HUY-9166-1734749778.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=_y75ilLDWIQTBQ6nZqH26A

Sự kiện khai mạc ngày 20/12, trưng bày 80 tranh trừu tượng mô tả thế giới tinh thần tự do và phóng khoáng của Trần Nhật Thăng.

Sự kiện khai mạc ngày 20/12, trưng bày 80 tranh trừu tượng mô tả thế giới tinh thần tự do và phóng khoáng của Trần Nhật Thăng.

HUY-9108-1734749780.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=r8uRsF3ZocYF4KooiYcBuQ

Những cảm xúc ấy được đặt trong bệ đỡ bằng gỗ do Tùng Lê thiết kế, thể hiện ý niệm thời gian và sự bền vững của văn hóa truyền thống.

Những cảm xúc ấy được đặt trong bệ đỡ bằng gỗ do Tùng Lê thiết kế, thể hiện ý niệm thời gian và sự bền vững của văn hóa truyền thống.

HUY-9140-1734749782.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=z14CKCTSPPwt07cOiZ2e-A

Tác phẩm "Nâng đỡ thời gian" của hai nghệ sĩ. Những cột nhà, câu đầu hay mảnh gỗ có tuổi đời cả trăm năm được Tùng Lê "tái sinh", thành khung đế trụ, phối hợp với chất liệu đồng, chạm trổ vân mây.

Tác phẩm "Nâng đỡ thời gian" của hai nghệ sĩ. Những cột nhà, câu đầu hay mảnh gỗ có tuổi đời cả trăm năm được Tùng Lê "tái sinh", thành khung đế trụ, phối hợp với chất liệu đồng, chạm trổ vân mây.

HUY-9125-1734749784.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=TbcYOhP9GTZdXtmP9hnK5A

Triển lãm chia thành ba chương: An trú, Giấc mơ và Tự do. Sự kết hợp giữa tranh và tác phẩm điêu khắc được xem như cuộc đối thoại giữa sáng tạo đương đại và di sản kiến trúc dân gian.

Triển lãm chia thành ba chương: An trú, Giấc mơ và Tự do. Sự kết hợp giữa tranh và tác phẩm điêu khắc được xem như cuộc đối thoại giữa sáng tạo đương đại và di sản kiến trúc dân gian.

HUY-9144-1734749786.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=5_IC4OeQ2VUXqR_Z4VwEkw

Họa sĩ Trần Nhật Thăng cho biết anh lên ý tưởng về triển lãm từ vài năm trước và vẽ 80 tác phẩm trong nửa năm. Về phần kiến trúc sư Tùng Lê, anh đã dành hơn 10 năm đi đến những vùng cao, sưu tập các vật liệu gỗ cũ, cháy và hiếm. Khi họa sĩ Trần Nhật Thăng chia sẻ về dự án cũng như mong muốn kết hợp trong triển lãm, Tùng Lê không ngần ngại sử dụng bộ sưu tập gỗ của mình để chế tác ra những bệ đỡ phù hợp tinh thần các bức tranh.

Họa sĩ Trần Nhật Thăng cho biết anh lên ý tưởng về triển lãm từ vài năm trước và vẽ 80 tác phẩm trong nửa năm. Về phần kiến trúc sư Tùng Lê, anh đã dành hơn 10 năm đi đến những vùng cao, sưu tập các vật liệu gỗ cũ, cháy và hiếm. Khi họa sĩ Trần Nhật Thăng chia sẻ về dự án cũng như mong muốn kết hợp trong triển lãm, Tùng Lê không ngần ngại sử dụng bộ sưu tập gỗ của mình để chế tác ra những bệ đỡ phù hợp tinh thần các bức tranh.

HUY-9156-1734749788.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=9UVjc1QPZXYyJjHbfosRzA

Sinh năm 1972, Trần Nhật Thăng được biết đến như một trong những họa sĩ tiên phong của hội họa Hậu Đổi mới tại Việt Nam. Anh nổi bật với phong cách kết hợp giữa thư pháp truyền thống phương Đông và hội họa trừu tượng tối giản, với 17 triển lãm cá nhân và hơn 100 triển lãm nhóm trong, ngoài nước. Các tác phẩm của anh nằm trong bộ sưu tập của nhiều cá nhân và tổ chức nghệ thuật tại châu Âu, châu Á, Mỹ. 30 năm làm nghề, Trần Nhật Thăng luôn trung thành với abstraction (phép trừu tượng) và metaphor (phép ẩn dụ) để kể câu chuyện cá nhân.

Tùng Lê là nhà sáng lập một thương hiệu nội thất gỗ và các đồ trang trí thủ công mang dấu ấn văn hóa Việt. Anh cũng là kiến trúc sư, góp phần tạo nên những công trình đậm nét di sản trên cả nước.

Sinh năm 1972, Trần Nhật Thăng được biết đến như một trong những họa sĩ tiên phong của hội họa Hậu Đổi mới tại Việt Nam. Anh nổi bật với phong cách kết hợp giữa thư pháp truyền thống phương Đông và hội họa trừu tượng tối giản, với 17 triển lãm cá nhân và hơn 100 triển lãm nhóm trong, ngoài nước. Các tác phẩm của anh nằm trong bộ sưu tập của nhiều cá nhân và tổ chức nghệ thuật tại châu Âu, châu Á, Mỹ. 30 năm làm nghề, Trần Nhật Thăng luôn trung thành với abstraction (phép trừu tượng) và metaphor (phép ẩn dụ) để kể câu chuyện cá nhân.

Tùng Lê là nhà sáng lập một thương hiệu nội thất gỗ và các đồ trang trí thủ công mang dấu ấn văn hóa Việt. Anh cũng là kiến trúc sư, góp phần tạo nên những công trình đậm nét di sản trên cả nước.

HUY-9138-1734749790.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=NN0NsV-JuheHf3GMVn08qg

Tranh khổ lớn của Trần Nhật Thăng được gắn trên kệ gỗ.

Tranh khổ lớn của Trần Nhật Thăng được gắn trên kệ gỗ.

HUY-9116-1734749791.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=22QGnAchR1U5Xcq9KKZvAA

Ngoài các chất liệu vẽ quen thuộc, Trần Nhật Thăng sử dụng giấy giang, bột cafe, epoxy… trên nền gỗ và đồng, với hiệu ứng đục, chạm, đốt thủ công từ Tùng Lê.

Ngoài các chất liệu vẽ quen thuộc, Trần Nhật Thăng sử dụng giấy giang, bột cafe, epoxy… trên nền gỗ và đồng, với hiệu ứng đục, chạm, đốt thủ công từ Tùng Lê.

HUY-9114-1734749793.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=xED-0UL3uK6Rln9SX1tJhw

Tranh được trưng bày đến ngày 27/12 tại gallery Green Palm ở Hàng Gai, Hà Nội.

Tranh được trưng bày đến ngày 27/12 tại gallery Green Palm ở Hàng Gai, Hà Nội.

Giang Huy

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022