Khi mức độ phát thải chất ô nhiễm tăng lên trong những năm qua, việc đó đồng nghĩa với nhận thức về tầm ảnh hưởng của chúng trong cộng đồng cũng tăng lên và những hành động để giảm thiểu thiệt hại ngày càng được coi trọng. Như một cách thức để thúc đẩy giảm thiểu hoặc ngăn ngừa chất thải, quy tắc 3R (Reduce, Reuse and Recycle) được tạo ra để: giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế. Những hành động này cùng với những tiêu chuẩn tiêu dùng bền vững được thúc đẩy như một phương tiện để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu chất thải.
The Circular Pavilion | Encore Heureux Architects. Ảnh: © Cyrus CornutVậy, nguyên tắc 3R này được áp dụng như thế nào trong kiến trúc, cụ thể qua các công trình?
Nguyên tắc 1: Reduce (Giảm thiểu)
Giảm thiểu có thể hiệu rộng ra là giảm thiểu nguyên liệu cũng như tiêu thụ năng lượng, chất thải và trên hết là dấu chân sinh thái. Trong kiến trúc, giảm thiểu chất thải được phản ánh thông qua việc sử dụng vật liệu không gây ô nhiễm, có độ bền và có thể tái chế, giảm thiểu các đống đổ nát trong quá trình xây dựng, trong việc sử dụng BIM để giảm thiểu lỗi, tránh lãng phí và cải thiện quy trình thiết kế xây dựng.
Nguyên tắc 2: Reuse (Tái sử dụng)
Tái sử dụng là khái niệm dựa trên việc sử dụng vật liệu được nhiều lần, không qua xử lý, do đó không phát sinh nhu cầu sử dụng năng lượng. Trong kiến trúc, tái sử dụng có thể đi từ tái sử dụng vật liệu và các yếu tố xây dựng đến tái định vị cấu trúc, một quy trình được gọi là tái sử dụng thích ứng.
Nguyên tắc 3: Recycle (Tái chế)
Tái chế đòi hỏi sự biến đổi của một vật liệu trước khi nó có thể sử dụng lại. Điều này có nghĩa là các quy trình sản xuất hoặc thủ công đòi hỏi năng lượng cần thiết để cho phép tạo ra hình thức mới và mục đích mới cho vật liệu. Đây cũng là biện pháp thay thế cho những vật liệu bỏ đi không đủ tiêu chuẩn tái sử dụng và thường tiết kiệm chi phí hơn so với việc sử dụng những vật liệu thông thường.
Dưới đây là 14 công trình trên khắp thế giới trong đó áp dụng ít nhất một trong 3 nguyên tắc được sử dụng trong thiết kế trên, nhằm xây dựng hoặc kéo dài tuổi thọ của tòa nhà.
Nguyên tắc Reuse
Aimerigues Institute | Barceló Balanzó Arquitectes + Xavier Gracia
Aimerigues Institute | Barceló Balanzó Arquitectes + Xavier Gracia. Ảnh: © Simón García“Giảm tác động của môi trường: sử dụng vật liệu không gây ô nhiễm, bền và dễ tái chế, sử dụng năng lượng tái tạo, hệ thống kiểm soát, quản lý chất thải và sử dụng công nghệ BIM trong quá trình thiết kế xây dựng. Các phòng học được lắp đặt trong tòa nhà dọc theo đường Pablo Iglesias, thiết lập ranh giới mà không tạo ra bất kì khoảng trống nào”.
From the Territory to the Habitant | tactic-a (Từ Lãnh thổ đến Môi trường sống)
From the Territory to the Habitant / tactic-a. Ảnh: © Jaime NavarroSàn và tường hai bên được xây dựng bằng kỹ thuật và vật liệu truyền thống trong khi các yếu tố khác là module và có thể được sản xuất trong xưởng và được lắp ráp tại chỗ. Module này cho phép giảm chi phí sản xuất và cấu hình tùy chỉnh theo nhu cầu và nguồn lực gia đình”.
Trung tâm cộng đồng làng Sen | VTA Architects
Sen Village Community Center | VTN Architects. Ảnh: © Quang Tran“Giếng trời có chức năng thoát khí nóng từ đỉnh mái trong khi luồng gió làm mát từ ao liền kề chảy quanh ngôi nhà. Phương pháp thiết kế thụ động này góp phần giảm tiêu thụ năng lượng và giúp ngôi nhà không phải dùng tới điều hòa không khí”.
Humanscapes Habitat Urban Living | Auroville Design Consultant
Humanscapes Habitat Urban Living | Auroville Design Consultant. Ảnh: © Akshay Arora“Sử dụng vật liệu xây dựng và kỹ thuật địa phương, các khu nhà ở trở thành môi trường sống tích cực về năng lượng bằng cách tạo ra năng lượng của chính nó, sử dụng năng lượng tái tạo. Không thải nước, giảm thiểu và tái chế chất thải rắn, cảnh quan các loài đặc hữu địa phương có khả năng chịu hạn và trồng thực phẩm hữu cơ như một mô hình nông nghiệp đô thị sẽ là điểm nhấn của dự án này”.
Nguyên tắc Reduce
Bảo tàng lịch sử Ninh Ba | Wang Shu, Amateur Architecture Studio
Ningbo Historic Museum | Wang Shu, Amateur Architecture Studio. Ảnh: © Iwan Baan“Ý tưởng của dự án dựa trên việc tái sử dụng đá và gạch thủ công từ các tòa nhà bị phá dỡ, tạo ra sự kết hợp ấn tượng giữa các loại gạch, đá và bê tông khác nhau. Việc nghiên cứu sâu về kiến trúc bản địa của Trung Quốc cũng là một khía cạnh đằng sau thành công của công trình”.
The Circular Pavilion | Encore Heureux Architects
The Circular Pavilion | Encore Heureux Architects. Ảnh: © Cyrus Cornut“Tên gọi của dự án đã mô tả quy trình tuân theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, theo đó, đồ không dùng của người này lại trở thành tài nguyên của người khác. Các phế liệu lấy từ các công trường xây dựng, những đơn đặt hàng sai hoặc tồn kho không sử dụng: mỗi vật liệu được thực hiện đều có câu chuyện riêng. Có 180 cửa gỗ tồn lại trong quá trình cải tạo nhà ở tại quận 19 của Paris được tận dụng để làm mặt tiền. Bên trong, các phần cách điện được sử dụng bông khoáng lấy ra từ mái siêu thị”.
Third Wave Kiosk | Tony Hobba Architects
Third Wave Kiosk | Tony Hobba Architects. Ảnh: © Rory Gardiner“Với tính bền vững và khả năng sử dụng không thể thiểu, các cọc ván tái chế đã được mua lại từ trận lũ lụt năm 2010/2011 ở Victoria, nơi chúng được sử dụng lần cuối cho các công trình chống lũ dọc theo sông Murray để hỗ trợ giảm thiểu thiệt hại do nước lũ gây ra ở địa phương các khu vực sinh sống ven sông trong sự kiện mưa cực đại này”.
Old Brick New House | Wrzeszcz Architekci
Old Brick New House | Wrzeszcz Architekci. Ảnh: © Przemyslaw Turlej“Những viên gạch từ nhà kho cũ đã được sử dụng để mang tới mặt tiền mới. Vật liệu mang tính lịch sử này mang lại cho ngôi nhà bầu không khí và cảm giác độc đáo. Mặt tiền bao gồm bốn loại gạch với các mức độ chạm trổ và trong suốt khác nhau. Các chi tiết mặt tiền làm nổi bật khu nhà. Những bức tường gạch openwork cho phép tầm nhìn và kết nối với môi trường xung quanh”.
Maruhiro – Cửa hàng đồ gốm sứ Hasami | Yusuke Seki
Maruhiro – Hasami Ceramics Flagship Store | Yusuke Seki. Ảnh:: © Takumi Ota“Được làm từ 25.000 mảnh ghép và hợp tác với nhiều xưởng gốm quanh vùng Hasami, trọng tâm ý tưởng và kinh nghiệm của thiết kế là nền tảng trung tâm xếp chồng lên nhau, các lớp layer không hoàn hảo có nguồn gốc từ địa phương và đổ bê tông. Là một phần của quá trình thiết kế định giá lại, Seki đã hồi sinh những phần khiếm khuyết, sử dụng chúng để làm gạch và mang tới loại vật liệu kiến trúc mới”.
Nguyên tắc Recycle
People’s Pavilion | bureau SLA + Overtreders W (Phòng trưng bày nhân dân)
People’s Pavilion | bureau SLA + Overtreders W. Ảnh: © Filip Dujardin“Sảnh đường này là tuyên bố thiết kế của nền kinh tế tuần hoàn mới, một tòa nhà 100% các nguyên liệu được xoay vòng, không có vật liệu nào bị thất thoát trong quá trình xây dựng. Những viên gạch có màu sắc nổi bật tạo nên mặt tiền phía trên của Pavillion đều làm từ rác thải sinh hoạt bằng nhựa do cư dân của Eindhoven thu gom”.
Hanil Visitors Center & Guest House | BCHO Architects
Hanil Visitors Center & Guest House | BCHO Architects. Ảnh: © Yong Gwan Kim“Bê tông vỡ và được đúc lại bằng nhiều vật liệu khác nhau tạo ra những viên gạch mờ đục. Bức tường từ những sọt đất đá và vải đã tạo nên lớp bê tông cho mặt tiền ngôi nhà, phần bê tông còn sót lại thì được tái chế trong sọt đá trên sân thượng, để cách nhiệt và làm vật liệu cảnh quan trên đường phố và xung quanh nhà máy”.
Ngôi nhà ở La Prosperina | Fabrica Nativa Arquitectura
House in La Prosperina | Fabrica Nativa Arquitectura. Courtesy of Fabrica Nativa ArquitecturaCác bức tường phía trước và bên hông ngôi nhà được làm từ những tấm polycarbonate tái chế, cung cấp ánh sáng tự nhiên vào ban ngày. Ban đêm, ánh sáng từ bên trong có thể chiếu ra thông qua tấm poly mờ này”.
ICEBERG Diving Platform | Bulot+Collins
ICEBERG Diving Platform | Bulot+Collins. Ảnh: Courtesy of Bulot+Collins“Bộ khung được bao bọc bởi các tấm bán ép (tất cả gỗ đều có nguồn gốc địa phương), trên đó được đặt hàng trăm viên gạch nhựa dẻo. Những viên gạch này được sản xuất tại chỗ theo quy trình sáng tạo được phát triển độc quyền bởi nhóm thiết kế. Nhựa HDPE tái chế được nấu chảy và đúc thành các hình tam giác và được bao phủ bởi hỗn hợp nhựa và sắc tố nhiệt sắc”.
Waste Side Story Pavilion | Cloud-floor
Waste Side Story Pavilion | Cloud-floor. Ảnh: © Ketsiree Wongwan“Phòng trưng bày này cao sáu mét bao gồm gạch nhựa tái chế được thiết kế đặc biệt và các tấm chắn nylon nhẹ. Mỗi thành phần kiến trúc đều có quy mô và tỷ lệ bắt nguồn từ các sản phẩm mà chúng dự định sau sự kiện. Sau tuần thiết kế, gạch và những tấm màn hình này sẽ được tháo dỡ thành 2500 chiếc ghế và 1500 túi tote”.
Biên dịch | Vũ Hương (Nguồn: Archdaily)
XEM THÊM:
- “Zero Waste” trong kiến trúc: Thay đổi nhận thức, giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế
- Vật liệu tái chế và những ứng dụng trong kiến trúc
- 10 công trình tiêu biểu ứng dụng vật liệu tái chế, vật liệu cũ