Clip người ăn xin xếp hàng ngồi trước cổng đền Bờ sông (đền Quan Lớn Tuần Tranh) ở khu 2, thị trấn Ninh Giang)

Những ngày qua, PV Gia đình & Xã hội nhận được nhiều ý kiến phản ánh của du khách thập phương cùng người dân sở tại về việc xuất hiện tình trạng nhiều người ăn xin ở khu đền Bờ sông (cạnh sông Luộc, thuộc khu 2, thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) gây nên hình ảnh không đẹp và khiến nhiều du khách phiền lòng.

base64-16749834457941197478317.png
base64-1674981091321399634575.png

Lối vào đền Bờ sông.

Để mục sở thị, trưa nay 29/01 (tức mồng 8 Tết Quý Mão), PV có mặt tại khu đền này. Thời điểm chúng tôi có mặt vào buổi trưa muộn những du khách đến lễ, du xuân ở đây khá đông và người ăn xin có mặt ở khắp mọi nơi.

base64-16749809067582082581008.png
base64-1674980853674886167513.png

2 lối đi vào đền Bờ sông đều có nhiều người ngồi xin tiền

Ngay tại 2 lối ra vào đền đều có người ăn xin ngồi sẵn và lúc nào cũng ngửa mũ, nón, rổ nhựa để xin tiền mỗi khi du khách đi qua. Thậm chí, ngay lối từ Nhà máy nước Ninh Giang vào đền, luôn có 3 người ăn xin ngồi cạnh nhau và cách đó không xa là người đàn ông tuổi cao ngồi ngửa mũ cối xin tiền du khách...

base64-16749808373681888026195.png
base64-1674980823615967644176.png

Người đàn ông tay chống nạng đứng sẵn ở cổng đền hành nghề ăn xin

Còn ngay lối cửa vào đền, xuất hiện người đàn ông luôn đứng chờ sẵn, tay chống nạng, vai đeo túi. Tuy nhiên, khi thấy PV chụp ảnh, người đàn ông này liền vội bỏ đi chỗ khác, len vào khu hàng quán gần đó. Một lát sau, thấy PV rời khỏi thì người đàn ông quay lại vị trí cũ để chờ du khách đi qua xin tiền.

base64-16749807931771122901701.png
base64-16749807789781524166146.png

Người ăn xin len lỏi theo chân du khách

Chưa dừng lại ở đó, ngoài những vị trí người ăn xin đã ngồi, đứng sẵn thì thỉnh thoảng có người ăn xin len lỏi theo chân du khách để xin khiến cho nhiều người đến đây làm lễ, vãn cảnh không vui. Điều khiến PV thấy lạ khi tình trạng này diễn ra công khai nhưng không thấy bóng dáng cán bộ chính quyền sở tại nhắc nhở.

base64-1674983040195357539854.png

Du khách và người dân đến đền Bờ sông

Để rộng đường dư luận, PV đã liên hệ qua điện thoại với người đứng đầu thị trấn Ninh Giang vào chiều cùng ngày. Theo vị này thì đền Bờ sông được gọi là đền Quan Lớn Tuần Tranh mới có cách đây vài năm…

Trước sự việc nhiều người hành nghề ăn xin và xem bói công khai tại đền Bờ sông, người đứng đầu thị trấn Ninh Giang cho biết: "Vừa rồi bọn tôi họp đã có chỉ đạo giao cho lực lượng công an kiên quyết xử lý, ngăn chặn những trường hợp đó cho nên không có nhiều và tình trạng ăn xin, bói toán công khai ở ngôi đền này không thường xuyên diễn ra…".

base64-16749807621841707053168.png
base64-1674980693427723147345.png
base64-1674980680596913378562.png

Người ăn xin có mặt tại khu vực đền Bờ sông được PV ghi nhận vào trưa 29/01/2023

Trước câu hỏi, đền Bờ sông có thuộc quản lý của thị trấn Ninh Giang không, đại diện thị trấn Ninh Giang cho biết: "Thực ra chính quyền địa phương chỉ quản lý về mặt trật tự công cộng, môi trường, an ninh cho tốt, còn quản lý chính thống chưa có...".

base64-16749818368722116613289.png
base64-1674980666011568678429.png

Tình trạng ăn xin và xem bói công khai đang diễn rai tại đền Bờ sông

Theo tìm hiểu của PV Gia đình & Xã hội, hiện tại, trên địa bàn huyện Ninh Giang có 2 ngôi đền thờ Quan Lớn Tuần Tranh gồm đền Bờ sông thuộc khu 2, thị trấn Ninh Giang và đền Tranh tại thôn Tranh Xuyên, xã Đồng Tâm.

base64-1674980457493799732019.png
base64-16749804767141471211305.png

Đền Tranh thờ Quan Lớn Tuần Tranh tại xã Đồng Tâm là đền chính được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích văn hóa lịch sử quốc gia năm 2009 và Lễ hội truyền thống đền Tranh được đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Đáng chú ý, đền thờ Quan Lớn Tuần Tranh tại thôn Tranh Xuyên, xã Đồng Tâm là ngôi đền chính đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích văn hóa lịch sử quốc gia năm 2009 và Lễ hội truyền thống Lễ hội đền Tranh (xã Đồng Tâm) được đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia năm 2022. 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022