Ôm đất rồi… bỏ hoang gần 11 năm

Dự án tổ hợp sản xuất tinh dầu, dược liệu, thực phẩm chức năng công nghệ cao tại xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương do Công ty TNHH VN Nam Đàn Vạn An làm chủ đầu tư, có diện tích gần 34 ha được cấp giấy chứng nhận đầu tư 11 năm trước.

du-an-duoc-lieu-tram-ti-bo-hoang-hang-chuc-nam-17306003852341837310149.jpg

Dự án tổ hợp trồng, sản xuất, chế biến chè xanh xuất khẩu chất lượng cao được triển khai trên diện tích rộng gần 34ha.

Dự án có công suất khoảng 250 ngàn tấn nguyên liệu lá/năm, tất cả nguyên liệu đầu vào sẽ do người dân tự trồng và bán lại cho nhà máy. Phía nhà đầu tư cam kết thu mua sản phẩm với mức giá mang lại thu nhập cho người dân cao hơn từ 2 đến 3 lần so với trồng lúa hay hoa màu khác.

Dự án được kỳ vọng sẽ tạo công ăn việc làm và thu nhập tốt cho người dân. Sau khi dự án được phê duyệt, gần 20 hộ dân được di chuyển ra khỏi khu vực này và được bố trí tái định cư. Chủ đầu tư cam kết sẽ khởi công dự án trong năm 2014 và hoàn thành đi vào hoạt động vào năm 2015. Tuy nhiên, từ đó đến nay, dự án bị "đắp chiếu". Không chỉ lãng phí đất đai mà dự án bỏ hoang nhiều năm tạo nên khung cảnh nhếch nhác, ô nhiễm.

Thực tế người dân chịu nhiều thiệt thòi nhưng nhận thấy đây là công trình thiết thực nên bà con chấp thuận làm theo, họ tạo điều kiện tốt nhất cho chủ đầu tư thực hiện dự án. Tuy nhiên, mãi đến tháng 6/2015, dự án vẫn chỉ là bãi đất trống và chủ đầu tư đã có văn bản kiến nghị UBND tỉnh Nghệ An giãn tiến độ thực hiện đến tháng 6/2017 và được chấp thuận. Đến nay, khu đất giáp với tuyến QL46 này vẫn được quây tôn, nhưng ngoài khu nhà điều hành dự án chỉ còn trơ lại khung sắt và bãi đất hoang.

du-an-duoc-lieu-tram-ti-bo-hoang-hang-chuc-nam2-1730600385268191731430.jpg

Nhà điều hành của dự án chỉ còn trơ khung sắt.

Bà Nguyễn Thị Vân, ở khu tái định cư tại xóm Thủy Chung, xã Thanh Thủy, cho biết, để nhường đất cho dự án công nghệ cao, gia đình bà phải chuyển đến nơi ở mới dù không hề muốn.

"Trước khi thu hồi đất, chủ dự án hứa sẽ hỗ trợ những gia đình phải di dời, đặc biệt là những người trên 50 tuổi, với mức từ 3 đến 5 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, mẹ chồng và mẹ ruột của bà trên 75 tuổi, chỉ nhận được hỗ trợ khoảng một năm rồi dừng lại. Gia đình có 4 sào đất trồng chè và sắn đã giao cho dự án. Khi đó, chúng tôi nghĩ rằng nếu không được làm công nhân, ít nhất họ cũng sẽ bố trí cho làm bảo vệ. Giờ không có việc làm, đất cũng không còn," bà Vân cho biết.

Đổi tên không đổi vận

Cách đây 3 năm, vào ngày 7/6/2021, UBND tỉnh đã ban hành quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án tổ hợp sản xuất tinh dầu, dược liệu, thực phẩm chức năng công nghệ cao, chuyển đổi thành dự án tổ hợp trồng, sản xuất và chế biến chè xanh xuất khẩu chất lượng cao theo đề nghị của chủ đầu tư.

du-an-duoc-lieu-tram-ti-bo-hoang-hang-chuc-nam1-17306003852461868895785.jpg

Sau khi điều chỉnh chủ trương đầu tư, dự án này vẫn quây tôn kín mít.

Theo phê duyệt của UBND tỉnh Nghệ An, công suất của dự án cũng được điều chỉnh, trong đó tổng diện tích đất dự kiến sử dụng là hơn 33,7ha (đã loại trừ diện tích đất nhà văn hóa). Các công trình hạng mục chính gồm: Nhà máy chế biến, khu văn phòng, nhà kho, vườn ươm giống, đất trồng chè, sân đường nội bộ. Công suất của dự án 4.000 tấn chè sản phẩm/năm. Tổng mức đầu tư của dự án được điều chỉnh theo hướng giảm xuống hơn 170 tỉ đồng. Đặc biệt, tiến độ thực hiện của dự án được điều chỉnh hoàn thành trong quý I năm 2023.

Tại quyết định điều chỉnh quy hoạch của dự án do UBND tỉnh Nghệ An ban hành, lý do của việc điều chỉnh này là do chủ đầu tư "nhận thấy rằng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán canh tác của người dân tại xã Thanh Thủy không phù hợp với việc trồng và chế biến tinh dầu, dược liệu."

  • Khu tái định cư Khe Mừ 'đắp chiếu' 14 năm, dân mòn mỏi chờ

  • Dân chê không ở, 2 khu tái định cư tiền tỷ thành nơi... chăn bò

Tại quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu Công ty TNHH VN Nam Đàn Vạn An khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đầu tư để triển khai dự án, đồng thời tập trung nguồn lực để thi công và hoàn thành dự án đúng tiến độ. Nếu không thực hiện đúng tiến độ quy định, nhà đầu tư sẽ phải chịu trách nhiệm về các chi phí đã đầu tư. Tuy nhiên, mặc dù đã đổi tên, dự án này vẫn chưa có tiến triển, khu đất vẫn còn nguyên trạng, không có bất kỳ thay đổi nào.

Do bị treo quá lâu, gây bức xúc cho người dân, dự án này đã được UBND huyện Thanh Chương kiến nghị thu hồi. Ông Nguyễn Hữu Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho biết, dự án đã hết thời hạn được giao và được UBND tỉnh Nghệ An gia hạn. Chính quyền địa phương rất mong dự án sớm được thực hiện, nếu không, cần xem xét thu hồi để tránh lãng phí tài nguyên đất đai.

khu-tai-dinh-cu-khe-mu-dap-chieu-14-nam-dan-moi-mon-cho-17246411865241228101395-194-0-1756-2499-crop-17246411975571942940354.jpgKhu tái định cư Khe Mừ 'đắp chiếu' 14 năm, dân mòn mỏi chờ

GĐXH - Khu tái định cư cho người dân tái định cư làng chài ở huyện Thanh Chương, Nghệ An, bị “đắp chiếu” suốt 14 năm qua. Nguyên nhân do chưa có phương án cụ thể bàn giao đất ở và đất sản xuất cho người dân, hiện đang trở nên hoang tàn.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022