1-nguoi-ay-la-ai_jsox.jpg
Trước đó không lâu, Việt NamG đã khởi kiện TikTok, yêu cầu TikTok xóa tất cả các phân đoạn nhạc lấy từ bản ghi của Zing (một công ty con của Việt NamG) khỏi ứng dụng và trang web TikTok, phải bồi thường thiệt hại hơn 221 tỉ đồng (9,5 triệu USD). Phía Việt NamG cũng cho biết TAND TP.HCM đã thụ lý vụ kiện.

Kiện vi phạm bản quyền nên trở thành thói quen

Trao đổi với Thanh Niên liên quan vụ kiện đối với Spotify AB, ông Đoàn Đức Dương - đại diện pháp lý của Vie Channel (đơn vị sản xuất và phân phối chương trình Rap Việt, Người ấy là ai?), cho rằng: “Trước đây, khi chúng ta muốn khiếu kiện các hành vi vi phạm bản quyền, nhất là với các cá nhân ở nước ngoài hoặc đơn vị vi phạm có trụ sở ở nước ngoài, thường người khởi kiện rất cân nhắc và e ngại vì không muốn phiền hà, ảnh hưởng... Nhưng nay, tôi nghĩ việc khiếu kiện cũng nên trở thành thói quen - việc làm hiển nhiên để tố cáo những hành vi sai trái”.
Trong vụ kiện này, Vie Channel đã dẫn ra các cơ sở pháp lý để thực hiện, quyết theo đuổi đến cùng. Theo ông Dương, một là việc Spotify AB khai thác thương mại trên những tài sản trí tuệ của Vie Channel và thời điểm phát hiện vi phạm của Spotify AB, Vie Channel không có bất kỳ thỏa thuận nào với Spotify AB về việc cấp phép cho Spotify AB hay cá nhân, tổ chức nào khác được quyền phát các bản ghi âm của chương trình Rap Việt và Người ấy là ai? trên Spotify (ứng dụng nghe nhạc không bao gồm hình ảnh và podcast trên điện thoại, máy tính bảng, các thiết bị khác - thuộc sở hữu của Spotify AB) tại Việt Nam.
Cụ thể, ngày 11.8.2020, Vie Channel đã lập vi bằng việc trên ứng dụng Spotify xuất hiện 19 bản ghi âm được cắt ra từ chương trình Rap Việt mà tài khoản miễn phí và tài khoản có thu phí của ứng dụng này đều có thể nghe được. Ngày 13.8.2020, Vie Channel lập vi bằng tương tự về hành vi vi phạm này với chương trình Người ấy là ai? trên ứng dụng Spotify. Hai là, chứng minh những thiệt hại mà hành vi
vi phạm của Spotify gây ra đối với Vie Channel (ước tính thiệt hại 2.280.000.000 đồng đối với Rap Việt và 7.250.000.000 đồng với Người ấy là ai?). Ba là, Vie Channel nhận thấy Việt Nam và Thụy Điển đều là thành viên của Công ước La Hay về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại được thông qua ngày 15.11.1965 tại phiên họp lần thứ 10 của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế, có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 1.10.2016 theo Thông báo của Bộ Ngoại giao số 62/2016/TB-LPQT ngày 10.10.2016. Ông Dương cho rằng điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để TAND TP.HCM tống đạt các giấy tờ tư pháp tới Spotify AB tại Thụy Điển.

Cần quy định rõ hơn đối với các mạng xã hội hoạt động tại Việt Nam

Theo luật sư Phan Vũ Tuấn - Trưởng văn phòng luật sư Phan Law Vietnam, Phó chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ TP.HCM, các vụ tranh chấp liên quan đến quyền tác giả nói chung và quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc nói riêng đang ngày càng phổ biến hơn. Ông Tuấn nói: “Hiện nay các cá nhân, tổ chức đã có ý thức hơn về việc bảo vệ quyền tác giả của mình và tôn trọng quyền tác giả của người khác. Tôi không cho rằng việc khởi kiện các đơn vị vi phạm có quy mô lớn, không có trụ sở tại Việt Nam để đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp của mình là “con kiến kiện củ khoai”, bởi các cá nhân, tổ chức đều bình đẳng với nhau trước pháp luật”.
Luật sư Phan Vũ Tuấn cũng thông tin: “Thông qua các hiệp định tương trợ tư pháp mà nước ta ký kết với các nước thì bản án, quyết định của tòa án Việt Nam vẫn có thể được công nhận và cho thi hành tại các quốc gia khác trên thế giới. Do đó, việc khởi kiện tại các cơ quan tài phán là một trong những cách thức tối ưu để các đương sự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình”.
Luật sư Tuấn cho biết thêm: “Đối với các đơn vị cung ứng dịch vụ như các trang mạng xã hội, ứng dụng di động…, theo quy định của pháp luật hiện hành, các chủ thể này đang chỉ phải chịu trách nhiệm với vai trò là bên trung gian cung ứng dịch vụ. Và vì là đơn vị trung gian, nên nhiều đối tượng đã phủ nhận trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ quyền tác giả. Đồng thời, trách nhiệm bảo vệ quyền tác giả của các đơn vị này cũng chưa được quy định một cách rõ ràng và phù hợp, nên khi có hành vi xâm phạm xảy ra, căn cứ để xác định hành vi vi phạm và chủ thể chịu trách nhiệm khá khó khăn. Chính vì vậy, hiện nay thay vì đưa ra cơ chế bảo vệ thì nhiều trang mạng xã hội lại lạm dụng vai trò trung gian của mình để chủ động khai thác thương mại các tác phẩm được bảo hộ mà không xin phép, không trả tiền cho chủ sở hữu”.
Liên quan đến hành vi vi phạm bản quyền liên tục trên mạng xã hội, gần đây không ít nhạc sĩ, nhà sản xuất từng lên tiếng rằng cần sớm có những quy định cụ thể, rõ ràng và chi tiết hơn cho hoạt động của các trang mạng xã hội có trụ sở tại Việt Nam, các trang mạng hoạt động công khai hướng vào Việt Nam. “Đó là việc rất cần thiết để thuận tiện cho các đơn vị tham gia kinh doanh sản phẩm trí tuệ, cũng như đảm bảo việc tuân thủ của người sử dụng và giúp các cơ quan chức năng xác định nhanh chóng hành vi vi phạm”, ông Đoàn Đức Dương bày tỏ. 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022