Sáng 18/2, diễn ra lễ cầu ngư - đây là một trong những nghi thức chính, độc đáo của Lễ hội đền Cờn diễn ra từ 16/2 đến 18/2 (tức 19/1 đến 21/1 Tết Ất Tỵ).

base64-17398658404571647000582.jpeg

Lễ hội đền Cờn bắt đầu từ ngày 15 đến 21 tháng Giêng hằng năm. Đây là một trong những lễ hội có quy mô lớn, độc đáo, giàu bản sắc, thu hút đông đảo du khách thập phương tham gia.

Đền Cờn (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) được xây dựng cuối thế kỷ XIII, thờ "Đại Càn quốc gia Nam Hải tứ vị Thánh Nương". Đây được biết đến là ngôi đền linh thiêng nhất ở Nghệ An, gắn liền với câu "nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng". Lễ bắt đầu từ ngày 15 đến 21 tháng Giêng hằng năm. Đây là một trong những lễ hội có quy mô lớn, độc đáo, giàu bản sắc, thu hút đông đảo du khách thập phương tham gia.

z6328485329174d16c91fa771f88e91e14714afcf18814-1739865910059441992846.jpg

Lễ hội đền Cờn có nhiều hoạt động lễ và hội xen kẽ nhau, độc đáo nhất trong đó là tục chạy ói trong lễ cầu ngư.

Từ sáng 18/2, hàng ngàn người dân du khách thập phương cùng tập trung về bãi biển gần đền Cờn để tham gia Lễ cầu Ngư với với niềm mong ước của ngư dân miền biển với một năm mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, ra khơi vào lộng bắt được nhiều tôm cá.

z6328486310220f4085fbd2eaa34da569fa1a9ae1633b8-1739866294933138077874.jpg

Từ sáng 18/2, hàng ngàn người dân du khách thập phương cùng tập trung về bãi biển gần đền Cờn để tham gia Lễ cầu Ngư.

z63284853305645a57c6c5a785ac426d9cd689adfed2c0-17398659601071743893954.jpgz6328485342344440ebf18b25879ccfbad150e38be1591-1739865960114963607763.jpg

Sau khi chủ tế dâng hương hoa, các lễ vật do chính tay ngư dân địa phương dâng lên như bánh chưng, bánh dày, bánh kẹo, hoa quả…, hàng trăm người dân ồ ạt chạy vào mâm lễ "cướp lộc".

Sau các nghi lễ, các đoàn rước tiếp tục rước kiệu đi vào đền Cờn Ngoài. Đây là một trong những phần lễ được du khách và người dân mong đợi và thích thú nhất. Bốn chiếc kiệu, mỗi chiếc kiệu do 20 chàng trai khỏe mạnh, tuấn tú ở làng biển Quỳnh Phương đảm trách đi dọc theo bãi biển.

z6328485289074709cd5496eb614c895f950334b47c280-1739866046889539153176.jpgz6328485298089c76fe024c788491c5a2f5f6a5dd0b0d9-17398660469071925549114.jpgz6328485304975b10598c2a1035d4046523f715d264ffb-1739866046967679599959.jpg

Sau các nghi lễ, các đoàn rước tiếp tục rước kiệu đi vào đền Cờn Ngoài. Đây là một trong những phần lễ được du khách và người dân mong đợi và thích thú nhất.

Các kiệu rước được sơn son thếp vàng, chạm trổ tinh vi, được rước đi trong không khí vừa trang nghiêm vừa rộn rã. Nhóm trai làng biển phụ trách khiêng kiệu vừa đi vừa chạy, thỉnh thoảng lại tung kiệu lên cao.

z63284853059675b5208cebc4d9deee016d7bb8efc647a-17398661015791792003300.jpgz63284853072471a19d7e07566cf3daae87553e840f083-17398661015971671815508.jpgz63284853078261b130d283e77e0f321ebed7cb9508b8f-1739866101605852233470.jpg

Màn rước kiệu bay này còn được gọi là tục chạy ói, tái hiện sự tích dân làng Phương Cần xuống làng Phú Lương cướp khúc gỗ thần.

Lễ hội Đền Cờn được tổ chức hàng năm với mong muốn một năm bình an, khỏe mạnh, mưa thuận gió hoà, ngư dân đánh bắt tôm cá đầy khoang.

z63093518949507e78b8ff48757dfba5633d67383d80b1-1739323436257375925090-0-0-1600-2560-crop-17393259923931030248633.jpgLộn xộn ở lễ hội khai ấn đền Trần Nam Định, người dân bất chấp nguy hiểm trèo rào vào trong dâng lễ

GĐXH - Ngay sau lễ khai ấn đền Trần ở Nam Định diễn ra, lực lượng an ninh dù mở hàng rào sắt cho du khách thập phương vào làm lễ nhưng nhiều người vẫn bất chấp nguy hiểm, trèo qua hàng rào sắt để vào trong.

Bất động sản sau Tết, giá chung cư chững lại, đất thổ cư nhiều nơi tại Hà Nội tăng mạnh

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022