Mới đây, cử tri Hải Phòng kiến nghị Chính phủ nghiên cứu, xem xét ban hành chính sách quy định hỗ trợ tiền đóng học phí cho học viên, sinh viên các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe , đặc biệt là các ngành, chuyên ngành khó tuyển, các ngành phục vụ cho hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở.

Về vấn đề này, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trả lời như sau:

Tại Khoản 14 Điều 15 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (Nghị định số 81) đã quy định đối tượng miễn học phí gồm: "Học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh học một trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước".

hoc-phi-voi-sinh-vien-nganh-y-duoc-ma-nganh-suc-khoe-ng-1677114062860527064757-1677125853678-16771258538472059599123.jpg

Sinh viên học các ngành lĩnh vực sức khỏe nếu thuộc đối tượng chính sách được miễn giảm học phí theo quy định tại Nghị định số 81.

Ngoài ra, sinh viên học các ngành lĩnh vực sức khỏe nếu thuộc đối tượng chính sách (người dân tộc thiểu số rất ít người, dân tộc thiểu số ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thuộc hộ nghèo, cận nghèo…) được miễn giảm học phí theo quy định tại Nghị định số 81.

Như vậy, hiện nay Nhà nước đã có các chính sách miễn giảm học phí đối với người học một số chuyên ngành đặc thù thuộc lĩnh vực sức khỏe và thuộc đối tượng chính sách.

Đối với các đối tượng khác, Bộ GD&ĐT xin ghi nhận ý kiến của cử tri và sẽ phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí cho học viên, sinh viên các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe, đặc biệt các ngành, chuyên ngành khó tuyển, các ngành phục vụ cho hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở khi điều kiện ngân sách nhà nước cho phép để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

6 trường đại học khối ngành Y, Dược đã công bố chỉ tiêu tuyển sinh năm 2023

Về các quy định, tiêu chí tuyển sinh năm nay của Trường Đại học Dược Hà Nội giữ ổn định như năm ngoái với 4 ngành, gồm: Dược học, Hóa dược, Hóa học và Công nghệ sinh học. Trừ ngành Dược học tuyển 780 sinh viên, mỗi ngành còn lại đều tuyển 60 em. Các phương thức tuyển sinh gồm: Xét tuyển thẳng theo quy định về tuyển thẳng của Bộ GD&ĐT và nhà trường, xét tuyển kết hợp kết quả học tập THPT với chứng chỉ SAT/ACT, xét tuyển đối với học sinh giỏi các lớp chuyên của trường THPT năng khiế, chuyên cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh. Trường Đại học Dược Hà Nội cũng dùng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 để xét tuyển.

Trường Đại học Y tế Công cộng tuyển sinh bằng 4 phương thức, gồm: Xét tuyển thẳng, xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2023, xét học bạ, xét kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023 (chỉ thực hiện với ngành Khoa học dữ liệu). Trường tuyển sinh 805 chỉ tiêu với 7 ngành gồm: Y tế công cộng, Kỹ thuật xét nghiệm y học; Dinh dưỡng, Công tác xã hội; Kỹ thuật phục hồi chức năng, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Khoa học dữ liệu. Trong đó, Kỹ thuật xét nghiệm y học tuyển nhiều nhất với 215 chỉ tiêu, Y tế công cộng 190 và Kỹ thuật phục hồi chức năng 130.

Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế tuyển sinh 1.600 chỉ tiêu cho 13 ngành học, trong đó ngành Y khoa lấy chỉ tiêu cao nhất 400 em. Trường dùng 2 phương thức để xét tuyển đầu vào, gồm: xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét điểm thi tốt nghiệp kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Khoa Y Dược - Đại học Đà Nẵng xét tuyển hơn 150 chỉ tiêu cho 4 ngành học, gồm: Y khoa, Điều dưỡng, Răng - Hàm - Mặt và Dược học. Trường tuyển sinh chủ yếu từ phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2023. Ngoài ra, trường xét học bạ (20 chỉ tiêu ngành Điều dưỡng và 20 chỉ tiêu tuyển thẳng cho tất cả các ngành học).

Năm nay, Trường Đại học Y Dược TP.HCM tuyển sinh cơ bản giữ ổn định như năm 2022. Trường dự kiến chỉ có một số điều chỉnh nhỏ về mặt kỹ thuật.

Trường áp dụng hai phương thức xét tuyển gồm: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT; kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển. Hai phương thức xét tuyển độc lập nhau, thí sinh có thể sử dụng cả hai phương thức nhưng thí sinh đã trúng tuyển sẽ không được tham gia xét tuyển ở phương thức khác.

Khoa Y - Đại học Quốc gia TP.HCM tuyển sinh 5 ngành hệ đại học chính quy, gồm: Y khoa (100 sinh viên), Răng-Hàm-Mặt (50), Dược học (50), Y học cổ truyền (75) và Điều dưỡng (200). Phương thức tuyển sinh và chỉ tiêu tuyển sinh mỗi ngành được giữ ổn định như năm 2022. Khoa Y dành 45% tổng chỉ tiêu cho phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM, tăng 10% so với năm 2022. Phương thức ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi theo quy định của Đại học Quốc gia TP.HCM được dành khoảng 15-20% chỉ tiêu, phương thức xét tuyển dựa vào kết quả các kỳ thi quốc tế là 10%. Số chỉ tiêu ở cả hai phương thức này tăng 5% so với năm ngoái. Với các phương thức còn lại, số chỉ tiêu khoảng 5-10%. Trong đó, phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế giảm 5-10% so với năm 2022.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022