Tước hiệu MFIAP (Master Photographer of  FIAP, tạm dịch: Nghệ sĩ Nhiếp ảnh bậc thầy) là tước hiệu cao quý, nhằm ghi nhận và tôn vinh toàn bộ những thành quả sáng tạo nghệ thuật của các nghệ sĩ nhiếp ảnh. Ứng cử viên cho tước hiệu MFIAP phải là những nhà nhiếp ảnh đã được trao tước hiệu EFIAP sau 2 năm, có một bộ ảnh (gồm 20 ảnh) thống nhất từ nội dung thể hiện đến cách trình bày kèm một bài viết giới thiệu về đề tài và quan điểm sáng tác của mình trình lên FIAP... Trong  phiên họp thường niên của Ban Giám đốc điều hành FIAP, Hội đồng tuyển chọn gồm các nhà nhiếp ảnh bậc thầy, có uy tín và trình độ sẽ thẩm định bộ ảnh đó. Nếu 2/3 thành viên trong Hội đồng trở lên đồng ý mới được công nhận. Bộ ảnh được công nhận sẽ trở thành tài sản của FIAP dùng để triển lãm, giới thiệu giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa các nước trên thế giới…

1306308378_honglinh2.jpg NSNA Lê Hồng Linh

Bộ ảnh của NSNA Lê Hồng Linh là bộ ảnh đen trắng có chủ đề: “Cảm xúc tuổi thơ miền quê Việt Nam”. Trong bài viết về bộ ảnh và trình bày quan điểm sáng tác của mình, Lê Hồng Linh chia sẻ: “Việt Nam là một đất nước đi lên sau chiến tranh với nhiều thách thức khó khăn và đang nỗ lực phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành một nước Công nghiệp theo hướng hiện đại. Trước những cơn lốc của đô thị hóa, nhiều vùng quê ở Việt Nam sẽ biến thành khu nhà phố và không tránh khỏi những vấn nạn trên đường phát triển với nỗi lo về những giá trị truyền thống, nhân bản của cuộc sống thường nhật sẽ bị mất đi, thay vào đó là những sinh họat, lối sống thực dụng, vô cảm của thời hiện đại. Chính vì thế trong những năm gần đây, tôi tập trung hướng ống kính của mình vào những gương mặt tuổi thơ vùng quê Việt Nam. Trước tiên, đó chính là ý thức của một công dân, là thái độ, trách nhiệm và quyền của nhà nhiếp ảnh trước sự thay đổi của cuộc sống, muốn lưu giữ lại những hình ảnh, cảm xúc thân thương trong quan hệ gia đình, cộng đồng, sinh hoạt, học tập,… của tuổi thơ mà tôi thấy và nghĩ nó đã, đang và sẽ mất đi trong tương lai không xa”...

Bộ ảnh với những góc độ đa dạng cùng những khóe nhìn tinh tế giàu tính phát hiện và những cú “chộp” thật đúng lúc. Bắt đứng được những “khoảnh khắc quyết định”, lột tả được cái hồn của nhân vật ở trạng thái cao trào của sự biểu cảm, chân thật và sống động. Người xem cũng dễ nhận ra, 20 bức ảnh là những ánh mắt biểu cảm, với những cung bậc dạt dào cảm xúc: vui, buồn, yêu thương, hờn, giận, cười, khóc, lo lắng, ngạc nhiên… Qua đó, chúng ta được khám phá về sự thuần khiết, trong sáng của tâm hồn tuổi thơ một cách say đắm đến ngạc nhiên và vô cùng thú vị. Nhờ vậy mà Hội đồng tuyển chọn của FIAP đã đánh giá cao và ghi nhận những thành quả mà NSNA Lê Hồng Linh đã đạt được. Ông Riccardo Busi, Tổng thư ký của FIAP nhận xét: “Đây là bộ ảnh chân dung đen trắng thật tuyệt vời! Cách thể hiện rất tốt… Chúc mừng NSNA Lê Hồng Linh”.

Cần nói thêm về NSNA Lê Hồng Linh, với hơn 20 năm cầm máy, anh đã gặt hái được rất nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Hiện anh đang sở hữu hơn 400 giải thưởng quốc tế, được trao tặng trên 10 tước hiệu về nhiếp ảnh; 8 lần được mời làm giám khảo các cuộc thi Nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế; 3 lần được PSA xếp hạng Nhất thế giới về ảnh đen trắng. Đồng thời NSNA Lê Hồng Linh còn có 21 tác phẩm được trưng bày tại các bảo tàng Nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế: Tây Ban Nha, Ấn Độ…

Lao động nghệ thuật hết mình. Cháy đến tận cùng của niềm đam mê nhiếp ảnh và có được những thành quả đáng nể như vậy, NSNA Lê Hồng Linh xứng đáng được Liên đoàn Nhiếp ảnh Nghệ thuật quốc tế vinh danh: Nghệ sĩ Nhiếp ảnh bậc thầy.

Dưới đây là một số tác phẩm trong bộ ảnh “Cảm xúc tuổi thơ miền quê Việt Nam” của NSNA Lê Hồng Linh:

hong_linh-(9).jpg

Tác phẩm: Ánh mắt và nụ cười

 

hong_linh-(8).jpg

Tác phẩm: Ngóng mẹ

 

hong_linh-(7).jpg

Tác phẩm: Suy tư

 

hong_linh-(6).jpg

Tác phẩm: Cùng nhìn

 

hong_linh-(5).jpg

Tác phẩm: Bé và khỉ

 

hong_linh-(4).jpg

Tác phẩm:  Bên mẹ

 

hong_linh-(3).jpg

Tác phẩm: Dùng dằng

 

hong_linh-(2).jpg

Tác phẩm: Hai tâm trạng

 

hong_linh-(1).jpg

Tác phẩm: Nhìn

 

hong_linh.jpg

Tác phẩm: Tắm

Theo Vapa

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022