nguoi-mien-nam-3-1747643231.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=VC8Ku3AL0fTbIOclO8de1g

Người mẹ cùng hai con bên gánh hàng là một trong những bức ảnh được giới thiệu ở sách Di sản Sài Gòn - TP HCM, do NXB Tổng hợp TP HCM ra mắt dịp 50 năm thống nhất đất nước. Theo tác giả Nguyễn Hạnh (chủ biên tập sách), giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, hình ảnh các xe bán mì hủ tiếu, gánh hàng nước trên lề đường trở nên quen thuộc với nhiều người Sài Gòn.

Người mẹ cùng hai con bên gánh hàng là một trong những bức ảnh được giới thiệu ở sách Di sản Sài Gòn - TP HCM, do NXB Tổng hợp TP HCM ra mắt dịp 50 năm thống nhất đất nước. Theo tác giả Nguyễn Hạnh (chủ biên tập sách), giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, hình ảnh các xe bán mì hủ tiếu, gánh hàng nước trên lề đường trở nên quen thuộc với nhiều người Sài Gòn.

nguoi-mien-nam-2-1747643231.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=CB5PV9hzwMZYs5xHDtkWUg

Ban đầu, kiểu buôn bán này xuất phát từ khu vực Chợ Lớn, do cuộc sống kinh doanh nơi đây khá sầm uất, tạo nên một phần bản sắc ẩm thực vỉa hè của Sài Gòn xưa. Tác phẩm được in song ngữ Việt Anh, tập hợp hơn 300 bức ảnh quý hiếm, bao quát lịch sử, văn hóa, kể cả không ảnh lẫn hình chụp, ký họa cảnh quan đô thị về thành phố.

Ban đầu, kiểu buôn bán này xuất phát từ khu vực Chợ Lớn, do cuộc sống kinh doanh nơi đây khá sầm uất, tạo nên một phần bản sắc ẩm thực vỉa hè của Sài Gòn xưa. Tác phẩm được in song ngữ Việt Anh, tập hợp hơn 300 bức ảnh quý hiếm, bao quát lịch sử, văn hóa, kể cả không ảnh lẫn hình chụp, ký họa cảnh quan đô thị về thành phố.

nguoi-mien-nam-4-1747643233.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=i4UnOfiAxZPsF20Wi2t7Cw

Nhiều người vây quanh một gánh hàng rong chờ thưởng thức món ăn.

Nhiều người vây quanh một gánh hàng rong chờ thưởng thức món ăn.

nguoi-mien-nam-5-1747643233.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=IDuHHZ_zqyRhXfoQLcY8xA

Ẩm thực đường phố miền Nam xưa từng được một tác giả người Pháp miêu tả năm 1940, Phạm Công Luận dịch lại trong cuốn Sài Gòn - Chuyện đời của phố: "Sáng bửng, Sài Gòn thức dậy trong tiếng rao hàng. Sự ồn ào của hàng ngàn kẻ buôn bán khiến không khí vui vẻ hẳn lên ở mỗi khu phố, mỗi con đường. Tiếng rao hàng vang lên từ Chợ Lớn đến Đa Kao, từ bến tàu Ba Son, chợ Mới (chợ Bến Thành) đến chợ Cũ (chợ Hàm Nghi), từ nhà thờ đến nghĩa trang".

Ẩm thực đường phố miền Nam xưa từng được một tác giả người Pháp miêu tả năm 1940, Phạm Công Luận dịch lại trong cuốn Sài Gòn - Chuyện đời của phố: "Sáng bửng, Sài Gòn thức dậy trong tiếng rao hàng. Sự ồn ào của hàng ngàn kẻ buôn bán khiến không khí vui vẻ hẳn lên ở mỗi khu phố, mỗi con đường. Tiếng rao hàng vang lên từ Chợ Lớn đến Đa Kao, từ bến tàu Ba Son, chợ Mới (chợ Bến Thành) đến chợ Cũ (chợ Hàm Nghi), từ nhà thờ đến nghĩa trang".

nguoi-mien-nam-8-1747643236.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=26nvRpFl1C6ZOPC-OrVeSQ

Nhóm tác giả chọn lọc hình ảnh do nhiều người Pháp đương thời chụp, từng được giới thiệu một phần trong sách Cochinchine (Xứ Nam kỳ) - xuất bản năm 1925.

Nhóm tác giả chọn lọc hình ảnh do nhiều người Pháp đương thời chụp, từng được giới thiệu một phần trong sách Cochinchine (Xứ Nam kỳ) - xuất bản năm 1925.

nguoi-mien-nam-6-1747643234.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=UhLtTuJ0dfTdJ_60AMS8FQ

Một người lấy nước ở vòi công cộng. Theo tác giả, đến giữa thế kỷ 19, cư dân Sài Gòn - Chợ Lớn vẫn chủ yếu dùng nước sông hoặc giếng. Năm 1884, lưu lượng nước ở thành phố đạt 2.400 m3 mỗi ngày, chính quyền thành phố nối dài các đường ống nước để lắp đặt thêm những vòi công cộng, cũng như dẫn nước đến một số nhà dân. Năm 1953, thành phố có thêm một số giếng ngầm, vòi phông-tên (tiếng Pháp: fontaine) hỗ trợ người dân dùng nước sinh hoạt.

Một người lấy nước ở vòi công cộng. Theo tác giả, đến giữa thế kỷ 19, cư dân Sài Gòn - Chợ Lớn vẫn chủ yếu dùng nước sông hoặc giếng. Năm 1884, lưu lượng nước ở thành phố đạt 2.400 m3 mỗi ngày, chính quyền thành phố nối dài các đường ống nước để lắp đặt thêm những vòi công cộng, cũng như dẫn nước đến một số nhà dân. Năm 1953, thành phố có thêm một số giếng ngầm, vòi phông-tên (tiếng Pháp: fontaine) hỗ trợ người dân dùng nước sinh hoạt.

nguoi-mien-nam-1-1747643230.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=_GW25TgkMeli_YXwIhyKkA

Thời kỳ này, phụ nữ nhà giàu thường mặc áo dài năm thân, phong cách kín đáo. Bốn thân áo bên ngoài tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu: cha mẹ mình và cha mẹ người thương, thân áo thứ năm đại diện cho người mặc. Áo luôn có năm cúc, thể hiện đạo lý làm người: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Thời kỳ này, phụ nữ nhà giàu thường mặc áo dài năm thân, phong cách kín đáo. Bốn thân áo bên ngoài tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu: cha mẹ mình và cha mẹ người thương, thân áo thứ năm đại diện cho người mặc. Áo luôn có năm cúc, thể hiện đạo lý làm người: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

mien-nam-buon-ban-1-1747647233.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=5BF6MPHlyT6pCAeOxx15cQ

Bữa cơm của gia đình miền Nam. Nhóm tác giả cho rằng người Việt đến khai phá vùng đất Nam bộ từ cuối thế kỷ - đầu thế kỷ 17. Do Trịnh - Nguyễn phân tranh kéo dài, nhiều nông dân rời bỏ quê hương, đến Sài Gòn - Gia Định lập nghiệp. Tuy sống ở thị thành, nhiều cư dân vẫn giữ nếp sinh hoạt như ở nông thôn, đời sống giản dị, tính cộng đồng cao.

Bữa cơm của gia đình miền Nam. Nhóm tác giả cho rằng người Việt đến khai phá vùng đất Nam bộ từ cuối thế kỷ - đầu thế kỷ 17. Do Trịnh - Nguyễn phân tranh kéo dài, nhiều nông dân rời bỏ quê hương, đến Sài Gòn - Gia Định lập nghiệp. Tuy sống ở thị thành, nhiều cư dân vẫn giữ nếp sinh hoạt như ở nông thôn, đời sống giản dị, tính cộng đồng cao.

nguoi-mien-nam-9-1747645138.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=MzBMk1kI374XivE5xWp1bg

Các trò chơi dân gian như đu tiên, đu quay được ưa chuộng, đặc biệt trong dịp lễ hội. Đu quay được cấu tạo bằng gỗ lim, cao khoảng hai m. Một trục gỗ được gắn liền với hai bộ nan tre, tạo thành vành quay hình lục giác hay bát giác, trông như guồng nước. Chỗ ngồi được kết cấu bằng thanh tre, đặt phía trong vành lục giác.

Các trò chơi dân gian như đu tiên, đu quay được ưa chuộng, đặc biệt trong dịp lễ hội. Đu quay được cấu tạo bằng gỗ lim, cao khoảng hai m. Một trục gỗ được gắn liền với hai bộ nan tre, tạo thành vành quay hình lục giác hay bát giác, trông như guồng nước. Chỗ ngồi được kết cấu bằng thanh tre, đặt phía trong vành lục giác.

nguoi-mien-nam-10-1747645138.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=5bXAp1Nqp44InWNxiYaVug

Bắn cung (bắn nỏ) là trò tiêu khiển chủ yếu để phục vụ tầng lớp trung lưu.

Bắn cung (bắn nỏ) là trò tiêu khiển chủ yếu để phục vụ tầng lớp trung lưu.

nguoi-mien-nam-12-dam-cuoi-1747643239.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=NywufUW-aR4X1UdEKElCjQ

Lễ cưới ở Sài Gòn xưa. Đoàn nhà trai đi xin dâu có người làm mai đi đầu, tộc trưởng hay chú rể bưng khay trầu với cặp đèn, phụ rể bưng khay rượu. Đi cùng là ông bà, cha mẹ, thanh niên nam nữ. Đại diện nhà trai báo với nhà gái để trình lễ cưới, khi được đồng ý thì lần lượt đi vào nhà, thực hiện các nghi lễ. Sau đó là lễ rước dâu, đại diện nhà trai tuyên bố làm lễ thành hôn.

Lễ cưới ở Sài Gòn xưa. Đoàn nhà trai đi xin dâu có người làm mai đi đầu, tộc trưởng hay chú rể bưng khay trầu với cặp đèn, phụ rể bưng khay rượu. Đi cùng là ông bà, cha mẹ, thanh niên nam nữ. Đại diện nhà trai báo với nhà gái để trình lễ cưới, khi được đồng ý thì lần lượt đi vào nhà, thực hiện các nghi lễ. Sau đó là lễ rước dâu, đại diện nhà trai tuyên bố làm lễ thành hôn.

nguoi-mien-nam-11-dam-tang-1747643238.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=JgqsqmPQQQ4oekLrf_AECQ

Tang lễ của người Hoa ở Chợ Lớn. Theo sách, tập tục đương thời quan niệm đám tang người trên 80 tuổi là "tang vui", vì vậy, con cháu đi trước xe tang. Nếu người chết dưới 80 tuổi là "tang buồn", con cháu và mọi người đi sau xe. Một trong những nghi lễ quan trọng của người Triều Châu là qua cầu, mang ý nghĩa rửa tội cho người chết. Con cháu, bà con của người quá cố đi ngang qua một cây cầu làm bằng giấy, để cạnh một chậu nước lớn và thả tiền vào trong chậu, khi tiễn đưa người mất sẽ dùng những đồng tiền ấy.

Tang lễ của người Hoa ở Chợ Lớn. Theo sách, tập tục đương thời quan niệm đám tang người trên 80 tuổi là "tang vui", vì vậy, con cháu đi trước xe tang. Nếu người chết dưới 80 tuổi là "tang buồn", con cháu và mọi người đi sau xe. Một trong những nghi lễ quan trọng của người Triều Châu là qua cầu, mang ý nghĩa rửa tội cho người chết. Con cháu, bà con của người quá cố đi ngang qua một cây cầu làm bằng giấy, để cạnh một chậu nước lớn và thả tiền vào trong chậu, khi tiễn đưa người mất sẽ dùng những đồng tiền ấy.

bia-sach-sai-gon-tp-hcm-1747646557.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=D2Z4wuy3bXN8r9NGjm3XGw

Bìa sách bên cuốn Kiến trúc Pháp - Đông Dương, dấu tích Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn Đông - phát hành cùng dịp. Êkíp thực hiện cho biết ấn phẩm được biên soạn với mục tiêu bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa xưa, góp phần bổ sung vào bộ sưu tập tài liệu nghiên cứu và tư liệu hình ảnh về Sài Gòn - TP HCM.

Bìa sách bên cuốn Kiến trúc Pháp - Đông Dương, dấu tích Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn Đông - phát hành cùng dịp. Êkíp thực hiện cho biết ấn phẩm được biên soạn với mục tiêu bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa xưa, góp phần bổ sung vào bộ sưu tập tài liệu nghiên cứu và tư liệu hình ảnh về Sài Gòn - TP HCM.

Mai Nhật Ảnh: NXB cung cấp

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022