sai-gon-cho-lon-100-nam-0-1739617310.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=VRCSbTHPPwZh1URPecZDMA

Ảnh không gian vùng cảng Khánh Hội và khu tài chính, ngân hàng dọc kênh Bến Nghé những năm 1930, được giới thiệu trong sách Kiến trúc Pháp - Đông Dương, dấu tích Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn Đông, do NXB Tổng hợp TP HCM phát hành vào tháng 2. Tác giả Trần Hữu Phúc Tiến - người biên soạn - cho biết thành phố khi đó được ví như một "cảng thị tấp nập nhưng duyên dáng bên sông nước".

Sách được phát hành nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước (1975-2025). Ấn phẩm sử dụng hình ảnh, đồ họa từ Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, do các nhiếp ảnh gia nước ngoài thời kỳ đó ghi lại.

Ảnh không gian vùng cảng Khánh Hội và khu tài chính, ngân hàng dọc kênh Bến Nghé những năm 1930, được giới thiệu trong sách Kiến trúc Pháp - Đông Dương, dấu tích Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn Đông, do NXB Tổng hợp TP HCM phát hành vào tháng 2. Tác giả Trần Hữu Phúc Tiến - người biên soạn - cho biết thành phố khi đó được ví như một "cảng thị tấp nập nhưng duyên dáng bên sông nước".

Sách được phát hành nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước (1975-2025). Ấn phẩm sử dụng hình ảnh, đồ họa từ Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, do các nhiếp ảnh gia nước ngoài thời kỳ đó ghi lại.

sai-gon-cho-lon-12-1-1739617308.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=vjgP1u3vI9WlMN5_Aqp5XQ

Dinh Toàn quyền (Dinh Độc Lập) nhìn từ trên cao. Sách miêu tả về nội thất tòa nhà: "Khách qua cửa, bước vào đại sảnh, sẽ thấy ngay cầu thang lớn hình chữ T dẫn lên tầng trên, trang trí rất trọng thể. Đầu cầu thang là hai cột lớn kiểu thức La Mã, trên lan can có thêm các trụ đèn bằng gang, kiểu cách quý tộc. Ở cả hai tầng, toàn bộ phòng họp, phòng tiếp khách, phòng ăn, phòng ngủ và sinh hoạt gia đình trong tầng trệt và tầng hai, đều có nội thất vương giả, thể hiện phong cách cung đình Louis".

Dinh Toàn quyền (Dinh Độc Lập) nhìn từ trên cao. Sách miêu tả về nội thất tòa nhà: "Khách qua cửa, bước vào đại sảnh, sẽ thấy ngay cầu thang lớn hình chữ T dẫn lên tầng trên, trang trí rất trọng thể. Đầu cầu thang là hai cột lớn kiểu thức La Mã, trên lan can có thêm các trụ đèn bằng gang, kiểu cách quý tộc. Ở cả hai tầng, toàn bộ phòng họp, phòng tiếp khách, phòng ăn, phòng ngủ và sinh hoạt gia đình trong tầng trệt và tầng hai, đều có nội thất vương giả, thể hiện phong cách cung đình Louis".

sai-gon-cho-lon-100-nam-1-1739617311.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Q8UYYw-2MXNWEGjI4kf3dA

Trường École Normale (Sư phạm Thực hành) - một trong những ngôi trường xưa nhất của thành phố. Sau này, khu vực trở thành trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP HCM và THCS Võ Trường Toản, trên đường Nguyễn Bình Khiêm (quận 1).

Trường École Normale (Sư phạm Thực hành) - một trong những ngôi trường xưa nhất của thành phố. Sau này, khu vực trở thành trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP HCM và THCS Võ Trường Toản, trên đường Nguyễn Bình Khiêm (quận 1).

sai-gon-cho-lon-100-nam-2-1739617312.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=CSkaV3u4KCiiIx18qXHu2A

Khu Nhà thờ Đức Bà thập niên 1930. "Công sức xây đắp của người Pháp và đông đảo người Việt cùng cư dân thuộc nhiều vùng miền tứ xứ, đã làm nên một đô hội mỹ lệ, nhộn nhịp, kết hợp yếu tố Đông - Tây, trên cơ sở thừa kế đô thị Gia Định xưa cổ", tác giả Phúc Tiến nhận định.

Khu Nhà thờ Đức Bà thập niên 1930. "Công sức xây đắp của người Pháp và đông đảo người Việt cùng cư dân thuộc nhiều vùng miền tứ xứ, đã làm nên một đô hội mỹ lệ, nhộn nhịp, kết hợp yếu tố Đông - Tây, trên cơ sở thừa kế đô thị Gia Định xưa cổ", tác giả Phúc Tiến nhận định.

sai-gon-cho-lon-100-nam-3-1739617313.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=pCgwhXCux_fYO6JS-IKVng

Chợ Bến Thành và các dãy phố thương mại, nhà ga trung tâm, đường phố xung quanh những năm 1940-1950.

Chợ Bến Thành và các dãy phố thương mại, nhà ga trung tâm, đường phố xung quanh những năm 1940-1950.

sai-gon-cho-lon-100-nam-4-1739617314.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=zhIJIbQmzq_i6lfKKFrjlw

Cột cờ Thủ Ngữ cùng Bến Nhà Rồng những năm 1880. Trong cuốn Sài Gòn năm xưa, học giả Vương Hồng Sển từng nói về chức năng của cột cờ: "Trên chót vót ngọn cờ thường thấy treo án ngữ, ban ngày là cờ vải, cờ màu, hoặc một quả bóng sơn đen. Ban đêm thì treo một ánh đèn, khi trắng khi đỏ. Những tín hiệu này báo tin cho tàu bè biết để tránh chỗ hiểm nguy, va vào nhau trong lúc vào ra sông Sài Gòn".

Cột cờ Thủ Ngữ cùng Bến Nhà Rồng những năm 1880. Trong cuốn Sài Gòn năm xưa, học giả Vương Hồng Sển từng nói về chức năng của cột cờ: "Trên chót vót ngọn cờ thường thấy treo án ngữ, ban ngày là cờ vải, cờ màu, hoặc một quả bóng sơn đen. Ban đêm thì treo một ánh đèn, khi trắng khi đỏ. Những tín hiệu này báo tin cho tàu bè biết để tránh chỗ hiểm nguy, va vào nhau trong lúc vào ra sông Sài Gòn".

sai-gon-cho-lon-100-nam-5-2-1739617317.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=DZyYPcDu9liKGyg-kxS2CA

Chợ Bình Tây và vùng đất nối dài về Tân An - đồng bằng sông Cửu Long khoảng năm 1950. Khu chợ do thương gia người Hoa - Quách Đàm xây dựng năm 1928, rộng 25.000 m2, kiến trúc hình bát quái, gồm 12 cổng, bên trong có hoa viên rộng rãi để khách ngồi nghỉ.

Chợ Bình Tây và vùng đất nối dài về Tân An - đồng bằng sông Cửu Long khoảng năm 1950. Khu chợ do thương gia người Hoa - Quách Đàm xây dựng năm 1928, rộng 25.000 m2, kiến trúc hình bát quái, gồm 12 cổng, bên trong có hoa viên rộng rãi để khách ngồi nghỉ.

sai-gon-cho-lon-100-nam-15-1739621754.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=tACqlkPsS4kmROPDpX1zbw

Bến đậu thủy phi cơ tại Công trường Rigault de Genouilly (nay là công trường Mê Linh, quận 1), năm 1929. Máy bay từ đây đưa du khách đi thưởng ngoạn Angkor Wat, Campuchia.

Bến đậu thủy phi cơ tại Công trường Rigault de Genouilly (nay là công trường Mê Linh, quận 1), năm 1929. Máy bay từ đây đưa du khách đi thưởng ngoạn Angkor Wat, Campuchia.

sai-gon-cho-lon-100-nam-13-1739617320.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=VuURVEsbCRFRWAmEs9__yA

Cầu Mống thập niên 1920. Cầu bắc qua kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, nối quận 1 và quận 4, được thi công vào năm 1893-1894.

Cầu Mống thập niên 1920. Cầu bắc qua kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, nối quận 1 và quận 4, được thi công vào năm 1893-1894.

sai-gon-cho-lon-100-nam-14-1739617321.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=kp8yg4Av2nAafZnB4DzJUQ

Dãy nhà phố đầu tiên dọc kênh Chợ Vải (nay là đường Nguyễn Huệ, quận 1) và cây cầu bắc ngang, vào năm 1882.

Dãy nhà phố đầu tiên dọc kênh Chợ Vải (nay là đường Nguyễn Huệ, quận 1) và cây cầu bắc ngang, vào năm 1882.

Mai Nhật Ảnh: NXB cung cấp

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022