Nghĩa vụ quân sự 2025 đi mấy năm?
Theo Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
Bộ trường Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ những không quá 06 tháng khi thuộc các trường hợp sau:
- Để đảm bảo nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.
- Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
Theo quy định nêu trên, thời gian đi nghĩa vụ quân sự 2025 là 24 tháng và có thể kéo dài không quá 06 tháng nếu thuộc các trường hợp được quy định nêu trên.
GĐXH - "Nghĩa vụ quân sự 2025 đi mấy năm?" là câu hỏi được quan tâm trong mùa đi nghĩa vụ quân sự 2025 sắp tới.
Theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. Ảnh minh họa: TL
Người tham gia nghĩa vụ quân sự được xuất ngũ sớm trước thời hạn khi nào?
Căn cứ theo Điều 21 và Khoản 2 Điều 43 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, người tham gia nghĩa vụ quân sự được về sớm trước 24 tháng nếu thuộc các trường hợp dưới đây:
- Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ.
- Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
- Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.
- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một.
- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
*Lưu ý: Trường hợp đi nghĩa vụ được về sớm 24 tháng được áp dụng đối với đi nghĩa vụ quân sự trong thời bình và không thuộc các trường hợp:
- Kéo dài thời gian đi nghĩa vụ theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng không quá 06 tháng.
- Đi nghĩa vụ quân sự trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.
Thẩm quyền giải quyết xuất ngũ trước thời hạn cho công dân đang tham gia nghĩa vụ quân sự
Tại Điều 6 Thông tư 279/2017/TT-BQP quy định về thẩm quyền giải quyết xuất ngũ như sau:
"Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thời gian, số lượng hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ hằng năm.
Chỉ huy trưởng cấp trung đoàn và tương đương quyết định xuất ngũ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền.
Chỉ huy trưởng cấp sư đoàn và tương đương trở lên xem xét, phê duyệt đối với trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ban hành quyết định hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ về địa phương, nếu cá nhân được tiếp nhận vào làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế và có nguyện vọng xin làm thủ tục chuyển đến nơi tiếp nhận vào làm việc, thì Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện xem xét, giải quyết theo quy định".
Theo quy định trên, chỉ huy trưởng cấp sư đoàn và tương đương trở lên xem xét, phê duyệt đối với trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn theo quy định tại Thông tư 279/2017/TT-BQP.
GĐXH - Trong một số trường hợp đặc biệt, công dân sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Để thực hiện điều này, công dân cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
GĐXH - Tiêu chuẩn trình độ văn hoá tham gia nghĩa vụ quân sự là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết thông tin cụ thể.