1. Viết một danh sách cần mua và chỉ mua những thứ đó
Việc lên kế hoạch trước khi đi mua sắm là điều hiển nhiên mà nhiều người đã biết. Tuy nhiên, công việc đi siêu thị hàng ngày hoặc nhiều lần trong ngày khiến bạn từ bỏ thói quen hữu ích này. Hậu quả là bạn sẽ nhét rất nhiều thứ vào xe đẩy mà hàng mà chưa biết sẽ sử dụng chúng như thế nào. Dẫn tới bội chi ngay trước mắt.
Từ mua vé xem phim đến đi siêu thị, đừng quên dùng ví điện tử nếu muốn nhận khuyến mãi "siêu to khổng lồ"
Đau bụng vào ngày đèn đỏ, đi siêu thị mua ngay những loại thực phẩm này các chị em ơi!
9 điều cần nhớ khi mua thực phẩm ở siêu thị để không mua phải hàng kém chất lượng
Lên một danh sách những thứ cần mua sắm trong ngày và chỉ đi đúng một lần duy nhất sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và tiền bạc của bản thân. Bỏ qua những món đồ thu hút nhưng không cần thiết để tránh việc lãng phí.
2. Tận dụng tối đa những gì bạn mua
Trước khi bạn lập danh sách những thứ cần mua, hãy thêm một bước kiểm tra những món đồ còn dùng được. Xem hạn sử dụng và tính toán tới việc tận dụng chúng trước khi quyết định mua một món đồ mới. Đối với thực phẩm tươi sống, một gợi ý cho bạn là hãy tránh mua số lượng nhiều vì hạn sử dụng của chúng thường rất ngắn. Nếu không sử dụng kịp thời sẽ tạo ra sự thừa thãi và lãng phí.
3. Hàng “cận date” có giá rẻ hơn
Đa phần các siêu thị sẽ đều có chương trình giảm giá hấp dẫn cho một mặt hàng sắp hết thời hạn sử dụng, đây thường là một cách tuyệt vời để những người tiêu dùng mua được một món hời. Ưu điểm của mặt hàng này là chất lượng sản phẩm không quá khác biệt nhưng bạn nên kiểm tra chắc chắn nhãn sản phẩm trước khi quyết định mua.
Bạn nên có thói quen đi vòng quanh khu vực giảm giá vì nhiều sản phẩm thịt đông lạnh có thể rã đông và sử dụng chúng mà vẫn đảm bảo chất lượng.
4. Hãy chú ý thời gian khuyến mãi của siêu thị
Mỗi siêu thị thường có những chiến lược kích cầu riêng, thúc đẩy chi tiêu bằng những chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Đây là thời điểm tuyệt vời để bạn mua đươc những món hàng với giá cả phải chăng. Thậm chí có những ưu đãi mà bạn không ngờ đến. Bạn hãy đăng ký nhận giảm giá của siêu thị để cập nhật tin tức kịp thời.
5. Mang túi của riêng bạn
Có một bí mật rằng các siêu thị luôn tính phí cho túi đựng hàng. Giá những chiếc túi sử dụng một lần tuy không đáng kể nhưng bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm tiền từ chúng và quan trọng hết là góp phần bảo vệ môi trường.
6. Đừng mua sắm vì thương hiệu
Những thứ đắt tiền hơn không có nghĩa là nó luôn luôn tốt hơn. Trong nhiều trường hợp nó chỉ khiến bạn tốn nhiều tiền. Hãy cân nhắc lựa chọn những sản phẩm tương tự với giá rẻ hơn. Đừng quá phụ thuộc vào thương hiệu.
Với những người yêu thích mua sắm các sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng hãy thử đọc các nhận xét với sản phẩm tương tự. Bạn sẽ có lựa chọn mua sắm thông minh hơn.
7. Tìm kiếm cao và thấp
Các thương hiệu bán lẻ có xu hướng đặt các mặt hàng đắt tiền hơn trong tầm mắt. Vì vậy, bạn nên kiểm tra phía bên dưới và bên trên kệ. Cách làm này có thể giúp bạn tìm được những sản phẩm tương tự với giá thấp hơn.
8. So sánh giá tại các siêu thị
Một điều chắc rằng, cùng một mặt hàng nhưng tại các siêu thị sẽ không có giá giống nhau. Tham khảo và cân nhắc trước khi mua sắm sẽ giúp bạn tiết kiệm được phần nào. Trước khi đến siêu thị, nếu đủ thời gian, bạn có thể vào các trang web so sánh giá để kiểm tra. Hóa đơn mua sắm của bạn sẽ thể tiết kiệm đáng kể.
9. Tích phiếu giảm giá (voucher)
Phiếu giảm giá giúp bạn tiết kiệm đáng kể. Đó cũng là cách mua sắm lời của nhiều người tiêu dùng thông min.
10. Tham gia những hội săn hàng giảm giá trên mạng xã hội
(Ảnh minh họa),
Tất cả chúng ta đều thích tiết kiệm tiền và trên mạng xã hội chính là công cụ tốt nhất để các chị em chia sẻ các mẹo mua sắm cũng như những chương trình khuyến mại vô cùng hấp dẫn tại các siêu thị.
Đó là một cách tuyệt vời để bạn cập nhật nhanh những thông tin mới nhất về giá cả tại các siêu thị. Những người mua sắm sẽ đăng cập nhật thường xuyên mỗi ngày về những phát hiện của họ. Bạn vẫn có được những thông tin hữu ích dù đang ngồi ở nhà.
11. Sử dụng những ứng dụng/thẻ hoàn tiền khi mua sắm
Điều này hoàn toàn đúng khi bạn có thể lấy lại tiền để mua sắm. Sử dụng ứng dụng hoàn tiền, hay tích điểm đối với thẻ thành viên để nhận được dịch vụ này. Thường khi bạn mua một sản phẩm theo cách trực tuyến hoặc tại cửa hàng, bạn sẽ được nhận lại một số tiền 2-5% số tiền đã mua.
12. Đánh giá trải nghiệm mua sắm
Một số siêu thị thường giảm tiền hay chiết khấu hoặc tặng voucher, khuyến mãi đặc biệt cho những khách hàng có đánh giá tốt và trải nghiệm mua sắm tuyệt vời. Thường số tiền sẽ là không nhiều, nhưng bạn cũng đã tiết kiệm được phần nào tiền mua sắm rồi.
13. Chú ý những “chiêu trò” giảm giá
Các siêu thị sẽ luôn có những hình thức giảm giá thu hút khách hàng. Chẳng hạn như: Mua một tặng một, mua hai tính tiền một, hay giảm giá 50%, giảm giá sốc. Thoạt nhìn, chương trình giảm giá khá tốt nhưng mấu chốt của vấn đề là bạn có thật sự cần nó không?
Các chuyên gia tư vấn tiêu dùng thường chỉ ra rằng, nếu sản phẩm không nằm trong kế hoạch mua sắm, bạn sẽ phải trả thêm tiền.
Các siêu thị luôn sử dụng những biển quảng cáo lớn, màu sắc với nhiều con số hấp dẫn để thu hút bạn, nhưng hãy lùi lại một bước và đánh giá xem đó có thực sự cần thiết với bạn hay không.
14. Chú ý đến kích cỡ của giỏ hoặc xe đẩy
Các siêu thị thường tăng kích cỡ của chiếc xe đẩy, với mục đích càng nhiều chỗ trống thì khách hàng càng có nhu cầu lấp đầy. Việc này giúp khả năng mua sắm nhiều hơn.
Điều này cũng đặc biệt đúng với nhiều người, khi họ thường chỉ dừng mua sắm khi giỏ hay xe đẩy đã đầy. Vì vậy, cân nhắc lựa chọn kích thước giỏ hoặc xe đẩy có thể giúp bạn bỏ lại những mặt hàng ít cần thiết hơn.