Ngày 7/12, Phòng cảnh sát hình sự (Công an Nghệ An) cho biết, cơ quan đã có nhiều hướng dẫn cũng như cảnh báo đến người dân về nhiều hình thức lừa đảo qua 

Mới đây nhất, cơ quan chức năng đã tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Thành Nam (SN 1997, trú tại huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) để điều tra làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

doi-tuong-17019401757071902489740.jpg

Đối tượng Nguyễn Thành Nam tại cơ quan công an

Là đối tượng không có nghề nghiệp ổn định nhưng vì cần tiền đầu tư sàn giao dịch trên mạng nên từ tháng 1/2023 đến nay, Nguyễn Thành Nam đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 9,4 tỉ đồng của bạn học cũ.

Để nạn nhân tin tưởng, Nam thông tin tới bị hại, bản thân hiện đang là phó trưởng ban của một cơ quan Nhà nước tại tỉnh Nghệ An, có mối quan hệ rộng. Khi được lòng nạn nhân, Nam nói dối rằng lấy lý do cần tiền rồi nhiều lần vay tiền của nạn nhân nhằm chiếm đoạt tài sản.

Theo cơ quan điều tra, Nguyễn Thành Nam đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bạn cũ khoảng 9,4 tỉ đồng. Toàn bộ số tiền lừa đảo được, Nam sử dụng đầu tư vào sàn giao dịch BO, sau đó thua lỗ, mất trắng.

lua-dao-17019402012432104813713.jpg

Đối tượng Thường sử dụng nhiều hình ảnh hot girl để lấy lòng bị hại

Khác với mác "người thành đạt" như đối tượng Nam, Đào Thị Mộng Thường (SN 1978, ở Đồng Tháp) đã "hóa" mình thành nữ hot girl khi đăng các hình ảnh thiếu nữ trẻ đẹp.

Sau đó kết bạn làm quen, nhắn tin với một người đàn ông trú tại TP Vinh (Nghệ An). Quá trình nói chuyện thấy bị hại là người có nhiều tiền nên Thường nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nạn nhân bằng hình thức lừa tình.

Thường giới thiệu tới nạn nhân mình là Đào Ngọc Minh (SN 1994) có bố, mẹ là Việt kiều hiện làm doanh nghiệp về vận tải tàu biển đang sinh sống tại Canada. Do tính chất công việc nên Ngọc Minh thường xuyên đi lại giữa Canada và Việt Nam. Để thêm tin tưởng, Thường còn tạo nhiều tài khoản mạng xã hội đóng vai là người thân của Đào Ngọc Minh sau đó nói chuyện, trao đổi với nạn nhân để nạn nhân tin tưởng nhân vật này là có thật.

Khi bị hại đã tin tưởng và có tình cảm yêu đương với nhân vật Ngọc Minh mà Thường đã dựng lên nên đưa ra nhiều thông tin không có thật về việc Ngọc Minh cần tiền để lo công việc, mua sắm, trả nợ, làm thủ tục thừa kế, làm giấy tờ cá nhân từ đó nhiều lần lừa đảo nạn nhân chiếm đoạt tài sản với tổng số tiền hơn 12 tỷ đồng.

Công an Nghệ An khuyến cáo người dân cần chủ động nâng cao tinh thần cảnh giác khi trò chuyện, trao đổi thông tin trên mạng xã hội với những mối quan hệ mới quen biết. Kiểm tra và xác minh kỹ thông tin trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào liên quan đến tài chính hoặc gửi thông tin cá nhân. Khi gặp các trường hợp nghi ngờ có hành vi lừa đảo trên mạng, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất để có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Ngoài chiêu lừa với vỏ bọc hoàn hảo, người dân cần chú ý đến các cuộc gọi lừa đảo như thông báo trúng thưởng, giả danh cơ quan pháp luật thông báo vi phạm, giả danh chuyên gia chứng khoán, ngân hàng… ngày càng tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

thu-doan-lua-dao-1701940259412170181486.jpg

Cơ quan chức năng khuyến cáo những thủ đoạn lừa đảo.

Đặc biệt, thủ đoạn giả danh nhân viên ngân hàng để lừa đảo người dân. Với phương thức này, các đối tượng thành lập công ty bình phong, tuyển dụng nhân viên, giao cho họ nhiệm vụ gọi điện, mạo danh nhân viên của các ngân hàng, đưa ra thông tin gian dối về việc ngân hàng cho vay hạn mức từ 10 - 100 triệu đồng với lãi suất 0%.

Khách hàng chỉ phải đóng phí bảo hiểm tiền vay từ 1.700.000 đồng – gần 4.000.000 đồng, tùy vào số tiền vay. Sau khi khách hàng đồng ý và lựa chọn mức vay, sẽ cung cấp thông tin để làm hợp đồng vay tiền và các đối tượng sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh để chuyển hợp đồng giả, thẻ ngân hàng giả cho nạn nhân, nhân viên chuyển phát nhanh sẽ thu hộ số tiền bảo hiểm tiền vay.

Sau đó các đối tượng lừa đảo sẽ đến bưu cục chuyển phát nhanh lấy tiền bảo hiểm và chiếm đoạt. Tiếp đến, các đối tượng yêu cầu người vay chuyển tiền đến số tài khoản do chúng chỉ định để lấy mã PIN, lấy mã OTP... rồi chiếm đoạt.

Nạn nhân của nhóm đối tượng này thường là những người đã làm thủ tục vay tiền ở các ngân hàng hoặc là ở các ứng dụng cho vay trực tuyến (App) nhưng không được xét duyệt nên khi nhận được điện thoại tư vấn các gói cho vay đã nhanh chóng đồng ý, cung cấp thông tin cá nhân để làm "hợp đồng vay tiền".

thu-doan-1701940291393452105573.jpg

Các cảnh báo của Công an Nghệ An để người dân hiểu rõ thủ đoạn và biết cách phòng ngừa.

Bên cạnh đó còn xuất hiện thủ đoạn giả danh nhân viên tuyển dụng việc làm trên không gian mạng. Theo đó, các đối tượng xấu thông qua mạng xã hội (Zalo, Facebook, Telegram…) để tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử (Lazada, Shopee, Tiki, Sendo). Các đối tượng hướng dẫn cộng tác viên đặt và mua hàng online để tăng tương tác cho các gian hàng, rồi sẽ được nhận lại tiền gốc cộng thêm chiết khấu hoa hồng.

Ban đầu, với các đơn hàng có giá trị nhỏ, cộng tác viên sẽ được hoàn tiền hàng và hoa hồng về tài khoản ngân hàng; cứ như vậy cho đến khi làm nhiệm vụ với những đơn hàng có giá trị cao. Lúc này, các đối tượng lừa đảo không gửi lại tiền hàng và tiền hoa hồng ngay mà lấy lý do bảo trì hệ thống hoặc các lý do khác để yêu cầu cộng tác viên tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tiếp theo. Sau nhiều lần thực hiện, cộng tác viên mới nhận ra mình đã bị lừa đảo.

Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm lừa đảo, chiếm tài sản cơ quan công an khuyến cáo các tổ chức và người dân cần nâng cao cảnh giác trước âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này. Khi phát hiện vụ việc nhanh chóng cung cấp thông tin cho cơ quan công an nơi gần nhất để được hướng dẫn.

avatar1701912708618-17019127088061255196307.pngCảnh giác chiêu lừa đảo chị em phụ nữ dự tuyển thí sinh áo dài

Nhóm đối tượng lừa đảo dụ dẫn chị em phụ nữ tuyển thí sinh để quảng bá về lễ hội áo dài xuân Giáp Thìn 2024 rồi yêu cầu truy cập vào website VTV giả mạo để đánh cắp thông tin, yêu cầu chuyển tiền.

Muôn kiểu vi phạm giao thông ở học sinh, công an quyết liệt xử lý

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022