Nỗ lực nơi xứ người

Tháng 12/2020, Nguyễn Thanh Mãi (SN 2000, quê Kiên Giang) đến tỉnh Okayama, Nhật Bản làm việc. Thời điểm đó, Okayama đang vào mùa đông, tuyết rơi trắng xóa. 

Nghĩ đến những khó khăn của gia đình, chàng trai Kiên Giang gồng mình làm quen với cái lạnh thấu xương ở xứ người.

ztnl.pngMãi sang Nhật làm việc từ năm 20 tuổi

Mãi sang Nhật theo diện thực tập sinh. Đến Nhật vào thời điểm Covid-19 bùng phát nên Mãi làm tạm việc lắp đặt tấm năng lượng mặt trời.

Công việc này không nguy hiểm nhưng khá vất vả, thường lắp đặt trên núi. Càng lên cao nhiệt độ càng hạ thấp, tuyết rơi dày đặc. 

Những năm kế tiếp, Mãi lần lượt làm công việc lắp đặt đường ống, hàn đường ống. Mãi chăm chỉ, chịu khó nên được cấp trên coi trọng. Từ thực tập sinh, Mãi thi đậu visa đặc định, tiếp tục làm việc ở Nhật.

Năm nay, Mãi được nhận vào làm trong một công ty cơ khí ở Okayama. Cậu phụ trách khâu hàn sửa chữa trên công trường.

Ba năm thực tập sinh, Mãi có thu nhập từ 130.000 - 140.000 Yen/tháng (hơn 23 triệu đồng/tháng). Sau nhiều cố gắng, mức lương thực lĩnh hiện tại của Mãi khoảng 200.000 Yen/tháng (hơn 33 triệu đồng/tháng).

ztnl1.jpgCông việc của Mãi thường trực nguy cơ bị tai nạn lao động

Mãi tâm sự: “Nếu không có việc gì cần, tôi sẽ gửi phần lớn tiền lương về cho gia đình. Tôi chỉ giữ lại một ít tiền để phòng thân, sinh hoạt, ăn uống”.

Ở Nhật, Mãi thân thiết và nảy sinh tình cảm với cô bạn cùng quê. Cô gái này từng học chung và sang Nhật làm việc sau Mãi khoảng 1 tháng.

Cuối năm 2022, Mãi và người yêu về Việt Nam làm đám cưới. Sau đó, cả hai quay lại Nhật làm việc. Bước vào tháng thứ 8 của thai kỳ, vợ Mãi về quê sinh con. Hiện con của Mãi đã được 1 tuổi, sống cùng ông bà.

Tai nạn “cướp” mất cánh tay

ztnl2.jpgMãi chuyên hàn sửa chữa ở các công trường

Công việc của Mãi tiềm ẩn nguy cơ tai nạn lao động. Cậu từng chứng kiến đồng nghiệp gặp tai nạn trên công trường. Dù luôn cẩn trọng trong công việc nhưng Mãi hiểu tai nạn lao động có thể ập đến bất cứ lúc nào. 

Ngày 12/6, Mãi làm việc cùng giám đốc và 2 đồng nghiệp người Nhật. Họ sửa chữa băng chuyền ở tầng hầm. Mãi trèo lên cao để cắt thanh sắt nặng 4 tấn. Phần việc vừa hoàn thành thì thanh sắt lao về phía Mãi. 

“Tôi vội vàng tránh thanh sắt nhưng cánh tay trái bị kẹt lại. Lúc đó, tôi cảm nhận cánh tay sắp bị đứt lìa. Tôi dùng tay còn lại kéo cánh tay bị thương ra và nhảy xuống từ độ cao khoảng 2m”, Mãi kể.

Dù rất đau đớn nhưng Mãi cố gắng chịu đau, lấy điện thoại quay lại toàn cảnh, gọi điện nhờ bạn hỗ trợ. “Tôi không dám báo cho gia đình. Tôi gọi cho bạn cùng quê để chẳng may mình qua đời sẽ có người lo liệu".

Do hiện trường vụ tai nạn có nhiều thanh sắt chồng chéo nên cứu hộ phải cắt hết sắt mới đưa được Mãi ra khỏi tầng hầm. Mãi không rõ bằng cách nào mà bản thân có thể chịu được cơn đau trong suốt hơn 40 phút.

Từ đầu, Mãi đã lường trước sẽ mất một cánh tay nhưng khi bác sĩ thông báo, cậu vẫn suy sụp và bật khóc. Nhận tin báo từ bạn của Mãi, cha mẹ và vợ Mãi khóc nức nở. Mẹ và vợ Mãi vội vàng sang Nhật thăm cậu.

Ngay khi Mãi tỉnh lại, mẹ khóc và muốn cậu về Việt Nam. Tuy nhiên, Mãi động viên mẹ an tâm để cậu điều trị tại Nhật.

ztnl3.jpgMãi đang tập làm quen với cánh tay giả

Sau phẫu thuật cắt bỏ cánh tay và lắp tay giả, Mãi xuất viện. Quá trình điều trị sẽ kéo dài khoảng 1 năm. Mỗi tuần, cậu phải đến bệnh viện thăm khám 2 lần. Ngoài ra, cậu còn tập vật lý trị liệu, cách sử dụng tay giả,…

Mãi cho biết, hiện tại, công ty trả lương hàng tháng, lo tiền ăn uống và đi lại cho Mãi trong quá trình anh điều trị. Về viện phí, bảo hiểm chi trả 100%. Mãi có nguyện vọng tiếp tục làm việc ở Nhật Bản và đang chờ sắp xếp công việc phù hợp.

thay-giao-p.jpg?width=150Yolo
Mất tay phải trong tai nạn, thầy giáo luyện viết tay trái để đứng lớp hơn 30 năm

Theo Vietnamnet

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022