da-nang-942-1664266729810-1664266730413455066426-70-0-1080-1616-crop-16642673809551442209334.jpgBão Noru áp sát, miền Trung bắt đầu mưa trắng trời

GiadinhNet - Mưa lớn đã xuất hiện ở một số địa phương. Người dân cảm nhận rõ ràng hơn bão số 4 với cường độ rất mạnh đang ngày một tiến nhanh vào bờ.

3091979031249140636625041894851425385539328n-16642713732511966734580.jpg

Do ảnh hưởng thời tiết xấu, gây mưa lớn và sóng to gió lớn đã khiến bờ kè đê biển Cẩm Nhượng đoạn qua thôn Hải Nam bị hư hỏng nặng

3086291871249141369958306229204895508265120n-16642713732732110385583.jpg

Trước dự báo mưa bão diễn biến phức tạp, chính quyền xã Cẩm Nhượng huy động gần 200 người dân là cán bộ UBND xã, lực lượng dân quân tự vệ và người dân thôn Hải Nam cùng tập trung gia cố đoạn đê bị hư hỏng.

3080747101249141569958281987252245716412966n-16642713732921202818972.jpg

Phương án khắc phục tối ưu nhất là vận chuyển đá hộc, xếp vào từng rọ thép để lấp vào các điểm sạt lở và gia cố thêm những điểm xung yếu.

3084410921249141236624987727063772993313928n-1664271373318664631731.jpg

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng cho biết, thời gian qua, chính quyền địa phương đã chủ động khắc phục các vị trí sạt lở, hư hỏng nặng trên kè biển xã Cẩm Nhượng, nhưng do ảnh hưởng của mưa lớn nhiều ngày nay nên tuyến kè biển tiếp tục xuất hiện thêm các điểm sụt lún mới.

3087987101249141103291667366533085677488773n-16642713733241836582237.jpg

Kè biển xã Cẩm Nhượng được xây dựng từ năm 2003, với tổng chiều dài khoảng 1,2 km. Tuyến kè này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chắn sóng, bảo vệ cho khoảng 1.200 hộ dân với hơn 5.000 nhân khẩu tại các thôn Phúc Hải, Xuân Bắc, Xuân Nam, Hải Bắc, Hải Nam và thôn Chùa của xã này.

3081165421249140903291684609798723197591297n-1664271373373698914903.jpg

Qua hàng chục năm chịu áp lực triều cường, kè biển Cẩm Nhượng đã xuống cấp và hư hỏng nhiều, huyện Cẩm Xuyên đã nhiều lần sửa chữa nhưng do kinh phí hạn hẹp nên chỉ chắp vá, không thể xử lý triệt để được.

308179278124914073662503926231166792968690n-16642713733851898162220.jpg

Chính quyền địa phương đã huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, đặc biệt đá, rọ đá để gia cố kịp thời các vị trí mới sụt lún, sạt lở.

3085038031249141636624947994422333370177963n-1664271373393148566101.jpg
308992407124914040329173931002184830491964n-16642713734052064339235.jpg

Trong một buổi sáng, chính quyền địa phương và người dân đã vận chuyển hơn 50 rọ đá với hàng trăm khối đá hộc để bổ sung vào các điểm đã bị sóng đánh trôi.

Theo thông tin từ Đài khí tượng thuỷ văn Hà Tĩnh, bão Noru đã đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 4 trong năm 2022 và đang hướng thẳng vào đất liền thuộc khu vực trung Trung bộ. Vào hồi 7 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,5 độ Vĩ Bắc; 112,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa, cách đất liền khu vực Đà Nẵng - Quảng Ngãi khoảng 360 km về phía Đông.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15 (150-183 km/giờ), giật trên cấp 17. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 300 km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 150 km tính từ tâm bão. Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 25 km và có khả năng mạnh thêm.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022