Bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện đều là hai loại hình bảo hiểm xã hội (BHXH) được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Tuy nhiên BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc có sự khác nhau cơ bản.
GĐXH - Trong các quy định về bảo hiểm có những loại bảo hiểm bắt buộc đối với những đối tượng tương ứng phải tham gia. Đây cũng được coi là chính sách ưu đãi, phúc lợi của Nhà nước. Vậy bảo hiểm bắt buộc gồm những quy định gì?
Điểm khác nhau giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Bảo hiểm bắt buộc là gì?
BHXH bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
– Cán bộ, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân, quân đội nhân dân.
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã phường, thị trấn.
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Các chế độ được hưởng khi tham gia bảo hiểm bắt buộc
– Ốm đau.
– Thai sản.
– Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Hưu trí.
– Tử tuất.
Trách nhiệm đóng bảo hiểm bắt buộc
Khi tham gia BHXH bắt buộc, người sử dụng lao động và người lao động cùng có trách nhiệm đóng BHXH.
Mức đóng hàng tháng bảo hiểm bắt buộc
– Người lao động đóng 9% mức lương đóng BHXH vào Quỹ BHXH và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
– Người sử dụng lao động đóng 18,5% mức lương đóng BHXH vào Quỹ BHXH và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Phương thức đóng bảo hiểm bắt buộc
Đóng theo một trong các phương thức sau:
– 3 tháng.
– 6 tháng.
– 12 tháng.
– Đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm bắt buộc
Nhà nước không hỗ trợ mức đóng BHXH bắt buộc.
Căn cứ pháp lý bảo hiểm bắt buộc
Theo Chương III của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
GĐXH - Bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội. Đây là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc người lao động được hưởng nhiều chế độ. Ảnh minh họa: TL
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
– Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Các chế độ được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
– Hưu trí.
– Tử tuất.
Trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Khi tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia tự đăng ký tham gia tại cơ quan BHXH.
Mức đóng hàng tháng bảo hiểm xã hội tự nguyện
– Người lao động đóng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn, tối đa không quá 20% mức lương cơ sở.
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Đóng theo một trong các phương thức sau:
– Hàng tháng.
– 3 tháng.
– 6 tháng.
– 12 tháng.
– Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hàng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hàng tháng.
Nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm tự nguyện
Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:
- Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo.
- Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo.
- Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).
Căn cứ pháp lý bảo hiểm tự nguyện
Chương IV của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Người lao động đã về hưu có phải tham gia bảo hiểm bắt buộc không?
Điểm a, Điểm b, Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
"Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng".
Theo căn cứ trên thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tuy nhiên tại Khoản 9, Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng quy định:
"Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc".
Theo căn cứ trên có 2 trường hợp có thể xảy ra:
- Trường hợp 1: Với người đang được hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng thì đối tượng này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
-Trường hợp 2: Với người không thuộc diện hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay trợ cấp hàng tháng mà có ký hợp hợp đồng lao động từ 1 tháng đến 3 tháng, hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.