Câu chuyện của vượt qua nỗi sợ của bạn Minh Anh đang học lớp 7 theo chương trình Cambridge, là một ví dụ về sự đồng hành của cha mẹ để con vượt qua nỗi sợ, bền bỉ hơn mỗi ngày. Trong môn Khoa học, Minh Anh sợ nhất mỗi khi học kiến thức về Vật lý.
Dù cố gắng nghe giảng ở lớp, nhưng khi về nhà, Minh Anh vẫn mất rất nhiều thời gian để hoàn thành bài tập. Hiểu được nỗi sợ của con, vợ chồng chị Thủy Tiên hướng dẫn con phương pháp tư duy và cách học phù hợp. Những công thức, định lý khó hiểu, được chị tìm tòi các ví dụ sinh động trong thực tế để giúp con dễ tiếp thu hơn, tạo hứng thú cho con lĩnh hội kiến thức.
Chị Tiên - mẹ của bé Minh Anh luôn đồng hành cùng con trong việc rèn sức bền tinh thần
Chị Thủy Tiên chia sẻ quan điểm trong chương trình: "Không cần con giỏi các môn nhưng luôn mong các con cố gắng hết sức, mình chỉ cần biết là mình có cố gắng, bền bỉ đến cùng, chứ không phải thấy khó một chút là nản chí và dễ dàng bỏ cuộc. Mình ít khi tạo áp lực với con và luôn hướng con đến việc tìm niềm vui trong những thách thức. Đến một ngày mình mở tập Vật lý của con ra, mình rất bất ngờ khi con đã áp dụng cách chồng mình hướng dẫn để trình bày bài học dưới cách thức rất độc đáo và thú vị. Mình rất vui khi bé đã kiên trì tìm cách tạo động lực và niềm yêu thích với môn học".
Thông qua phóng sự được thực hiện trong chương trình, chúng ta thấy rằng sự bền bỉ không chỉ thể hiện ở thể chất mà còn ở tinh thần của trẻ. Đó là sự kiên trì với các mục tiêu học tập hoặc theo đuổi đam mê. Và phụ huynh đóng vai trò lớn trong việc rèn luyện sự bền bỉ trong tinh thần của con. Nhờ sự đồng hành của mẹ và sự bền bỉ, kiên trì theo đuổi mục tiêu, Minh Anh đã có những tiến bộ khi học Vật Lý. Nỗi sợ dần biến thành sự quyết tâm, niềm hứng khởi chinh phục kiến thức và khám phá những điều mới mẻ.
Từ câu chuyện của chị Tiên và bé Minh Anh, bác sỹ Trương Hữu Khanh - Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra những bí quyết để cha mẹ có thể đồng hành cùng con như: Ba mẹ cùng con đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn vào tập cho trẻ có một ý chí rèn luyện, không bỏ cuộc để đạt được mục tiêu đó khi gặp khó khăn. Nếu trẻ gặp khó khăn trong một số bộ môn học tập, ba mẹ không nên ép trẻ quá mức mà chúng ta nên đồng hành cùng với trẻ. Hoặc ba mẹ nên giải thích vai trò quan trọng của bộ môn đó để đứa trẻ cố gắng vượt qua. Bên cạnh những bộ môn học tập thì còn có những môn về nghệ thuật. Chính những môn nghệ thuật giúp cha mẹ có thể phát hiện được năng khiếu của trẻ khi trẻ tập luyện những bộ môn này. Xen kẽ những giờ học, những môn nghệ thuật năng khiếu này giúp trẻ thư giãn hiệu quả.
Hơn hết, để con bền bỉ theo đuổi mục tiêu, cha mẹ đừng quên xây dựng sức bền cho con qua vận động thể chất kết hợp dinh dưỡng bằng 1 hộp sữa dinh dưỡng mỗi ngày.
Bác sỹ TRƯƠNG HỮU KHANH, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. Hồ Chí Minh
Với 7 tập chương trình Bền bỉ hơn mỗi ngày hy vọng các bậc phụ huynh đã hiểu được vai trò sức bền và 3 yếu tố để nâng cao sức bền cho trẻ bao gồm: dinh dưỡng đúng – đủ, vận động thể chất và sự đồng hành của cha mẹ để giúp trẻ bền bỉ hơn trong cả thể chất và tinh thần. Các bậc phụ huynh hãy đồng hành cùng trẻ trong hành trình nâng cao sức bền cả về thể chất, và tinh thần sẽ giúp các con thêm động lực và sức bền để chinh phục các mục tiêu xa hơn trong tương lai.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!