Muôn kiểu lừa khi "sốt đất"

Thời gian vừa qua, lợi dụng vào việc "sốt đất", nhiều người muốn đầu tư nhưng thiếu hiểu biết, nhiều đối tượng mạo danh chủ đầu tư, người có uy tín để lừa bán đất, góp vốn... Lực lượng chức năng nhận định, các đối tượng lừa đảo liên quan đến đất đai thường sử dụng một số thủ đoạn như bán đất trên giấy, chiếm dụng tiền đặt cọc, một tài sản nhà đất nhưng bán cho nhiều người. Nhiều vụ án đã được cơ quan chức năng vạch rõ thủ đoạn nhưng nhiều người dân vẫn rất chủ quan.

Mới đây nhất, vào cuối tháng 9/2024, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an Nghệ An) bắt giữ đối tượng Nguyễn Thị Thoan (SN 1992, trú xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương) về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" thông qua hình thức góp vốn chung để đầu tư bất động sản.

images19719932-1728442791667725040236.jpg

Đối tượng Nguyễn Thị Thoan tại cơ quan công an.

Theo đó, Thoan quen biết với một người phụ nữ trú cùng địa phương. Biết người này có khả năng huy động được số tiền lớn, Thoan thông tin tới nạn nhân về việc có một người anh trai làm ăn giỏi, có nhiều mối quan hệ để đầu tư những dự án bất động sản lớn, sinh lợi nhuận cao đang có nhu cầu tìm người góp vốn chung để đầu tư bất động sản.

Để nạn nhân tin tưởng, Thoan gửi các hình ảnh chụp chung với người mà Thoan giới thiệu là anh trai, ảnh công trình thi công, công trình đang động thổ, ảnh giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nạn nhân xem và nói dối rằng đây là các dự án anh trai Thoan đang đầu tư. Đồng thời, hứa hẹn những dự án này sẽ sinh lợi nhuận hàng chục tỷ đồng. Tin tưởng thông tin mà Thoan đưa ra, bị hại đã nhiều chuyển tổng số tiền hơn 7,2 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền trên, một phần Thoan sử dụng để trả nợ và chi tiêu cá nhân.

Cũng với phương thức tương tự, cơ quan chức năng bắt giữ Lê Thị Thanh Xuân (SN 1970, trú tại xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) để điều tra làm rõ hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Xuân tìm kiếm những người có nhu cầu bán đất trên địa bàn TP Vinh, huyện Đô Lương và các địa bàn lân cận. Sau khi có thông tin người bán đất, sơ đồ thửa đất, Xuân đưa ra những thông tin không đúng sự thật như có đường quy hoạch chạy qua, mở rộng đường, gần các khu đô thị chuẩn bị thành lập... nhằm lôi kéo những người quen có điều kiện về kinh tế để tham gia hùn vốn mua đất. Toàn bộ số tiền các bị hại góp vốn Xuân đã sử dụng vào mục đích cá nhân.

Bước đầu, cơ quan điều tra xác định Xuân lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 4 bị hại với tổng số tiền hơn 6 tỷ đồng.

qk60jpik-1728443022218171426788.png

Đối tượng Phương Anh tại phiên tòa.

Táo bạo hơn 2 đối tượng trên, Thái Thị Phương Anh (SN 1995, trú TP Vinh, Nghệ An) lập hẳn Zalo mang tên "Chủ tịch xã" để lấy lòng tin để đi lừa. Theo hồ sơ vụ án, do vỡ nợ vì chơi phường hụi nên đầu tháng 9/2021, Phương Anh nảy sinh ý định lừa đảo chị Th. (là hàng xóm) bằng việc góp vốn mua đất.

Bị cáo chọn một thửa đất rồi nói dối chị Th. là chủ đất đang cần bán nên giá rẻ, phải nhanh tay chớp cơ hội mua rồi bán lại sẽ có lời cao. Để chị Th. tin tưởng, đối tượng mua một sim điện thoại, lập Zalo mang tên "Chủ tịch xã" cũng là hàng xóm của 2 người rồi nhắn vào tài khoản Zalo chị Th. với nội dung: "Yên tâm đầu tư đất với Phương Anh, có gì bác sẽ đứng sau giúp đỡ".

Vì quá tin chị Th. chuyển tổng cộng gần 1,2 tỷ đồng để góp vốn mua 6 thửa đất theo hướng dẫn của Phương Anh. Sau khi góp tiền, không thấy Phương Anh động tĩnh gì việc bán đất, chia lãi nên chị Th. bắt đầu nghi ngờ. Nạn nhân có dò hỏi thì bị cáo né tránh, cũng không trả lại tiền.

Biết mình bị lừa, chị Th. tố cáo hành vi lừa đảo của Phương Anh đến cơ quan công an. Sau đó, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An xét xử, tuyên bị cáo Thái Thị Phương Anh 14 năm tù, buộc phải hoàn trả số tiền đã chiếm đoạt cho chị Th.

Nhẹ dạ, cả tin, thiếu hiểu biết pháp luật

Cơ quan chức năng cho biết, điểm chung của các nạn nhân trong những vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến bất động sản phần lớn là do tâm lý nhẹ dạ, cả tin, thiếu hiểu biết pháp luật.

9585xin4-1728443083275606570145.png

Đối tượng Lê Thị Thanh Xuân bị bắt về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" bằng hình thức hùn vốn đầu tư bất động sản.

Mặc dù nhiều người có phần cẩn thận hơn, yêu cầu đối tượng đưa đi xem, gặp gỡ chủ đất hoặc môi giới để "mắt thấy, tai nghe" việc giao dịch nhưng lại không đủ kiến thức để nhận diện tính pháp lý của mảnh đất cũng như mánh khóe của đối tượng. Thậm chí các đối tượng còn thuê người làm môi giới hoặc làm chủ đất để củng cố niềm tin từ phía nạn nhân. Mọi cam kết, trao đổi diễn ra thực chất chỉ là màn kịch được dàn dựng sẵn, không hề có bất cứ biện pháp đảm bảo hay căn cứ pháp lý nào.

  • tblua-17280053324181304689961-265-0-721-730-crop-17280054299671180926156.jpg

    Cảnh báo giả danh shipper giao hàng lừa đảoĐỌC NGAY

Để không trở thành nạn nhân, khi có nhu cầu mua đất, người dân cần chủ động xác minh tính pháp lý của thửa đất. Nếu mua thông qua môi giới, cần tìm hiểu kỹ thông tin cá nhân, chủ động, trực tiếp tham gia kiểm chứng, xác minh mọi thông tin trong hợp đồng với cơ quan chức năng, không nên tin vào lời quảng cáo, dụ dỗ của đối tượng. Kiểm tra kỹ hợp đồng trước khi ký, tránh tin vào lời quảng cáo, dụ dỗ của các đối tượng mà không kiểm chứng thông tin từ phía các cơ quan chức năng.

Đối với những dự án có giá rao bán quá thấp so với thị trường, cần cẩn trọng, tìm hiểu kỹ thông tin trước khi bỏ tiền đầu tư. Trong quá trình mua, bán bất động sản, nếu phát hiện các bất thường, nghi ngờ về giấy tờ, sổ đỏ có dấu hiệu làm giả, cần trình báo cơ quan công an để được giải quyết.

avatar1727831398813-1727831399494375621202.pngMất 3 tỉ đồng, một phụ nữ tiếp tục bị lừa khi sử dụng dịch vụ “hỗ trợ lấy lại tiền lừa đảo”

Một phụ nữ tại Đà Nẵng dính vào liên hoàn lừa đảo trên mạng dưới chiêu trò góp vốn đầu tư và dịch vụ “hỗ trợ lấy lại tiền lừa đảo”.

Những ngôi nhà siêu mỏng, méo mó ‘không còn cửa’ tồn tại trên đất thủ đô

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022