“Ngoạ hổ tàng long” chắc chắn là bộ phim kiếm hiệp phải kể đến đầu tiên. Tác phẩm của đạo diễn Lý An được dựa theo nguyên tác tiểu thuyết võ hiệp cùng tên của nhà văn Vương Độ Lư với nội dung chính kể về đại cao thủ Lý Mộ Bạch do tài tử Châu Nhuận Phát thể hiện. Ngay sau khi ra mắt, “Ngọa hổ tàng long” đã trở thành một hiện tượng trong làng điện ảnh thế giới với 4 giải Oscar trong số 10 đề cử (bao gồm Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất). Đây cũng chính là tác phẩm đã đưa tên tuổi của Chương Tử Di đến với khán giả toàn thế giới.Dựa trên tiểu thuyết kiếm hiệp của tác giả Lương Vũ Sinh, “Bạch phát ma nữ” kể về mối tình đẹp đẽ nhưng đầy đau khổ giữa “ma nữ” Luyện Nghê Thường và đại hiệp phái Võ Đang Trác Nhất Hàng. Đan xen giữa ân oán chính tà, “Bạch phát ma nữ” còn khắc hoạ rất rõ bi kịch của “người trong giang hồ”, chỉ vì một lần lỡ bước mà chông chênh cả đời người.“Tiếu ngạo giang hồ II” là tác phẩm nối tiếp phiên bản phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Kim Dung. Với sự tham gia của loạt sao lớn như Lý Liên Kiệt, Quan Chi Lâm và đặc biệt phải kể tới “Đông Phương Bất Bại” Lâm Thanh Hà, “Tiếu ngạo giang hồ II” xứng đáng là một trong những tuyệt tác bất hủ của dòng phim kiếm hiệp.Không giống như nhiều tác phẩm khác trong danh sách đều được chuyển thể từ tiểu thuyết, bộ phim “Phong Vân” lại dựa trên series truyện tranh cùng tên vô cùng nổi tiếng với hai nhân vật chính là Nhiếp Phong và Bộ Kinh Vân. Không chỉ gây ấn tượng với cốt truyện hùng bá bi tráng, “Phong Vân” còn được xem là bộ phim tiên phong sử dụng công nghệ kỹ thuật số CGI và tạo đột phá mới cho dòng phim kiếm hiệp hiện đại.Không giống như nhiều phim võ hiệp đơn thuần khác, “Thập diện mai phục” có phần thiên về một chuyện tình hơn là những cảnh đánh đấm võ biền đơn thuần. Kể từ khi ra mắt vào năm 2004, “đứa con tinh thần” của đạo diễn Trương Nghệ Mưu lập tức trở thành dấu mốc đáng nhớ trong lịch sử điện ảnh châu Á không chỉ bởi cốt truyện, phục trang mà còn bởi những thước phim đẹp nao lòng như một bức tranh bốn mùa đa sắc với nhiều lớp ẩn dụ về chính trị, văn hóa, tình yêu và cuộc sống.“Hiệp nữ” (A Touch of Zen - 1971) là tượng đài võ hiệp của điện ảnh Đài Loan do đạo diễn Hồ Kim Minh dàn dựng. Bộ phim từng được đề cử giải Cành Cọ Vàng Palme d’Or và trở thành hình mẫu kinh điển cho nhiều bộ phim võ thuật về sau, trong đó có cả “Ngọa hổ tàng long” của Lý An hay “Thập diện mai phục” của Trương Nghệ Mưu.Dựng từ kiệt tác cùng tên của Cổ Long, “Lưu tinh hồ điệp” kể về đệ nhất sát thủ với nhiệm vụ ám sát Lão Bá, một kiêu hùng khét tiếng trên giang hồ. Tuy nhiên, bí mật chồng lấp bí mật và phải đến phút cuối hạ màn thì khán giả mới có thể hiểu rõ ai thực sự là mèo, ai thực sự là chuột trong cuộc đuổi bắt kịch tính này.“Đại tuý hiệp” chính là xuất phẩm Hồng Kông với sự tham gia của Trịnh Phối Phối, nữ hoàng phim võ hiệp thập niên 60. Thậm chí, tác phẩm này còn từng được nhiều người công nhận là bộ phim Hồng Kông xuất sắc nhất mọi thời đại.Trong phim “Đông Tà Tây Độc”, Vương Gia Vệ đã mượn tên các nhân vật từ tiểu thuyết “Anh hùng xạ điêu” của Kim Dung. Tuy nhiên, “Đông Tà Tây Độc” lại có cốt truyện gần như độc lập với nguyên tác tiểu thuyết với một “triết lý tình yêu” đượm màu sắc của đạo diễn Vương. Với sự tham gia của một dàn diễn viên ngôi sao gồm Trương Quốc Vinh, Lương Gia Huy, Lâm Thanh Hà, Lương Triều Vĩ, Trương Học Hữu, Trương Mạn Ngọc, Lưu Gia Linh, bộ phim được liệt vào hàng ngũ kinh điển của điện ảnh Hồng Kông và được đánh giá là một trong những phim xuất sắc nhất của Vương Gia Vệ.
Nếu phương Tây có chàng điệp viên hào hoa James Bond thì phương Đông cũng có “đạo soái” Sở Lưu Hương với bộ phim nổi tiếng cùng tên ra mắt năm 1977. Dựa trên tiểu thuyết kiếm hiệp của Cổ Long, bộ phim “Sở Lưu Hương” kể về hành trình minh oan của nhân vật chính với sự tham gia của siêu sao võ thuật Địch Long. Có thể nói, Địch Long không chỉ là người đầu tiên thủ vai “Hương Soái” trên màn ảnh Hoa Ngữ mà còn là “Hương Soái” duy nhất và thành công nhất trong lòng khán giả.
Dung Nhi
Theo TS