Không chỉ bảo vệ con người khỏi các khía cạnh tiêu cực của thế giới bên ngoài, một không gian sống chất lượng – đa tiện nghi, tiện lợi, đề cao yếu tố sức khỏe chắc chắn sẽ giúp chúng ta sống, làm việc, vui chơi thoải mái và cảm thấy hạnh phúc hơn.
Không chỉ đơn giản là cần, đây là vấn đề cấp thiết!
5 năm trước, báo cáo được công bố tại hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP21) đã đưa ra con số khiến nhiều người phải giật mình: mỗi năm trên thế giới có khoảng 4.3 triệu người chết vì ô nhiễm không khí trong nhà – nơi họ dành đến 90% thời gian sống.
Hiện nay, có nhiều chương trình, tiêu chí, chứng nhận đánh giá công trình xanh tại Việt Nam như LEED, LOTUS… Song, Hội đồng Công trình xanh Thế giới (WGBC) cũng đã thống nhất cụ thể 6 nguyên tắc chính cho khung đánh giá này tại hội thảo “Khung đánh giá Sức khỏe và Tiện nghi cho công trình”. Đây chính là những tiêu chí mang tính định hướng giúp các KTS, chủ đầu tư cũng như công ty xây dựng – tư vấn thiết kế… dễ dàng hơn trong việc thiết kế, xây dựng, vận hành một công trình đạt chuẩn về sức khỏe và sự tiện nghi cho người sử dụng.
Đặc biệt tại phiên thảo luận của Hội thảo “Khung đánh giá Sức khỏe và Tiện nghi cho công trình” của WGBC diễn ra mới đây, Saint-Gobain Việt Nam – Đối tác chiến lược của WGBC đã được mời để chia sẻ về góc nhìn, xu hướng phát triển các công trình sức khỏe và tiện nghi tại Việt Nam.
Bà Phan Thu Hằng – Giám đốc Kỹ thuật – Đại diện Saint-Gobain Việt Nam chia sẻ trong hội thảo“Chủ đầu tư, nhà phát triển bất động sản, công ty tư vấn thiết kế, chủ nhà… đã có mối quan tâm lớn đến vấn đề phát triển bền vững với những công trình chú trọng đến sức khỏe và sự tiện nghi, đặc biệt xu hướng này càng trở nên rõ rệt hơn sau đại dịch Covid – 19”, Bà Phan Thu Hằng – Giám đốc Kỹ thuật – Đại diện Saint-Gobain Việt Nam chia sẻ.
Đề cập đến 6 nguyên tắc chính trong khung đánh Sức khỏe và Tiện nghi cho công trình, Bà Phan Thu Hằng cho rằng các tiêu chí xoay quanh sự thoải mái, bảo vệ và cải thiện sức khỏe con người bước đầu sẽ dễ dàng và nhanh chóng trong cách tiếp cận. Tuy nhiên, các tiêu chí liên quan đến biến đổi khí hậu, tạo giá trị xã hội… sẽ cần nhiều thời gian và sự phối hợp giữa các bộ ngành liên quan để có những bước thay đổi rõ rệt.
Công trình đa tiện nghi và bền vững từ tập đoàn Saint-Gobain
Thực tế, các công trình hiện nay không chỉ để bảo vệ chúng ta khỏi các tác động tiêu cực của thế giới bên ngoài mà còn giúp chúng ta sống, làm việc, giải trí và tận hưởng sự tiện nghi. Tính “đa tiện nghi” ở đây bao gồm nhiều yếu tố như: chất lượng về âm thanh, nhiệt độ, thẩm mỹ và đặc biệt là chất lượng không khí.
Đồng hành với xu hướng phát triển bền vững của các công trình chú trọng yếu tố sức khỏe và tiện nghi tại Việt Nam, Saint-Gobain đang cung cấp đa dạng các giải pháp trần tường thạch cao, ốp lát gạch, lát sàn nội thất cho thị trường.
Nổi bật nhất là bên cạnh chức năng ngăn chia, hoàn thiện, trang trí cơ bản, các sản phẩm, giải pháp của Saint-Gobain còn mang đến nhiều công năng như chống nóng, chống cháy, cách âm, tiêu âm… giúp kiến tạo một không gian sống đa tiện nghi, thoải mái và tiết kiệm năng lượng.
Mới đây, Saint-Gobain cũng vừa giới thiệu sản phẩm tấm trần có khả năng diệt khuẩn đến 99% nhấn mạnh vào yếu tố sức khỏe cho người dùng.
———————————-
6 nguyên tắc chính trong khung đánh giá tiêu chí Sức khỏe và Tiện nghi trong công trình của WGBC
1. Bảo vệ và cải thiện sức khỏe thông qua duy trì chất lượng không khí, nước ở mức phù hợp nhằm hạn chế các mối nguy hại tới sức khỏe người dân; hỗ trợ, tăng cường sức khỏe tinh thần xã hội bằng các thiết kế thông minh; giảm thiểu khả năng truyền nhiễm bệnh bên trong không gian công trình.
6 nguyên tắc chính trong khung đánh giá tiêu chí sức khỏe và tiện nghi trong công trình của WGBC2. Ưu tiên sự thoải mái, tiện nghi của người sử dụng qua việc đảm bảo ổn định nhiệt độ phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau; duy trì độ sáng phù hợp, ưu tiên nguồn sáng tự nhiên và các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Đồng thời, công trình duy trì cường độ âm thanh thích hợp; xem xét và đánh giá các chỉ số tiện nghi khác để tránh rủi ro về sức khỏe của người cư ngụ, bố trí mang tính bao quát, hòa nhập để số đông người có thể sử dụng.
3. Thiết kế tạo nên sự hài hòa giữa thiên nhiên và công trình giúp người dân có thể tiếp cận những lợi ích sinh học ngay trong tòa nhà; đảm bảo người cư trú tiếp cận với thiên nhiên ngoài trời, khuyến khích đa dạng sinh học trong khuôn viên và môi trường xung quanh.
4. Thiết kế không gian xanh năng động, khuyến khích người dân tăng cường thể chất bằng các hoạt động thể thao cả ngoài trời và trong nhà; nâng cao lối sống tích cực của người sử dụng bằng việc tạo khuôn viên thúc đẩy sự chú trọng dinh dưỡng, biết cách sử dụng và tiết kiệm nguồn nước sạch, cũng như việc linh hoạt kết nối với xã hội.
5. Xây dựng giá trị tích cực cho xã hội, cộng đồng nhờ cam kết bảo vệ sức khỏe và không gian sống đa tiện nghi của mọi người trong ngành công nghiệp xây dựng; cải thiện chất lượng cuộc sống tại địa phương.
6. Thực hiện các hoạt động phòng chống, giảm thiểu biến đổi khí hậu bằng việc không phát thải carbon; khuyến khích các chiến lược phục hồi nhanh chóng để ứng phó với biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt; sử dụng nước hiệu quả, tránh khủng hoảng thiếu nước cục bộ; đảm bảo sử dụng vật liệu an toàn, lành mạnh và tuần hoàn trong suốt vòng đời của tòa nhà.
XEM THÊM:
- 10 ngôi nhà theo xu hướng ‘bền vững’ trên thế giới
- Giải pháp nào cho xây dựng kiến trúc bền vững?
- Vật liệu Tre – Câu trả lời cho kiến trúc xanh và bền vững