nguyen-gia-tri-1-1-1743386951.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=g_IQLboebF-XVsMncZEonw

Hôm 30/3, bức Le Trois Femmes (Ba phụ nữ) của danh họa Nguyễn Gia Trí có giá cao nhất tại phiên do Christie's tổ chức với 16,1 triệu HKD (hơn hai triệu USD), tương đương 53 tỷ đồng. Tác phẩm sử dụng chất liệu sơn dầu được cho là ít thấy trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Gia Trí. Ảnh: Christie's

Nguyễn Gia Trí sinh năm 1908 tại Chương Mỹ, Hà Nội, tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1936. Ông thuộc Tứ kiệt của hội họa Việt Nam (nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn), được xem là một trong những họa sĩ đi đầu trong việc tạo dựng khuynh hướng mới của nghệ thuật sơn mài. Ông qua đời tại TP HCM năm 1993, được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2012.

Danh họa góp phần đưa sơn mài Việt Nam lên đỉnh cao với sự kết hợp giữa yếu tố văn hóa truyền thống Á Đông trên chất liệu sơn ta và phương pháp hội họa hàn lâm phương Tây. Chủ đề trong những sáng tác của ông thường là phụ nữ và phong cảnh.

Hôm 30/3, bức Le Trois Femmes (Ba phụ nữ) của danh họa Nguyễn Gia Trí có giá cao nhất tại phiên do Christie's tổ chức với 16,1 triệu HKD (hơn hai triệu USD), tương đương 53 tỷ đồng. Tác phẩm sử dụng chất liệu sơn dầu được cho là ít thấy trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Gia Trí. Ảnh: Christie's

Nguyễn Gia Trí sinh năm 1908 tại Chương Mỹ, Hà Nội, tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1936. Ông thuộc Tứ kiệt của hội họa Việt Nam (nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn), được xem là một trong những họa sĩ đi đầu trong việc tạo dựng khuynh hướng mới của nghệ thuật sơn mài. Ông qua đời tại TP HCM năm 1993, được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2012.

Danh họa góp phần đưa sơn mài Việt Nam lên đỉnh cao với sự kết hợp giữa yếu tố văn hóa truyền thống Á Đông trên chất liệu sơn ta và phương pháp hội họa hàn lâm phương Tây. Chủ đề trong những sáng tác của ông thường là phụ nữ và phong cảnh.

nguyen-gia-tri-2-1-1743386973.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=5c4T1P5cYTXuESugsjwF6g

Tranh Vườn xuân Trung Nam Bắc - bảo vật quốc gia năm 2013 - được ghép từ chín tấm, tả không khí ngày xuân cùng hình ảnh thiếu nữ ba miền diện đồ truyền thống trảy hội, đi chùa đầu năm. Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Sinh thời, khi trò chuyện với nhà văn Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Gia Trí cho biết 20 thiếu nữ trong tác phẩm tượng trưng cho 20 mùa xuân - thời gian hoàn thành bức họa (1969-1989). Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi nhận định bức sơn mài mang vẻ đẹp rực rỡ với khung cảnh đậm chất xuân.

Tranh Vườn xuân Trung Nam Bắc - bảo vật quốc gia năm 2013 - được ghép từ chín tấm, tả không khí ngày xuân cùng hình ảnh thiếu nữ ba miền diện đồ truyền thống trảy hội, đi chùa đầu năm. Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Sinh thời, khi trò chuyện với nhà văn Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Gia Trí cho biết 20 thiếu nữ trong tác phẩm tượng trưng cho 20 mùa xuân - thời gian hoàn thành bức họa (1969-1989). Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi nhận định bức sơn mài mang vẻ đẹp rực rỡ với khung cảnh đậm chất xuân.

Nguyen-Gia-Tri-1-1743386966.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=IYUg6AMxiKJz2P-O3w_Jfg

Bức Bình phong - bảo vật quốc gia năm 2017 - có mặt trước là tác phẩm Thiếu nữ trong vườn, khắc họa bảy nhân vật nữ nhiều độ tuổi. Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Góc phải tranh có hai bé gái đang nô đùa, bên trái là ba thiếu nữ khoác tay nhau đi dạo dưới khóm chuối. Gần giữa bức họa, một phụ nữ trung niên ngồi dưới gốc phù dung. Trung tâm là một người luống tuổi đang thưởng trà.

Họa sĩ sử dụng nhiều kỹ thuật sơn mài phức tạp. Trên bề mặt bình phong, nhiều chi tiết được ông đắp nổi theo độ cao, thấp, dày, mỏng như lá chuối, hoa phù dung, đám mây, áo dài của thiếu nữ, tạo hiệu ứng về khối.

Bức Bình phong - bảo vật quốc gia năm 2017 - có mặt trước là tác phẩm Thiếu nữ trong vườn, khắc họa bảy nhân vật nữ nhiều độ tuổi. Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Góc phải tranh có hai bé gái đang nô đùa, bên trái là ba thiếu nữ khoác tay nhau đi dạo dưới khóm chuối. Gần giữa bức họa, một phụ nữ trung niên ngồi dưới gốc phù dung. Trung tâm là một người luống tuổi đang thưởng trà.

Họa sĩ sử dụng nhiều kỹ thuật sơn mài phức tạp. Trên bề mặt bình phong, nhiều chi tiết được ông đắp nổi theo độ cao, thấp, dày, mỏng như lá chuối, hoa phù dung, đám mây, áo dài của thiếu nữ, tạo hiệu ứng về khối.

trong-vuon-1-1743391888.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=LJjGK_hPd6jweyrqJy5kUA

Tranh sơn mài Trong vườn, kích thước 121,5x171 cm. Năm 2015, tác phẩm được hãng Larasati (Singapore) gõ búa 134.200 SGD, tương đương 2,2 tỷ đồng vào thời điểm đó. Ảnh: Larasati

Tranh sơn mài Trong vườn, kích thước 121,5x171 cm. Năm 2015, tác phẩm được hãng Larasati (Singapore) gõ búa 134.200 SGD, tương đương 2,2 tỷ đồng vào thời điểm đó. Ảnh: Larasati

thieu-nu-ben-ho-sen-1-1743393656.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=5f63pHIM5IaVNiwwep3kew

Họa sĩ Nguyễn Gia Trí vẽ bức Thiếu nữ bên đầm sen cuối thập niên 1930, đầu những năm 1940, khi đang ở lứa tuổi sung sức nhất. Tác phẩm hiện thuộc sở hữu của họa sĩ Bùi Quang Ngọc. Theo tư liệu, đây là bức tranh sơn mài đầu tiên ở Việt Nam áp dụng kỹ thuật cẩn vỏ trứng lên mặt người.

Họa sĩ Nguyễn Gia Trí vẽ bức Thiếu nữ bên đầm sen cuối thập niên 1930, đầu những năm 1940, khi đang ở lứa tuổi sung sức nhất. Tác phẩm hiện thuộc sở hữu của họa sĩ Bùi Quang Ngọc. Theo tư liệu, đây là bức tranh sơn mài đầu tiên ở Việt Nam áp dụng kỹ thuật cẩn vỏ trứng lên mặt người.

thieu-nu-ben-hoa-phu-dung-1743395485.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=4W2uhqHarw8OJgAlbXgrRQ

Bức họa Thiếu nữ bên hoa phù dung được Nguyễn Gia Trí vẽ vào năm 1944. Ông mô tả vẻ đẹp dịu dàng của thiếu nữ Việt bên cạnh những đóa phù dung nở rực rỡ, tạo nên khung cảnh thanh bình, hòa quyện giữa con người và thiên nhiên. Trong tranh, danh họa sử dụng kỹ thuật khảm trai, vàng, bạc, vẽ qua nhiều lớp sơn đã được đánh bóng và làm mịn để tạo hiệu ứng ánh sáng và độ sâu. Ảnh: Sưu tập Đức Minh

Bức họa Thiếu nữ bên hoa phù dung được Nguyễn Gia Trí vẽ vào năm 1944. Ông mô tả vẻ đẹp dịu dàng của thiếu nữ Việt bên cạnh những đóa phù dung nở rực rỡ, tạo nên khung cảnh thanh bình, hòa quyện giữa con người và thiên nhiên. Trong tranh, danh họa sử dụng kỹ thuật khảm trai, vàng, bạc, vẽ qua nhiều lớp sơn đã được đánh bóng và làm mịn để tạo hiệu ứng ánh sáng và độ sâu. Ảnh: Sưu tập Đức Minh

lang-que-giua-rang-chuoi-1-1743389523.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=rDWBRLqO7vDt49qIgqVOfQ

Đầu tháng 1/2023, bức Làng quê giữa rặng chuối được gõ búa 1,08 triệu USD (25,5 tỷ đồng) tại Drouot Estimations. Ảnh: Drouot

Trên nền đen, danh họa tả các ngôi nhà tranh, nhóm phụ nữ mặc áo tứ thân đang quảy quang gánh. Tiền cảnh là những cây chuối được sơn son thếp vàng, tạo độ tương phản mạnh mẽ.

Đầu tháng 1/2023, bức Làng quê giữa rặng chuối được gõ búa 1,08 triệu USD (25,5 tỷ đồng) tại Drouot Estimations. Ảnh: Drouot

Trên nền đen, danh họa tả các ngôi nhà tranh, nhóm phụ nữ mặc áo tứ thân đang quảy quang gánh. Tiền cảnh là những cây chuối được sơn son thếp vàng, tạo độ tương phản mạnh mẽ.

Phong-canh-1743394909.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=jc5xl7AL8_mgebRWzICblg

Tác phẩm Phong cảnh (1939) được Nguyễn Gia Trí áp dụng nguyên tắc cấu trúc tranh vẽ phương Tây, kết hợp lối khắc in truyền thống và phương thức sơn mài mới. Ảnh: Bảo tàng Nghệ thuật Quang San

Tác phẩm Phong cảnh (1939) được Nguyễn Gia Trí áp dụng nguyên tắc cấu trúc tranh vẽ phương Tây, kết hợp lối khắc in truyền thống và phương thức sơn mài mới. Ảnh: Bảo tàng Nghệ thuật Quang San

Phương Linh

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022