Thiết kế nội thất khởi nguồn từ trải nghiệm của con người. Các nhà thiết kế nội thất xem xét những nhu cầu về thể chất, tinh thần và cảm xúc của con người, sử dụng phương pháp tiếp cận lấy con người làm trung tâm để hướng tới phong cách sống của người hiện đại. Nội thất đương đại tạo ra các phương pháp tiếp cận mới nhằm nâng cao sức khỏe, đảm bảo an toàn và thúc đẩy an sinh, lấy cảm hứng từ biophilia (thiết kế xanh), coi đây như một phương pháp thiết kế toàn diện.

image003-13.jpg

Theo định nghĩa, thiết kế nội thất bao gồm nhiều khía cạnh. Việc thiết kế, nói rộng hơn, bao gồm cả tính toán vật liệu xây dựng, đồ nội thất, vật dụng và thiết bị, ánh sáng, định hướng vị trí, công thái học và nhân trắc học, hành vi của con người. Biophilia tập trung vào trải nghiệm, các yếu tố thể chất và cảm giác ở từng thời điểm. Biophilia tác động vào cảm xúc, sức khỏe và cảm giác tổng thể. Vậy Biophilia là gì và kết nối như thế nào với thiết kế?

Biophilia là quan niệm cho rằng con người sinh ra đã có khuynh hướng kiếm tìm sự gắn kết với thiên nhiên. Trong tiếng Hy Lạp cổ, thuật ngữ này mang nghĩa ‘tình yêu của những sinh vật sống’ (philia = tình yêu / sự hướng về), từng được nhà phân tâm học người Mỹ gốc Đức Erich Fromm sử dụng trong cuốn sách “Giải phẫu học về tính xâm hấn của con người” (1973), định nghĩa Biophilia là “Tình yêu cuồng nhiệt của sự sống và tất cả những sinh vật sống”. Sau đó, nhà sinh vật học người Mỹ Edward O. Wilson cũng sử dụng thuật ngữ này trong công trình nghiên cứu Biophilia (1984), đề ra giả thuyết con người có khuynh hướng tập trung và gắn bó với thiên nhiên một phần là do cơ sở di truyền.

image006-13.jpg

Wilson cũng đưa ra một quan niệm bảo tồn dựa trên nhiều khía cạnh của mối quan hệ vốn có giữa con người với thiên nhiên. Quan niệm của ông về môi trường dựa trên nhiều khái niệm khác nhau, bao gồm sự phụ thuộc thực tế của con người vào thiên nhiên; sự hài lòng có được từ sự tương tác trực tiếp với thiên nhiên; sức hấp dẫn vật chất của thiên nhiên, sự gắn bó của con người với thiên nhiên dưới dạng mối liên kết về mặt cảm xúc với cảnh quan và không gian. Nguyên tắc cốt lõi của Biophilia là kết nối con người với thiên nhiên, và nhờ đó, cải thiện chất lượng sống.

image007-7.jpg

Trong thiết kế, KTS đưa các đặc trưng của thế giới tự nhiên như nước, cây xanh và ánh sáng tự nhiên, hoặc các yếu tố như gỗ và đá vào không gian xây dựng. Các phương pháp thiết kế này khuyến khích sử dụng các hệ thống và quy trình tự nhiên trong thiết kế, hướng ra thiên nhiên. Một số lợi ích có thể kể đến là giảm thiểu sự thay đổi nhịp tim, tránh tăng huyết áp và tăng hoạt động trong hệ thần kinh, v.v.

Theo thời gian, song song với sự phát triển của công nghệ, con người với thế giới tự nhiên dần xa rời nhau. Những tiến bộ trong thế kỷ XIX và XX đã thay đổi cách thức con người tương tác với thiên nhiên. Chúng ta càng ngày càng dành nhiều thời gian ở trong nhà hơn. Ngày nay, phần đông dành gần 80-90% thời gian ở trong nhà, di chuyển giữa nơi ở và nơi làm việc. Thiết kế nội thất theo hướng biopholia tạo ra những không gian giúp giảm căng thẳng tốt hơn, đồng thời cải thiện chức năng nhận thức và khả năng sáng tạo. Nhà thiết kế tận dụng thiết kế xanh trong nội thất, sử dụng các hình thức liên quan tới thực vật, tạo ra các mối quan hệ trực quan riêng biệt với thiên nhiên. Chúng ta hiểu rằng biophilia bao gồm các lớp lang tự nhiên khác nhau thấm đẫm trong thiết kế nội thất.

image010-14.jpg

Qua 14 Mẫu Thiết kế xanh của Terrapin, chúng ta có thể thấy cách các lớp lang trên hướng tới các vấn đề chung về sức khỏe và hạnh phúc của con người như thế nào. Chúng đưa thiên nhiên vào trong không gian, các yếu tố tương tự tự nhiên, và rộng hơn là bản chất của chính không gian ấy. Các mô hình bao gồm kết nối thị giác, kích thích cảm giác không theo nhịp điệu, nhiệt độ và luồng không khí, ánh sáng động và sự hiện diện của nước. Ta có thể hiểu khi trải nghiệm trực tiếp (ánh sáng, không khí, thời tiết), trải nghiệm gián tiếp (vật liệu tự nhiên, gợi nhớ thiên nhiên), trải nghiệm về không gian và địa điểm (viễn cảnh và nơi ẩn náu, bí ẩn và rủi ro).

image011-14.jpg

Biên dịch: Đàm Thủy – Nguồn: Archdaily

XEM THÊM:

  • Pha trộn phong cách thiết kế nội thất cực chuyên nghiệp với 4 mẹo hữu ích
  • Tầm quan trọng của tỷ lệ và quy mô trong thiết kế nội thất
  • Bốn ý tưởng thiết kế nội thất tiết kiệm cho không gian bếp
  • Hiểu rõ về phong cách Đương đại trong Thiết kế Nội thất

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022