp và có thể có thay đổi.

Hà Nội sắp hạn chế ôtô, xe máy xăng ở nhiều khu vực

anh-chup-man-hinh-2024-10-25-luc-175052-1729853464993432755515-1729866649709-17298666499171725209539-1729901179907-17299011801991872630509.png

Dự kiến 5 khu vực sẽ bị hạn chế phương tiện gây ô nhiễm

UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn nhằm cụ thể hóa Luật Thủ đô năm 2024.

Theo đó, dự kiến việc thí điểm mô hình vùng phát thải thấp, hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm sẽ được thực hiện từ năm 2025. Các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 (trừ ôtô điện, xe máy điện) di chuyển vào vùng phát thải thấp phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn khí thải cụ thể, trừ các phương tiện ưu tiên.

Hà Nội cho rằng có nhiều nguồn gây ô nhiễm, trong đó giao thông vận tải đang là nguồn phát thải PM 2.5 lớn nhất, chiếm 50-70%. Vùng phát thải thấp là khu vực giới hạn trong thành phố, nơi có mức độ ô nhiễm không khí cao. Các phương tiện giao thông hoạt động ở khu vực này phải đáp ứng tiêu chuẩn phát thải nghiêm ngặt. Phương tiện không đạt tiêu chuẩn sẽ bị hạn chế hoặc phải trả phí.

Dự thảo đưa ra 5 tiêu chí để xác định vùng phát thải thấp, đây cũng là các vùng dự kiến hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm.

Thứ nhất, là khu vực tập trung các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; mật độ dân cư cao, có các khu vực/địa danh cần được bảo tồn, có tiềm năng phát triển du lịch văn hóa xã hội.

Thứ hai, là khu vực đang ô nhiễm không khí vì nguồn phát thải giao thông.

Thứ ba, là khu vực có hạ tầng đáp ứng được phương tiện giao thông công cộng phát thải thấp, có khả năng tổ chức sắp xếp giao thông phù hợp, thuận tiện, khoa học.

Thứ tư, là khu vực đủ điều kiện áp dụng tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn về phát thải của phương tiện (có giải pháp giám sát, xử lý vi phạm về phát thải, chuyển đổi phương tiện, tổ chức giao thông phù hợp đảm bảo giao thông thông suốt).

Thứ năm, là khu vực mà chính quyền và người dân đồng thuận xây dựng vùng phát thải thấp.

Dự kiến, những khu vực được xác định vùng phát thải thấp sẽ phải áp dụng biện pháp về giao thông, kinh tế để giảm ô nhiễm không khí. Hà Nội sẽ phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy tiến tới dừng ở các quận vào năm 2030.

Hà Nội cũng sẽ có chính sách thay thế xe máy cũ không đảm bảo an toàn giao thông và xả khí thải; quy định các khu vực cấm ôtô chạy dầu diesel, khu vực hạn chế xe máy, xe tải, taxi; chính sách khuyến khích thay thế xe buýt chạy dầu diesel bằng xe chạy điện.

Hà Nội dự kiến đưa ra các quy định nhằm khuyến khích thu hút đầu tư đường sắt đô thị, BRT, Mono rail, buýt bằng hình thức hợp tác công tư (PPP).

Theo một báo cáo mới đây của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, dân số của thành phố hiện là trên 8 triệu người, chưa bao gồm 1,2 triệu dân vãng lai thường xuyên sinh sống, làm việc và học tập tại thành phố. Số lượng phương tiện giao thông đường bộ là trên 7,8 triệu phương tiện các loại, chưa kể 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác tham gia giao thông trên địa bàn.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2019-2023 là trên 10% đối với ôtô và trên 3% đối với xe máy, trong khi tỉ lệ diện tích đất dành cho giao thông đến nay mới đạt khoảng 12,13% dẫn đến hiện tượng quá tải trên các tuyến đường giao thông.

4 sân bay tạm thời đóng cửa tránh bão số 6 Trà Mi từ ngày 27/10

Do ảnh hưởng cơn bão số 6 Trà Mi, Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam, 4 sân bay: Đà Nẵng, Phú Bài, Đồng Hới, Chu Lai; Cảng vụ Hàng không miền Bắc và miền Trung về việc tạm ngừng khai thác máy bay.

Để bảo đảm an toàn khai thác tại các cảng hàng không, Cục Hàng không Việt Nam quyết định tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay tại Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Phú Bài từ 6h đến 22h ngày 27/10, Cảng HKQT Đà Nẵng từ 6h ngày 27/10 đến 4h ngày 28/10; Cảng hàng không Đồng Hới từ 6h đến 19h ngày 27/10; Cảng hàng không Chu Lai từ 10h ngày 27/10 đến 10h ngày 28/10.

Cục Hàng không Việt Nam vừa yêu cầu Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam thực hiện thông báo tin tức hàng không theo quy định hiện hành và đảm bảo điều hành bay an toàn tuyệt đối.

Đối với Cảng vụ hàng không miền Bắc và miền Trung, Cục yêu cầu các đơn vị này phải kiểm tra, giám sát việc đảm bảo an toàn khai thác tại các cảng hàng không theo quy định.

Ngoài ra, Cục cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị báo cáo ngay về những khó khăn, vướng mắc (nếu có) trong quá trình thực hiện, để kịp thời điều chỉnh kế hoạch khai thác tại các cảng hàng không cho phù hợp.

Yêu cầu làm rõ nguyên nhân sự cố dừng tàu trên cao tuyến Nhổn - ga Hà Nội

Liên quan đến sự cố kỹ thuật khiến đoàn tàu tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội phải dừng hoạt động gần 30 phút xảy ra vào ngày 24/10, Sở GTVT Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị liên quan báo cáo về nguyên nhân, giải pháp khắc phục.

Theo đó, Sở GTVT Hà Nội yêu cầu Công ty TNHH một thành viên Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) tuân thủ tuyệt đối các quy trình vận hành, bảo trì dự án. Trong quá trình triển khai, nội dung nào chưa phù hợp cần trao đổi với Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, đơn vị tư vấn để kịp thời cập nhật, điều chỉnh.

Sở GTVT Hà Nội cũng đề nghị Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đôn đốc đơn vị tư vấn, nhà thầu phụ phối hợp với Hanoi Metro tìm hiểu nguyên nhân và bảo hành theo quy định. Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội kiểm tra, rà soát công tác vận hành của dự án và đôn đốc đơn vị vận hành khắc phục sự cố.

Trước đó, khoảng 17h30 ngày 24/10, một đoàn tàu tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Cầu Giấy gặp sự cố kỹ thuật, phải dừng gần 30 phút tại ga Lê Đức Thọ.

Đại diện Hanoi Metro cho biết, đây là sự cố mất điện ở ray thứ 3 từ ga Cầu Giấy tới ga Lê Đức Thọ, khiến các đoàn tàu phải dừng hoạt động để chờ khắc phục. Ngay khi sự việc xảy ra, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã phối hợp với Hanoi Metro để xử lý. Nhà ga sau đó cũng đã phát thông báo xin lỗi hành khách, hoàn tiền vé theo yêu cầu và hướng dẫn khách chuyển sang đi xe buýt.

"Bật mí" những kỷ vật của vua Hàm Nghi trao tặng cho Huế và Quảng Trị

bao-vat-vua-ham-nghi-2-1729917730378403577597-1729923202635-17299232040551259264339.jpg

Hình ảnh chiếc khay trà của vua Hàm Nghi.

Theo báoa Người lao động, ngày 26-10, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết vừa phối hợp với UBND huyện Cam Lộ (Quảng Trị) tiếp nhận các kỷ vật của vua Hàm Nghi do hậu duệ của nhà vua gửi tặng.

Theo đó, đơn vị này đã tiếp nhận một khay và tẩu thuốc cùng chất liệu gỗ khảm ốc xà cừ. Trong đó chiếc khay dài hơn 31 cm, rộng hơn 18 cm và cao 10 cm. Bộ sách bằng chữ Hán có ba cuốn là Ngự chế canh chức đồ (hai chương), Đan đồ huyện chí (25 chương) và Tăng đính thi kinh thể chú diễn nghĩa (năm chương).

Các kỷ vật này được tiến sĩ Amandine Dabat - hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi, giao cho Đại sứ quán Việt Nam tại Paris (Pháp) và đại diện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ông Nguyễn Anh Minh đưa về nước.

Ngoài những kỷ vật trên, ông Nguyễn Anh Minh còn đón nhận một bức tranh ít được công bố của vua Hàm Nghi, trưng bày lần đầu khoảng năm 1878. Ông cho biết ngày 12-11, bảo tàng sẽ tổ chức lễ công bố và trưng bày tác phẩm với sự tham dự của bà Amandine Dabat.

Toạ đàm ra mắt sách 5-11 sẽ có sự tham gia của Tiến sĩ Amandine Dabat, người sẽ sang Việt Nam để giới thiệu cuốn sách "Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger" mới nhất của mình, cũng như chính thức trao tặng các kỷ vật của vua Hàm Nghi.

Trước đó vào tháng 12-2022, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đón nhận bức tranh vua Hàm Nghi vẽ lúc bị lưu đày ở Algérie - do hậu duệ đời thứ năm của ông hiến tặng.

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết hoạt động tiếp nhận có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản và khơi gợi, tôn vinh những giá trị lịch sử của dân tộc. Việc hồi hương các kỷ vật mang lại cơ hội để người dân trong nước, nhất là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu thêm về vua Hàm Nghi.

Vua Hàm Nghi (1871-1944) lên ngôi khi mới 13 tuổi, là hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn. Năm 1885, sau khi kinh đô Huế thất thủ, vua Hàm Nghi cùng Tôn Thất Thuyết rời khỏi kinh thành. Ngày 13-7-1885, tại thành Tân Sở ở Cam Lộ (Quảng Trị), vua ban chiếu Cần Vương, kêu gọi thần dân khắp ba miền chống Pháp.

Năm 1888, vua bị bắt và bị Pháp đưa đi lưu đày ở Alger (thủ đô Algérie). Thời gian sống ở đây, tài năng hội họa của ông được khai phá.

Truy tố cựu cán bộ công an ở Hà Nội dùng ô tô công an phường để chở ma túy

Theo VTV, ngày 25/10, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thông tin, đơn vị vừa ban hành cáo trạng truy tố 12 bị can về tội 'Mua bán trái phép chất ma túy', trong đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia từ Lào về Việt Nam.

21eccca353ecbab2e3fd-jpg-92884386547923552265788-43124390874867523960047-17298659791591612311800-1729900856824-1729900857196355361192.jpg

Trong các bị can có Nguyễn Văn Hưng, cựu cán bộ Công an phường Đức Giang (quận Long Biên, Hà Nội) và Hà Minh Đức (cựu cán bộ Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an quận Long Biên, TP Hà Nội).

Theo cáo trạng, từ tháng 4/2019 đến tháng 1/2021, các bị can đã mua bán trái phép tổng gần 137kg ma túy tại TP Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh. Đối tượng cung cấp được xác định là Hạ Bá Vừ (người Lào).

Trong vụ án này, Nguyễn Thế Thành (ở Thừa Thiên Huế) và Trương Tuấn Dũng (ở Hà Nội) bị cáo buộc là chủ mưu, cầm đầu thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy, thu lợi bất chính hơn 8 tỷ đồng.

Theo cáo trạng, ở TP Hà Nội, Nguyễn Thị Kim Hương (ở quận Long Biên) là đầu mối nhận, tổ chức tiêu thụ trên địa bàn TP Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh. Quá trình mua bán ma túy, Hương hưởng hơn 4 tỷ đồng.

Đối với cựu cán bộ công an Nguyễn Văn Hưng, cơ quan công tố cáo buộc bị can này đã giúp sức, bao che cho Hương cùng đồng phạm thực hiện hành vi mua bán trái phép hơn 37kg ma túy, còn Hà Minh Đức giúp sức, bao che cho Hương và đồng bọn mua bán trái phép gần 135kg ma túy.

Theo cáo trạng, trong thời gian dài, bị can Hưng và Đức đã nhiều lần nhận tiền từ Hương để không báo cáo cấp trên, không lập kế hoạch đấu tranh đối với tội phạm.

Bị can Hưng trực tiếp sử dụng ô tô trật tự của Công an Phường Đức Giang để giúp Hương vận chuyển ma túy đi cất giấu, nhằm qua mặt lực lượng chức năng. Trong khi đó, lợi dụng vị trí công tác, Hà Minh Đức trực tiếp đứng ra nhận tiền với giá 20 triệu đồng/kg để "bảo kê" ma túy của Thành đi ra Hà Nội.

Viện kiểm sát đánh giá, đây là vụ án ma túy đặc biệt nghiêm trọng, hoạt động xuyên quốc gia, có mạng lưới phân phối tinh vi và có tổ chức cao, với các đường dây trải rộng khắp nhiều tỉnh, thành. Các đối tượng đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để ngụy trang ma túy nhằm đánh lừa cơ quan chức năng.

Trong đó, đặc biệt nghiêm trọng là sự giúp sức, bao che của một số cán bộ công an, những người vốn có trách nhiệm bảo vệ pháp luật, lại trở thành "mắt xích" quan trọng trong đường dây này, giúp các đối tượng thực hiện trót lọt hành vi phạm tội.

Bổ nhiệm phó giám đốc công an ở 3 tỉnh

Ngày 25/10, Công an tỉnh Đồng Tháp tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định điều động và bổ nhiệm có thời hạn Đại tá Hà Văn Bắc - Trưởng phòng Giám sát thông tin mạng và phòng, chống hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia (thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an), đến nhận và giữ chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp.

Phát biểu tại buổi lễ, Đại tá Nguyễn Văn Hiểu - Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp mong rằng, Đại tá Hà Văn Bắc tiếp tục rèn luyện, phấn đấu, phát huy kinh nghiệm công tác, phối hợp tốt với các sở ngành, địa phương để cùng Đảng ủy – Ban Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.

Trước đó vào ngày 21/10, Công an tỉnh Cao Bằng tổ chức lễ thông báo và công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ.

Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Công an tỉnh Cao Bằng đã thông báo quyết định điều động Đại tá Hòa Quang Tưng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an.

Buổi lễ cũng công bố quyết định điều động Đại tá Lương Ngọc Quyết, Trưởng phòng, Cục An ninh đối ngoại Bộ Công an, đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng.

Cùng ngày, Công an tỉnh Lâm Đồng tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ.

Tại hội nghị, được sự uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tá Trương Minh Đương - Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng đã trao quyết định bổ nhiệm Thượng tá Phạm Thanh Hùng - Trưởng Công an huyện Di Linh, làm Phó Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng.

Thượng tá Phạm Thanh Hùng năm nay 43 tuổi, quê tỉnh Hưng Yên. Trước khi được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, ông Hùng là Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Lâm Đồng. Đến tháng 9/2023, Thượng tá Phạm Thanh Hùng được điều động làm Trưởng Công an huyện Di Linh.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022