Triển lãm mang chủ đề "Long Vân khánh hội - Hình tượng rồng trong văn hóa Việt Nam" giới thiệu 100 cổ vật từ thời Lý đến đầu thế kỷ 20, do Bảo tàng Lịch sử TP HCM và một số nhà sưu tập tư nhân sưu tầm. Triển lãm được thể hiện thành bốn nội dung chính là rồng trong cung đình, đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng tôn giáo và kiến trúc.
Nổi bật là khu trưng bày hình tượng rồng trong cung đình, chủ yếu là các vật dụng gắn liền với triều Nguyễn (1802-1945) như long bào, sắc phong, ấn, kim sách ngọc dụ.
Triển lãm mang chủ đề "Long Vân khánh hội - Hình tượng rồng trong văn hóa Việt Nam" giới thiệu 100 cổ vật từ thời Lý đến đầu thế kỷ 20, do Bảo tàng Lịch sử TP HCM và một số nhà sưu tập tư nhân sưu tầm. Triển lãm được thể hiện thành bốn nội dung chính là rồng trong cung đình, đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng tôn giáo và kiến trúc.
Nổi bật là khu trưng bày hình tượng rồng trong cung đình, chủ yếu là các vật dụng gắn liền với triều Nguyễn (1802-1945) như long bào, sắc phong, ấn, kim sách ngọc dụ.
Con ấn bằng ngà "Hoàng đế tôn thân chi bảo" được chế tác cuối thế kỷ 19. Quai ấn là tượng rồng ngồi, đầu vươn về phía trước, là biểu trưng quyền lực của triều đình nhà Nguyễn.
Theo cuốn Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, ấn được dùng cho các hoạt động công quyền, chính sự của triều Nguyễn như lễ khánh tiết, ban ân, xá tội, đi tuần thú các địa phương, sắc thư ban cho nước ngoài. Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn có hơn 100 chiếc ấn được tạo tác từ các loại vật liệu quý như vàng, bạc, ngọc, ngà voi, thậm chí cả từ thiên thạch.
Con ấn bằng ngà "Hoàng đế tôn thân chi bảo" được chế tác cuối thế kỷ 19. Quai ấn là tượng rồng ngồi, đầu vươn về phía trước, là biểu trưng quyền lực của triều đình nhà Nguyễn.
Theo cuốn Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, ấn được dùng cho các hoạt động công quyền, chính sự của triều Nguyễn như lễ khánh tiết, ban ân, xá tội, đi tuần thú các địa phương, sắc thư ban cho nước ngoài. Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn có hơn 100 chiếc ấn được tạo tác từ các loại vật liệu quý như vàng, bạc, ngọc, ngà voi, thậm chí cả từ thiên thạch.
Ấn "Khánh Ninh cung bảo" được chế tác thời Minh Mạng (trị vì từ 1820 đến 1841) - hoàng đế thứ hai triều Nguyễn. Ấn làm bằng ngà, núm có dạng tam sơn, mặt ấn hình tròn, viền ngoài khắc họa tiết "lưỡng long tranh châu", mặt ấn khắc bốn chữ Hán dạng triện thư là "Khánh Ninh cung bảo".
Khánh Ninh cung là tên gọi của một công trình đã từng tồn tại nằm ở kinh đô Huế. Nơi đây làm chỗ ở tạm cho nhà vua mỗi khi đi tập cày nhằm chuẩn bị cho lễ Tịch điền hàng năm.
Ấn "Khánh Ninh cung bảo" được chế tác thời Minh Mạng (trị vì từ 1820 đến 1841) - hoàng đế thứ hai triều Nguyễn. Ấn làm bằng ngà, núm có dạng tam sơn, mặt ấn hình tròn, viền ngoài khắc họa tiết "lưỡng long tranh châu", mặt ấn khắc bốn chữ Hán dạng triện thư là "Khánh Ninh cung bảo".
Khánh Ninh cung là tên gọi của một công trình đã từng tồn tại nằm ở kinh đô Huế. Nơi đây làm chỗ ở tạm cho nhà vua mỗi khi đi tập cày nhằm chuẩn bị cho lễ Tịch điền hàng năm.
Một chiếc ống cắm bút làm bằng ngà, có từ thời vua Minh Mạng, trang trí hình ảnh rồng được chế tác tinh xảo.
Một chiếc ống cắm bút làm bằng ngà, có từ thời vua Minh Mạng, trang trí hình ảnh rồng được chế tác tinh xảo.
Cuốn sách làm bằng kim loại được chế tác năm 1869 có hình rồng khắc bên trong. Hiện vật có từ thời vua Tự Đức (trị vì 1847-1883) - hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn.
Sách kim loại là loại văn bản thường làm bằng vàng, bạc, bạc mạ vàng, đồng dùng để ghi các sự kiện quan trọng như dâng thụy hiệu cho hoàng đế, hoàng hậu, lập thái tử, tấn tôn các phi tần trong hậu cung hoặc phong tước cho các hoàng tử.
Cuốn sách làm bằng kim loại được chế tác năm 1869 có hình rồng khắc bên trong. Hiện vật có từ thời vua Tự Đức (trị vì 1847-1883) - hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn.
Sách kim loại là loại văn bản thường làm bằng vàng, bạc, bạc mạ vàng, đồng dùng để ghi các sự kiện quan trọng như dâng thụy hiệu cho hoàng đế, hoàng hậu, lập thái tử, tấn tôn các phi tần trong hậu cung hoặc phong tước cho các hoàng tử.
Chiếc âu bằng bạc mạ vàng thời nhà Nguyễn, được trang trí hình tượng rồng tinh xảo bên ngoài. Ông Nghiêm Giang Anh, chủ nhân cổ vật cho biết hiện vật được mua lại cách đây hơn 5 năm từ một nhà sưu tập nước ngoài.
"Dù không biết rõ niên đại, qua hình ảnh rồng trang trí và nguyên liệu chế tác có thể đoán đây là vật phẩm trong cung đình", ông Giang Anh cho biết.
Chiếc âu bằng bạc mạ vàng thời nhà Nguyễn, được trang trí hình tượng rồng tinh xảo bên ngoài. Ông Nghiêm Giang Anh, chủ nhân cổ vật cho biết hiện vật được mua lại cách đây hơn 5 năm từ một nhà sưu tập nước ngoài.
"Dù không biết rõ niên đại, qua hình ảnh rồng trang trí và nguyên liệu chế tác có thể đoán đây là vật phẩm trong cung đình", ông Giang Anh cho biết.
Đầu rồng bằng đất nung thời Trần (1225-1400) dùng để trang trí trên cung điện ở Hoàng thành Thăng Long. Đầu rồng thường làm bằng gốm, đất nung tạo sự hoành tráng và vẻ đẹp nghệ thuật của công trình kiến trúc từ phía xa.
Đầu rồng thời Trần được chế tác rất tỉ mỉ và tinh xảo với các đường cong mềm mại uyển chuyển. Rồng vẫn có vươn lên trên nhưng không uốn nhiều khúc như thời Lý, riêng răng nanh ngắn, sừng nhú lên và trong miệng có ngậm ngọc. Nhìn chung thì hình tượng rồng thời Trần mập mạp khỏe khoắn với động tác dứt khoát, mạnh mẽ hơn thời Lý.
Đầu rồng bằng đất nung thời Trần (1225-1400) dùng để trang trí trên cung điện ở Hoàng thành Thăng Long. Đầu rồng thường làm bằng gốm, đất nung tạo sự hoành tráng và vẻ đẹp nghệ thuật của công trình kiến trúc từ phía xa.
Đầu rồng thời Trần được chế tác rất tỉ mỉ và tinh xảo với các đường cong mềm mại uyển chuyển. Rồng vẫn có vươn lên trên nhưng không uốn nhiều khúc như thời Lý, riêng răng nanh ngắn, sừng nhú lên và trong miệng có ngậm ngọc. Nhìn chung thì hình tượng rồng thời Trần mập mạp khỏe khoắn với động tác dứt khoát, mạnh mẽ hơn thời Lý.
Trưng bày cũng giới thiệu đến công chúng hình tượng rồng trong tín ngưỡng tôn giáo và đời sống sinh hoạt qua các hiện vật như lư hương, cuốn thư, chuông, ngai thờ, bát, đĩa, bình.
Trưng bày cũng giới thiệu đến công chúng hình tượng rồng trong tín ngưỡng tôn giáo và đời sống sinh hoạt qua các hiện vật như lư hương, cuốn thư, chuông, ngai thờ, bát, đĩa, bình.
Chiếc chuông đồng được chế tác năm 1800 trong thời trị vì của vua Cảnh Thịnh (1792-1802) - hoàng đế cuối cùng của nhà Tây Sơn. Điểm nổi bật là quai chuông được chế tác cách điệu hình rồng.
Chiếc chuông đồng được chế tác năm 1800 trong thời trị vì của vua Cảnh Thịnh (1792-1802) - hoàng đế cuối cùng của nhà Tây Sơn. Điểm nổi bật là quai chuông được chế tác cách điệu hình rồng.
Triển lãm sẽ kéo dài đến ngày 31/3/2024, giá vé vào tham quan là 30.000 đồng một khách.
Triển lãm sẽ kéo dài đến ngày 31/3/2024, giá vé vào tham quan là 30.000 đồng một khách.
Quỳnh Trần