Toàn tỉnh Quảng Bình có trên 17.000 hộ dân bị ngập do mưa lũ thì huyện Lệ Thuỷ chiếm đến trên 12.000 hộ. Hiện tại huyện này vẫn còn mưa và nước vẫn đang tiếp tục dâng cao. (Ảnh: Nguyễn Chiến)
Người dân huyện Lệ Thuỷ cho biết, nước hiện chỉ còn cách mức đỉnh lũ lịch sử năm 2020 khoảng 50 - 63cm tuỳ từng địa điểm. Nước dâng cao gần chạm nóc nhà cấp 4, hàng nghìn người dân phải bỏ nhà di chuyển đến nơi an toàn. (Ảnh: CTV)
Nhiều cơ sở giáo dục, trụ sở cơ quan nhà nước ở huyện Lệ Thuỷ lũ nhấn chìm gần hết tầng 1. (Ảnh: CTV)
Xuồng là phương tiện duy nhất để dân vùng lũ huyện Lệ Thuỷ di chuyển ra bên ngoài để tìm lượng thực, nước uống hoặc giúp đỡ những người hàng xóm có thể gặp nạn do lũ. (Ảnh: Võ Thạnh)
Từ cao nhìn xuống, những nóc nhà của dân vùng lũ Lệ Thuỷ trơ trọi giữa biển nước mênh mông. (Ảnh: Nguyễn Chiến)
Nước tại một số tuyến đường liên thôn, xã ở huyện Lệ Thuỷ nước dâng cao hơn 2 mét và hiện chưa có dấu hiệu dừng lại. (Ảnh: Võ Thạnh)
Theo Trung tâm Khí tượng thuỷ văn quốc gia, từ đêm 28/10 đến ngày 30/10, ở khu vực phía Nam tỉnh Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế tiếp tục có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa từ 80-160mm, cục bộ có nơi trên 250mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn (>100mm/3h). Do đó, nước lũ ở huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) có thể vẫn tiếp tục dâng cao.
Ghi nhận tại huyện Lệ Thuỷ hiện vẫn có mưa rào cục bộ từng thời điểm và nước có thể tiếp tục dâng. (Ảnh: Võ Thạnh).
Hiện nay, lực lượng công an, quân đội phối hợp với chính quyền địa phương ở huyện Lệ Thuỷ huy động tối đa nhân lực, thiết bị để tiếp tế cho người dân đang bị cô lập do lũ với phương châm "không để ai bị bỏ lại phía sau"; quyết tâm không để ai đói khát. (Ảnh: CTV)
Một hộ dân vùng lũ Quảng Bình ở nhà cấp 4 nước lại đang dâng cao nên được lực lượng chức năng dùng thuyền thúng đưa đến nơi trú tránh an toàn. (Ảnh: Nguyễn Chiến)
Hiện lực lượng chức năng huyện Lệ Thuỷ đang bố trí lực lượng ứng trực 24/24 sẵn sàng tiếp nhận thông tin và ứng cứu, di chuyển người dân vùng lũ đến nơi an toàn. (Ảnh: Nguyễn Chiến)
Lực lượng chức năng bơi trong nước để kéo thuyền chở các nhu yếu phẩm cần thiết vào tiếp tế cho người dân vùng lũ. (Ảnh: Võ Thạnh)
Một cụ ông lớn tuổi ở vùng lũ đang được lực lượng chức năng dìu ra thuyền để đưa đến nơi trú tránh an toàn. (Ảnh: Nguyễn Chiến)
TS. Nguyễn Ngọc Huy (chuyên gia thời tiết) nhận định, mặc dù xác suất không chắc chắn vì phụ thuộc vào lượng nước nguồn về nhưng với kịch bản mưa như hiện tại thì lũ tại huyện Lệ Thuỷ có thể dâng lên bằng hoặc cao hơn đỉnh lũ lịch sử năm 2020. (Ảnh: Võ Thạnh)
TS. Nguyễn Ngọc Huy cũng lưu ý, những gia đình vùng lũ Lệ Thuỷ đang trú ẩn trong các căn nhà lợp ngói và tôn cấp 4 nên tìm trước đường thoát khi cửa chính bị bít bởi nước lũ. Tốt nhất là trú ẩn nhờ tại nơi có nhà 2 tầng kiên cố hoặc liên lạc với ban chỉ huy PCTT & TKCN cấp xã để được hỗ trợ. (Ảnh: Võ Thạnh)
Theo Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN kiêm Phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Bình, toàn tỉnh hiện có khoảng 17.628 hộ bị ngập lụt, trong đó, huyện Lệ Thủy 12.361 nhà; huyện Quảng Ninh 4.897 nhà và TP. Đồng Hới 370 nhà.
Mưa lũ cũng gây chia cắt 44 thôn bản, trong đó huyện Lệ Thủy có 5 thôn, bản; huyện Quảng Ninh có 38 thôn, bản và huyện Tuyên Hoá có 1 thôn.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn quốc gia, từ nay đến 30/10, ở khu vực phía Nam tỉnh Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế tiếp tục có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to. Đêm 30/10, ở khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Nam có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 50mm. Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc