Trong bối cảnh cả thế giới đều hướng về lối sống xanh, gần gũi với môi trường tự nhiên thì khái niệm kiến trúc hữu cơ đã ra đời hơn một thế kỷ trước, khi người kiến trúc sư muốn hướng đến sự hài hòa giữa thiên nhiên và môi trường sống được xây dựng.

Hữu cơ (Organic) là một thuật ngữ xuất hiện nhiều trong quá trình suy nghĩ của con người trong thời gian gần đây khi chúng ta nói về lối sống xanh/thân thiện với môi trường. Khái niệm hữu cơ trong thời gian gần đây là một thuật ngữ gắn liền với nhiều loại sản phẩm hàng ngày như quần áo, thực phẩm, vật liệu, ứng dụng công nghệ, v.v. Thuật ngữ này còn được sử dụng rộng rãi trong một số lĩnh vực, đặc biệt được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng để đạt được tiêu chí môi trường xanh.

Kiến trúc hữu cơ là gì?

kienviet-kien-truc-huu-co-4.jpgFallingwater House. © Photo: Tim Wildsmith

Thuật ngữ “Kiến trúc hữu cơ” lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1908 bởi Kiến trúc sư người Mỹ Frank Llyod Wright. Ông lấy cảm hứng từ dạng hữu cơ của thực vật, động vật và cảnh quan. Kiến trúc sư đề cập đến kiến trúc hữu cơ vì nó đưa chúng ta đến gần hơn với một môi trường được xây dựng bền vững.

Kiến trúc hữu cơ đề cập đến một phạm trù kiến trúc gắn liền với tự nhiên (Sự hài hòa giữa thiên nhiên và môi trường sống được xây dựng). Kiến trúc hữu cơ có thể được xác định bằng cách tích hợp cấu trúc vào địa điểm và kết cấu tự nhiên để tạo ra một thực thể duy nhất.

Các đặc điểm chính của một kiến trúc hữu cơ

kienviet-kien-truc-huu-co-9.jpgQionglai Bamboo Pavilion. © UNO Architects

Frank Lloyd Wright đã đề cập trong cuốn sách “Nguyên nhân của Kiến trúc” (The Cause of Architecture) (1908), tương lai của kiến trúc đang nghiêng về một loại hình hữu cơ hơn. Cuốn sách cũng đề cập đến một số đặc điểm/yếu tố chính của tính hữu cơ (Organic Architecture) như sau:

1. Các yếu tố xây dựng (cửa ra vào, cửa sổ và đồ nội thất) nên hòa hợp với tính trang trí của cấu trúc.

2. Cấu trúc sẽ xuất hiện như thể nó được tạo ra bởi chính thiên nhiên (Công trình mọc lên từ chính khu đất).

3. Màu sắc của thiên nhiên nên truyền cảm hứng cho màu sắc chính của công trình để tập trung vào tính thẩm mỹ tự nhiên.

Dưới đây là năm ví dụ về kiến trúc hữu cơ trên thế giới, chịu ảnh hưởng từ tự nhiên.

1. Fallingwater House, Hoa Kỳ

kienviet-kien-truc-huu-co-5.jpgNhà trên thác với phần console ấn tượng. © Photo: Kirk Thornton
  • Địa điểm: Pennsylvania, Hoa Kỳ
  • Xây dựng: Hoàn thành năm 1939
  • Thể loại: Nhà ở
  • Thiết kế: Frank Lloyd Wright: Mendel Glickman & William Wesley Peters

Nhà trên thác được KTS Frank Lloyd Wright thiết kế cho Liliane và Edger Kaufmann ở Pennsylvania. Ngôi nhà nằm trên một thác nước và được thiết kế như một phần của cảnh quan tự nhiên. Cấu trúc nhà được xây dựng trên ba cấp độ gồm bê tông cốt thép, đá sa thạch bản địa và kính.

kienviet-kien-truc-huu-co-7.jpgKhông gian nội thất Nhà trên thác/ KTS Frank Lloyd Wright

Kiệt tác kiến trúc này được thiết kế để tích hợp con người, kiến trúc và thiên nhiên vào một thực thể duy nhất. Phần console vươn ra thu hút sự chú ý của mọi người khi nó dường như lơ lửng trên thác nước. Cấu trúc được thiết kế xoay quanh lò sưởi (Nằm trong không gian sống). 

2. Lotus Temple, Ấn Độ

kienviet-kien-truc-huu-co-10.jpgThe Lotus Temple © Photo: Jeremy Vandel
  • Địa điểm: New Delhi, Ấn Độ
  • Xây dựng: Hoàn thành năm 1986
  • Thể loại: Công trình tôn giáo
  • Thiết kế: Fariborz Sahba

Đền hoa sen là nơi thờ cúng nằm ở New Delhi, thủ đô của Ấn Độ. Cấu trúc công trình gồm 27 cánh hoa ốp đá cẩm thạch được lấy cảm hứng từ bông sen, đây là một ví dụ tốt về kiến trúc biểu hiện dưới dạng hình thức hữu cơ. Phòng thờ trung tâm cao 34,3m có sức chứa 1300 người với 9 ô cửa mở.

kienviet-kien-truc-huu-co-26.jpgNgôi đền nhìn từ trên cao

Hình thức thẩm mỹ lấy cảm hứng từ hoa có ý nghĩa tôn giáo, vì hoa sen gắn liền với tri thức, sự thuần khiết và thiêng liêng. Ngôi đền bao gồm khung bê tông trắng với mái bê tông dạng gân.

3. Organic House, Mexico

kienviet-kien-truc-huu-co-12.jpgThe Organic House với diện mạo ‘trôi chảy’ ở bên ngoài. © Javier Senosiain
  • Địa điểm: Naucalpan de Juárez, Mexico
  • Xây dựng: Hoàn thành năm 1984
  • Thể loại: Nhà ở
  • Thiết kế: KTS Javier Senosiain

“Ý tưởng ban đầu của dự án lấy ý tưởng từ vỏ đậu phộng: hai không gian hình bầu dục với nhiều ánh sáng, được thống nhất bởi một không gian tối, thấp và hẹp”. Cấu trúc được chia thành hai không gian hữu cơ lớn được thiết kế để tạo cảm giác như bị nhét vào đất. Kiến trúc sư Javier Senosiain đã thiết kế các không gian cần thiết cho các chức năng chính: phòng khách, phòng ăn, nhà bếp, phòng ngủ với phòng thay đồ, và phòng tắm.

kienviet-kien-truc-huu-co-11.jpgKhông gian bên trong Organic House.

4. Trung tâm Hội nghị Quốc gia Qatar (QNCC), Qatar

kienviet-kien-truc-huu-co-8.jpgQatar National Convention Centre © Photo:  Fatih Kukcolak
  • Địa điểm: Gharafat Al Rayyan (Doha), Qatar
  • Xây dựng: Hoàn thành năm 2011
  • Thể loại: Công trình công cộng – đa chức năng
  • Thiết kế: KTS Arata Isozaki

Trung tâm Hội nghị Quốc gia Qatar mang tính biểu tượng, nổi tiếng với “thiết kế cây Sidra”. Thiết kế trên mặt đứng giống như hai cái cây đan xen vào nhau. Cây là biểu tượng như một ngọn hải đăng cho kiến thức, sự thoải mái và học tập khi các học giả và nhà thơ tụ tập bên dưới để chia sẻ và thu thập kiến thức. QNCC được xây dựng theo tiêu chuẩn chứng nhận vàng, cấu trúc hiệu quả về bảo tồn nước và hiệu quả năng lượng.

kienviet-kien-truc-huu-co-2.jpgKhông gian bên trong của QNCC. © Nelson Garrido 

QNCC tiết kiệm năng lượng hơn 32% so với cấu trúc tương tự được xây dựng theo cách truyền thống mà không có đổi mới thiết kế tương tự. Một số không gian được thiết kế trong QNCC với hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng là:

a. Nhà hát (rạp có sức chứa 2300 và 5000 chỗ ngồi)

b. Khán phòng (số lượng 3)

c. Sảnh triển lãm (diện tích 40.000 mét vuông)

đ. Phòng họp (số lượng 52)

5. East Beach Café, Vương Quốc Anh

kienviet-kien-truc-huu-co-25.jpgCông trình trông như một khúc gỗ trôi dạt trên bãi biển.
  • Địa điểm: Littlehampton, West Sussex, Anh
  • Xây dựng: Hoàn thành năm 2017
  • Thể loại: Nhà hàng
  • Thiết kế: Heatherwick Studio

Heatherwick East Beach Café nằm trên bãi biển Littlehampton ngoài khơi bờ biển phía nam nước Anh. Heatherwick Studio được giao nhiệm vụ thiết kế một quán cà phê để thay thế một ki-ốt hiện có trên bãi biển. Quán cà phê được thiết kế sao cho tầm nhìn ra đại dương không bị cản trở từ bên trong.

Cấu trúc này là một cấu trúc tự nâng đỡ cao 5 mét, dài 40 mét và rộng 7 mét. Mặt tiền bên ngoài bao gồm một lớp vỏ thép được thiết kế bởi kỹ sư Adams Kara Taylor có sự hỗ trợ của máy tính 3D. Nội thất có sự tương phản so bên ngoại thất với gam màu phấn.

kienviet-kien-truc-huu-co-24.jpgNội thất bên trong quán café có sự tương phản với ngoại thất.

Biên dịch: Anh Tuấn | Nguồn: parametric-architecture

Bình luận từ Facebook

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022