Không chỉ là một trong những công trình nổi tiếng về bảo tồn những tàn tích lịch sử lâu đời, lâu đài tuyệt đẹp Baena ở Córdoba, Tây Ban Nha còn là một câu chuyện sáng giá về sự dũng cảm trong kiến trúc.

image026.jpg

Để đem đến thành công cho công trình trùng tu lâu đời này, Osorio và nhóm KTS của ông đã dũng cảm sử dụng các phương pháp và vật liệu xây dựng đương đại thích hợp cho công trình cổ, nhằm tạo ra một cấu trúc kết hợp tinh tế giữa cũ và mới, truyền thống và hiện đại, quá khứ và tương lai.

Đối mặt với yêu cầu tiến hành trùng tù thật sự tỉ mỉ cho một trong những di tích lớn và quan trọng nhất Tây Ban Nha, các KTS đã phải cẩn thận tìm hiểu lịch sử của tòa lâu đài trước khi bắt tay vào tu bổ nó.

Ông Osorio – KTS chính của công trình cho biết: “Quá trình khôi phục lại khối xây lịch sử đã được thực hiện dựa trên một phân tích khảo cổ học và địa tầng nghiêm ngặt, việc đó đã tiết lộ các giai đoạn xây dựng khác nhau của tòa lâu đài. Được biết, đây là một công trình kiến ​​trúc có nguồn gốc Hồi giáo đã được chuyển đổi thành một pháo đài Thiên chúa giáo vào giữa thế kỷ 14, đến thế kỷ 16 thì được chuyển đổi thành một cung điện và sân của nó đã được xây thêm 5 hồ chứa vào nửa sau thế kỷ 20″.

image004.jpg

Trải qua biết bao dấu mốc của thời gian, tòa lâu đài Baena cũng chính là một hành trình văn hóa đáng kinh ngạc của xứ sở bò tót. Tây Ban Nha là nơi mà người dân sinh sống với niềm tin tuyệt đối cho tôn giáo, các chương trình xã hội và điều kiện sống hàng ngày rất khác nhau, cũng từ đó đã tạo ra một loạt các kiến trúc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Chính vì lý do này, các KTS đã được trao quyền can thiệp một cách táo bạo vào công trình mang tính lịch sử của đất nước.

Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng tòa lâu đài, các KTS cho rằng nên ưu tiên phục hồi những không gian có thể sử dụng lại với các bức tường cũ thay vì bảo tồn nét thẩm mỹ lịch sử. Để thực hiện, họ đã không ngại pha trộn khối xây dựng truyền thống kết hợp với các khối đá cắt gọt sạch sẽ hiện đại. Với lối kỹ thuật xây dựng của riêng mình, các KTS đã thổi vào tòa lâu đài một dáng vẻ tuyệt vời với sự kết hợp chung hòa giữa cũ và mới. KTS đã giải thích rằng: “Các bức tường mới của lâu đài được xây dựng bằng cách sử dụng cốt thép  làm từ đá sa thạch và thép không gỉ, sau đó được đưa vào công trình liên kết với cấu trúc cũ với lõi bê tông cốt thép nằm bên trong của tòa lâu đài”.

image006.jpgimage008.jpg

Theo đó, các khối xây mới được xuất hiện lơ lửng cùng khung thép với lượng vữa nhỏ là chất keo gắn kết các viên đá và các khoảng trống ở giữa mỗi khối. Kỹ thuật này nhấn mạnh sự tương phản về kết cấu giữa các mặt của khối xây: Mặt ngoài nhẵn bóng tương phản với tàn tích đổ nát của các bức tường lâu đài hiện có, trong khi các vết nứt giữa mỗi khối cho thấy vẻ cổ điển truyền thống, sự tự nhiên được đẽo thô của đá.

image010.jpgimage012.jpgimage014.jpgimage016.jpg

Các lối đi nằm ở giữa công trình được xây dựng từ gỗ iriko – một loại gỗ cứng có nguồn gốc từ Tây Phi và được biết đến có độ bền (chống mối, mọt,…) tuyệt vời. Bằng kinh nghiệm và chuyên môn cao trong thiết kế xây dựng, KTS đã dùng loại vật liệu này để phát triển hệ thống lối đi phức hợp. Loại gỗ tối màu này được thiết kế khéo léo tương phản với màu đá nhạt của các bức tường lâu đài đã đem đến hiệu quả thẩm mỹ tuyệt vời mà theo Osorio mô tả là “thật ấm áp và thân thiện” cho công trình khu di tích.

image017.jpg5-1.jpg

Đặc biệt, ở mỗi lối đi bằng gỗ đều có thiết kế hình dạng, kích thước độc đáo nhưng vẫn được cấu tạo nhịp nhàng, thanh gỗ iroko được thiết kế khéo léo xâu qua một hệ thống phức tạp hơn, bao gồm thép không gỉ, đai ốc và vòng đệm. Osorio quan điểm rằng, sự sắp xếp mô-đun này cho phép có dễ dàng thay đi bất kể bộ phận nào khi cần thiết. Đồng thời, họ cũng đã tính toán đến việc những lối đi này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thoát nước mưa, bởi nước là một trong những tác nhân hàng đầu gây hại cho gỗ khi sử dụng ngoài trời.

image022.jpg7.jpg

Với sự linh hoạt trong thiết kế, hệ thống kỹ thuật của công trình này đã cho phép có thêm các biện pháp can thiệp điều chỉnh hoặc loại bỏ sao cho phù hợp nhất, trong bối cảnh có sự thay đổi, tác động của thời gian về sau. Cũng nhờ ý tưởng độc đáo này mà công trình trở nên rất nổi tiếng với lối kiến trúc linh hoạt lâu dài hiếm thấy trong tất cả các cuộc trùng tu từ trước đến nay. Như Osorio nhận xét: “Thông qua những vật liệu đương đại (không tuân theo kiểu truyền thống) đã đem đến một mức độ tự do nhất định cho cấu trúc mới của tòa nhà này… vai trò to lớn của chúng là có thể đảm bảo được độ bền và nổi bật là sự linh hoạt khi có thể sắp xếp tháo rời hoặc thay thế nếu cần”.

image002.jpg

Thật vậy, công trình không chỉ vượt qua những khái niệm đơn thuần trong việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tòa nhà di tích lịch sử mang tính biểu tượng mà còn hướng đến sự kết hợp giữa truyền thống và tiện ích bền vững, linh hoạt cho tòa lâu đài cổ. Bước ngoặt này vừa giữa được nét truyền thống cổ kính trong văn hóa vừa đem đến sự bền vững, linh hoạt để công trình có thể trường tồn mãi với thời gian.

Biên dịch | H.N (Nguồn: Architizer)

XEM THÊM:

  • Lịch sử kiến trúc Ấn Độ và Đông Nam Á
  • Cải tạo nhà máy thành nhà ở: 10 công trình tiêu biểu thay đổi bộ mặt kiến trúc công nghiệp ở Tây Ban Nha
  • Casa Raumplan – Từ ý tưởng đến hoàn thiện | Campo Baeza

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022