Theo Sohu, Lục long đồ là bức tranh cổ về rồng đắt đỏ nhất lịch sử đấu giá. Năm 2017, tại phiên do Christie's tổ chức ở New York, tác phẩm được gõ búa ở mức 43,5 triệu USD, con số 48,9 triệu USD đã bao gồm thuế phí. Bên bán là Bảo tàng Nghệ thuật Fujita (Nhật Bản), người mua không công khai danh tính.

tranh-2396-1706685093.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=OBuN6zqc1eRoxOobBa9TzQ

Toàn bộ "Lục long đồ", gồm tranh và thơ của họa sĩ, thơ của Càn Long cùng con dấu của những người từng sở hữu. Ảnh: The Value

Theo The Paper, tác phẩm gây xôn xao làng đấu giá bấy giờ. Ban đầu, giới chuyên môn ước định tranh giá từ 1,2 đến 1,8 triệu USD. Tuy nhiên, ở bước giá đầu tiên, một người mua trả 10 triệu USD. Trang Sina nhận định chất lượng bức tranh cùng giá trị truyền đời, tác phẩm xứng đáng có mức giá cao.

Lục long đồ do Trần Dung (1200-1266) vẽ, gần 800 tuổi song còn nguyên vẹn, màu lụa vẫn bóng đẹp. Không tính phần thư pháp, tranh cuộn kích thước 34.3 x 440.4cm. Trên tranh có bút tích của hoàng đế Lý Tông Hoàng thời Nam Tống và các đại thần. Trần Dung cũng đề một bài thơ lên tác phẩm.

r1-5284-1706685093.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=1RHe0Tlo3TE8B8aePUCmOA

Một phần bức "Lục long đồ". Ảnh: Chinashj

Theo ghi chép ở một số tư liệu cổ, trước khi vẽ rồng, họa sĩ sai người nhà mang rượu đến, sau đó đóng cửa một mình trong phòng, không ai được phép vào trong. Trần Dung vẽ trong trạng thái say mềm, vừa sáng tác vừa nói, hét những câu "điên rồ".

Trần Dung vốn là một quan văn chán chường thời cuộc, hình ảnh mãnh long biểu đạt nỗi giằng xé, thất vọng lẫn giận dữ của ông về các vấn đề thời sự. Hình tượng rồng còn thể hiện lý tưởng cao rộng và đời sống tinh thần của họa sĩ.

Theo Sina, hình tượng rồng xuất hiện từ sớm nhưng đến thời Tống mới có các bức tranh xuất sắc về linh vật, Trần Dung là cao thủ trong đề tài này. Ông được mệnh danh "sư tổ vẽ rồng" ở Trung Quốc vì tranh mang tính đột phá, trở thành hình mẫu tham khảo cho nhiều họa sĩ sau này. Tại Nhật Bản, hình tượng rồng của Trần Dung cũng được yêu thích. Họa sĩ Nhật Junsaku Koizumi từng nói: "Tranh rồng của Trần Dung như có ma lực, dường như thực sự có rồng đang chuyển động".

r2-2841-1706685093.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=MAOppZQs6bQ-nH_gbmTWZQ

Một phần bức "Lục long rồng". Ảnh: Chinashj

Thời Thanh, Lục long rồng được Càn Long đặc biệt đánh giá cao, đưa vào bộ sưu tập bảo bối quan trọng của hoàng đế. Càn Long đề thơ và đóng hơn 10 con dấu yêu thích của ông trên tác phẩm.

Cuối thời Thanh, tranh được ban thưởng cho đại thần Dịch Hân, được bảo quản trong Cung vương phủ của đại thần này. Con cháu của Dịch Hân bán bức tranh cho thương nhân đồ cổ người Nhật Bản, từ đó thuộc về Bảo tàng Nghệ thuật Fujita. Năm 2017, do các vấn đề về tài chính, bảo tàng đấu giá hơn 30 tác phẩm nghệ thuật, trong đó có Lục long đồ.

tranh-cuu-long-do-800-nam-tuoi-1706258822.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=WBcGjNASEQFg7d0z6793EQ
Tranh "Cửu long đồ" 800 năm tuổi

Bức "Cửu long đồ" của Trần Dung. Video: Bilibili

Theo Chu Vạn Chương, chuyên gia ở Bảo tàng quốc gia Trung Quốc, hiện trên thế giới có 22 bức tranh rồng của Trần Dung còn được lưu giữ, 11 bức ở Trung Quốc đại lục và Đài Loan, 11 bức ở các nước khác. Trong đó, tranh Cửu long đồ được lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Boston, Mỹ. Đường nét rồng ở Cửu long đồLục long đồ nhiều điểm tương đồng.

Nghinh Xuân

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022