phiên bản live-action của đạo diễn Shinji Higuchi được chuyển thể dựa theo bộ truyện tranh cùng tên rất nổi tiếng của Isayama Hajime. Bộ truyện tranh Attack on Titan trong năm 2014 và nửa đầu năm 2015 có doanh số bán ra rất cao ở Nhật Bản, chỉ đứng sau huyền thoại One Piece. Ngay khi vừa ra mắt, phiên bản live-action đã nhận được nhiều phản hồi trái chiều. Một phần cho rằng Attack on Titan quá lạ lẫm và không còn giữ được tinh thần của nguyên tác nữa. Một phần lại cho rằng bộ phim có kỹ xảo thuyết phục và hấp dẫn theo cách riêng. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan thì Attack on Titan vẫn có những điểm thú vị riêng hấp dẫn người xem.

Khác xa so với nguyên tác

Với những bộ phim chuyển thể, và nhất là chuyển thể từ một tác phẩm nổi tiếng như Attack Titan, chuyện người người hâm mộ lo lắng bản chuyển thể sẽ không còn giữ được tinh thần của nguyên tác là một chuyện không thể không có. Thật không may, Attack on Titan đã mắc phải căn bệnh thâm căn cố đế đó, kha khá chi tiết đã bị thay đổi khác xa so với nguyên tác.

attack-on-titan-mot-bom-tan-chap-nhan-du
Hình ảnh từ phim hoạt hình được chuyển thể từ bộ truyện gốc

Ngay từ đầu, điều khiến nhiều fan hâm mộ bất bình nhất chính là nhân vật siêu ngầu Levi của họ đã bị cho ra rìa. Nhưng đoàn phim cũng thông báo họ có một nhân vật khác thay thế Levi, đó là Shikishima, anh chàng này cũng được mệnh danh là Người mạnh nhất nhân loại và là người dẫn đầu binh đoàn trinh sát như Levi. Trong phim, Shikishima cũng là một nhân vật có tính cách khá dị nhưng công bằng mà nói anh không thể thay thế được hình ảnh cực chất của Levi.

attack-on-titan-mot-bom-tan-chap-nhan-du
Nhân vật được yêu mến Levi đã bị “bỏ rơi” trong bom tấn chuyển thể
at-2-aba96.png
Nhân vật Shikishima trong phim

Không chỉ loại bỏ nhân vật yêu thích của fan, Attack on Titan live-action còn thay đổi câu chuyện và mối quan hệ giữa những nhân vật. Một trong những thay đổi cơ bản là cái chết của bố mẹ Eren không phải do lũ Titan gây ra. Chính điều này đã đẩy bản live-action đi rất xa và không còn giữ được tinh thần của nguyên tác. 

Trong phim hoạt hình hay truyện tranh, anh chàng Eren đại diện cho lớp trẻ với trái tim nóng đầy nhiệt huyết, làm cho người xem xúc động với tính cách cương trực và quyết tâm hủy diệt lũ Titan man rợ. Nhưng trong bản live-action, Eren không còn là người truyền cảm hứng cho khán giả nữa.

attack-on-titan-mot-bom-tan-chap-nhan-du
Eren trong bom tấn chuyển thể rất khác so với nguyên tác

Một bom tấn chấp nhận được nếu đứng độc lập so với nguyên tác

Ngoài giữ lại bối cảnh nhân loại bị Titan tấn công, tên một số nhân vật chính và một vài chi tiết nổi bật thì bom tấn này giống như một tác phẩm lạ lẫm so với bộ truyện gốc. Cũng chính vì điều này, nếu khán giả đến rạp với một cái đầu “trống rỗng”, tức là không mang định kiến sẽ so sánh bản live-action với nguyên tác thì bộ phim cũng như là một tác phẩm riêng biệt và hoàn toàn có những điểm thú vị riêng.

Attack-on-Titan-Live-Action-Movie-Traile

Hàng trăm năm trước, loài người gần như bị diệt vong bởi Titan. Số ít nhân loại còn sống sót đã tự vệ bằng cách nhốt bản thân trong những bức tường thành to lớn. Một trăm năm yên bình trôi qua, đến một ngày đẹp trời nọ, một tên Titan cao hơn cả bức tường thành xuất hiện. Chỉ bằng một cú đá, tên khổng lồ này đã mở đường cho những Titan còn lại tràn vào và ngấu nghiến bất cứ ai dưới gót chân chúng. Cũng sau thời điểm này, hành trình tiêu diệt Titan và bảo vệ nhân loại của ba nhân vật chính Eren, Mikasa và Armin bắt đầu.

aot_movie_new2-84eb1.jpg

Lũ Titan vẫn luôn là nỗi khiếp sợ của các nhân vật trong truyện lẫn người xem và tạo hình của chúng trong phiên bản live-action đã thực sự làm người xem phải nổi da gà. Từ tạo hình của tên khổng lồ đầu tiên xuất hiện cho đến cả một đạo binh sau đó đều cực kì gớm ghiếc như thể chúng ta đang xem một bộ phim kinh dị. Trường đoạn bọn Titan dẫm nát tất cả và ngấu nghiến ngon lành bất kỳ ai trong tầm với của chúng chân thật và máu me sẽ khiến những ai "yếu tim" mất ngủ. 

attack-on-titan-mot-bom-tan-chap-nhan-du
Eren_Titan_form_live_action-f7b04.png
Hình ảnh của Eren biến thành Titan cũng cực kì ấn tượng như trong phim hoạt hình

Không chỉ có tạo hình của Người khổng lồ được đầu tư, bối cảnh phim trong Attack on Titan cũng được trau chuốt. Khung cảnh sinh hoạt của người dân, những cảnh quay hùng vĩ của thiên nhiên trong bức tường thành ở đầu phim, đặc biệt là những cảnh quay khi Người khổng lồ tàn phá nhà cửa, ngấu nghiến con người và những khung cảnh thành phố đổ nát hoang tàn thực sự đã mang đến cho người xem những góc nhìn chân thật và tàn khốc của cuộc chiến mà truyện tranh hay phim hoạt hình không thể làm được.

attack-on-titan-mot-bom-tan-chap-nhan-du

Để bản live-action thú vị hơn, tác phẩm đã thêm thắt yếu tố tình yêu, tình dục như gia vị ngọt ngào cho bữa ăn thịnh soạn toàn những cảnh chém giết. Thứ tình cảm không thể gọi tên pha trộn giữa tình anh em, tình bè bạn, tình yêu giữa Eren và Mikasa nay có vẻ như chỉ thuần là tình yêu trong bản live-action, cùng với đó là sự xuất hiện của người thứ ba Shikishima đã khiến cho bộ phim trở nên hấp dẫn hơn. Những cử chỉ đáng yêu nhưng cũng gây sốc giữa Eren và nhân vật Hiana hay chuyện tình giữa đôi tình nhân Fukushi và Lil đã khiến cuộc chiến khốc liệt giữa Loài người và Người khổng lồ bớt căng thẳng hơn đôi chút.

attack-on-titan-mot-bom-tan-chap-nhan-du
Đây là một trường đoạn bá đạo và gây cười không kém trong phim
Câu chuyện của các nhân vật

Bên cạnh những điểm thú vị riêng, Attack on Titan bản live-action cũng còn rất nhiều những hạn chế. Đầu tiên phải kể đến nội tâm nhân vật. Cảm xúc của những nhân vật trong phim đều chưa được khai thác sâu nếu không muốn nói là hời hợt, kể cả Eren. Như đã phân tích ở trên, giờ đây Eren không còn là người truyền cảm hứng nữa, nhưng phim vẫn cố xây dựng một Eren giữ những tính cách cơ bản từ nguyên tác như căm ghét Người khổng lồ, nóng nảy, không tiếc mạng sống khiến cho mọi thứ diễn ra quá sức gượng gạo.

attack-on-titan-mot-bom-tan-chap-nhan-du
Mikasa, Eren và Armin

Trong phiên bản live-action này, Armin của chúng ta vẫn "bánh bèo" y như trong nguyên tác. Nhưng nếu người xem mong đợi một Armin thông minh và có đầu óc chiến lược thì chắc chắn sẽ thất vọng. Diễn xuất "đơ" Katana Hongo đã không thuyết phục được người xem. Trong phần đầu tiên này, vai trò duy nhất của Armin là "tiện đường" cho Eren biến thành Titan. 

attack-on-titan-mot-bom-tan-chap-nhan-du
Mikasa do Kiko Mizuhara thủ vai

Không có Levi, Eren bị cường điệu hóa còn Armin thì nhạt nhòa, nhưng những nhân vật nữ trong Attack on Titan lại là một điểm sáng bất ngờ. "Bạn gái G-Dragon" Kiko Mizuhara đã thể hiện tốt vẻ lạnh lùng băng giá vốn có của Mikasa, nhưng lạnh lùng theo một cách rất khó hiểu. Yêu thương Eren, lạnh nhạt với Eren rồi lại đau buồn và phát điên lên vì Eren, Mikasa thật sự làm người xem đau đầu chóng mặt với tính cách và nội tâm của mình. Tuy nhiên, những pha hành động của cô vẫn cực kì bá đạo không khác gì trong nguyên tác.

Bên cạnh đó, cô nàng khoai tây Sasha Blouse (Nanami Sakuraba) và đội trưởng Hanz Joe (Satomi Ishihara) đã hóa thân xuất sắc vào vai diễn của mình. Nanami Sakuraba đã làm người xem phải phì cười vì tính tham ăn của nhân vật Sasha Blouse, cô ăn mọi lúc mọi nơi và sẵn sàng gây chiến với ai đạp lên đồ ăn của mình. 

1557766567ae09ac59b027eab89ebd8b14279814
Nanami Sakuraba trong vai Sasha Blouse
Về phần Hanz Joe, đây là nhân vật giống nhất với trong nguyên tác trong phiên bản live-action này. Vẻ mặt biểu cảm đầy "tò mò" của Satomi Ishihara khi nhìn thấy bọn Người khổng lồ hay khi đau lòng khi cô không kịp bắt một con Titan nào về thí nghiệm đã thực sự thuyết phục những fan hâm mộ khó tính nhất. 
img_201504171313141076-894c8.png
Đội trưởng Hanz Joe

Điểm hạn chế cuối cùng chính là nhịp phim. Mọi thứ diễn ra quá chóng vánh, yếu tố bất ngờ chưa kịp duy trì và khiến người xem phấn khích thì cảnh phim khác đã ập đến. Nhưng nếu nhìn nhận một cách khách quan, với thời lượng chỉ vỏn vẹn 90 phút, bản live-action không thể làm khác ngoài việc dồn các tình tiết vào và đẩy nhịp phim nhanh hơn. Nếu bạn không phải là một khán giả đã thưởng thức bộ truyện hay phim hoạt hình gốc thì sẽ không ít phen bạn phải há hốc mồm ở trong rạp vì bất ngờ.

attack_on_titan_live_action_adaptation_p

Tuy Attack on Titan vẫn còn khá nhiều hạn chế, song bộ phim cũng có những thú vị riêng. Nếu bạn quyết định ra rạp thưởng thức bom tấn chuyển thể này, hãy giữ cho mình một cái đầu lạnh, đừng luôn nhăm nhe so sánh bản chuyển thể với nguyên tác thì đây quả thực là một bộ phim chấp nhận được, thậm chí là hấp dẫn với những kỹ xảo hoành tráng khiến người xem mãn nhãn.

Tin mới

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022