Thời đại của công nghệ thông tin lên ngôi, việc mua sắm, tiêu dùng của cộng đồng cũng nghiêng dần về xu hướng hiện đại hơn, nhanh chóng và mang tính 4.0 nhiều hơn.

Nếu như trước đây bạn phải thay quần áo và dắt phương tiện giao thông xuống đường, hòa mình vào dòng người đông đúc và thời tiết khắc nghiệt thì giờ chỉ cần ngồi tại nhà và lướt mạng là đã có thể mua sắm được tất cả những thứ mình muốn.

Bên cạnh đó, những nhà buôn bán kinh doanh cũng có nhiều cơ hội làm giàu hơn. Bạn có 1 nguồn hàng phong phú thế nhưng không đủ vốn để mở 1 cửa hàng? Giờ đây chỉ cần trang hoàng lại trang cá nhân của mình, chăm chỉ đăng tải mặt hàng mình buôn bán, rất nhanh thôi khách hàng sẽ tự tìm đến bạn.

Sự phát triển không ngừng nghỉ của ngành mua bán trực tuyến cũng kéo theo những "phi vụ" dở khóc dở cười khi mà hàng hóa đi từ nơi người bán, qua tay những người vận chuyển và đến với người tiêu dùng.

Những nhà buôn bán, kinh doanh không có tâm lại cũng chẳng có tầm

Giờ đây, khi người tiêu dùng có nhu cầu mua bán online lớn hơn thì cũng là lúc xuất hiện rất nhiều nhà buôn bán, kinh doanh qua mạng.

Tất nhiên những người buôn bán kinh doanh này cũng có muôn hình vạn trạng, rất nhiều người buôn thực bán chất nhưng cũng chẳng ít kẻ sẵn sàng lợi dụng kẽ hở đặc thù của việc mua bán online để trục lợi cá nhân.

Có muôn vàn chiêu thức lừa người mua đến từ những shop online này, mà nhiều nhất phải nhắc đến việc sản phẩm khi về tay khách hàng có chất lượng kém hoàn toàn so với hình ảnh được các shop online đã đăng tải.

photo-1-1567138046754677970683.jpg

Chiếc váy khi về tay khách hàng không chỉ màu khắc mà đến kiểu dáng cũng biến đổi hoàn toàn.

photo-2-15671380492591611803162.jpg

Chẳng thể tìm được điểm giống nhau nào giữa chiếc váy hot girl Kelly mặc và chiếc váy khách hàng trót mua về.

photo-3-1567138051816476185464.jpg

Chiếc đồng hồ sale sập sàn và chiếc đồng hồ hết sức "trời ơi".

photo-4-1567138054041709599757.jpg

Hay như dôi giầy bánh bao khó hiểu này.

Kế đó, không thể không nhắc tới những màn buôn bán chèo kéo khách hàng chuyển tiền rồi lặn mất tăm từ hàng hóa cho đến người bán.

Hay thậm chí đã từng xuất hiện những màn lặn mất tăm đỉnh cao và tinh vi hơn như trong bài đăng tải 1 mẹ bầu đã bóc phốt trên trang cá nhân của mình.

Mẹ bầu này đã đặt 1 chiếc váy yêu thích qua 1 shop bán hàng online, đến khi hàng nhận về không giống hình mẫu, mẹ bầu rất bực mình. Nhưng may mắn là liên lạc với shop thời trang kia, họ rất vui vẻ đồng ý sẽ đổi lại đúng hàng khách đã yêu cầu. Thế nhưng, chờ mãi, chờ mãi, chiếc váy yêu thích vẫn bặt vô âm tín.

photo-5-15671380565892026324774.jpg

"Phốt" được đầu tư dàn dựng hết sức tinh vi.

Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến những trường hợp khách hàng đã quá chủ quan khi đưa ra thông tin cá nhân của mình công khai trên mạng xã hội. Rất nhiều kẻ gian đã lợi dụng sơ hở này rồi vào vai 1 shop bán hàng nào đó để lừa đảo người tiêu dùng.

Vô tư cung cấp thông tin cá nhân qua Facebook, không ít khách hàng đã trở thành nạn nhân từ chiêu lừa đảo của những kẻ làm ăn thiếu chân chính.

Từ những thông tin cá nhân những kẻ gian đã cố tình dàn dựng lừa đảo giả danh shop bán hàng để khách hàng nhận về những mặt hàng kém chất lượng, hay không hề đặt bỗng dưng nhận được hàng yêu cầu thanh toán tiền mặt nhưng lại không cho kiểm tra hàng hóa.

photo-6-1567138058834749105696.jpg

Chủ tài khoản Facebook K.O chia sẻ câu chuyện chị không đặt hàng nhưng bỗng dưng phải nhận hàng từ một cửa hàng lạ hoắc.

Theo đó, chị K.O nhận được điện thoại giao hàng từ một bạn shipper, không nhớ rõ về việc mình hay người thân trong gia đình có đặt hàng hay không nên chị K.O vẫn nhận hàng và trả với số tiền 300.000 đồng. Tuy nhiên, khi mở hàng ra chị mới phát hiện sản phẩm đó mình không hề đặt.

Người mua đặt cho sang mồm và những cú click chuột bay cả trăm triệu đồng

Đúng là nghề nào cũng có những nỗi thống khổ riêng nhưng cực đến phát rồ chắc hẳn có nghề bán hàng online. Không gặp những "thượng đế" tính cách ẩm ương, thì cũng chạm trán những trường hợp hàng dùng chán chê nhưng không thèm trả tiền...

Khổ nhất có lẽ là những shop bán hàng oder, khi mà hàng thì về chán chê nhưng khách thì gọi hoài vẫn làm lơ như không thể không hay biết.

Nếu lỡ mà có trót tin tưởng không yêu cầu khách đặt cọc thì chắc chắn những shop này sẽ phải khóc ròng khi mà tiền vốn thì đã phải bỏ ra mà không những không thu được đồng lãi nào còn ôm hàng tồn không biết đến bao giờ mới bán được.

photo-7-1567138061134347529537.jpg

Đăng tải của 1 người dùng mạng xã hội facebook về "thượng đế" hoành tráng của mình cách đây không lâu đã trở thành cơn sốt của cư dân mạng.

Hay nhiều "thượng đế" thích thì đặt mà chả thích nữa thì ta hủy như hình ảnh đoạn đối thoại giữa chủ shop hỏi lý do khách hủy đơn hàng và đã nhận được câu trả lời ráo hoảnh "Cuộc sống mà". Quá cạn lời trước lý do hủy đơn hàng của khách, chủ shop đành chào thua.

photo-8-1567138063884869040110.jpg

Khách đặt cho vui mồm nhưng cũng để lại cho shop kha khá thiệt hại.

photo-9-15671380662701890075879.jpg

Những lý do trả hàng hết sức khó hiểu.

photo-10-15671380687062065223366.jpg

Thậm chí ráo hoảnh thừa nhận mình chỉ đặt hàng cho vui.

Đáng lên án hơn là những màn lừa đảo chiếm đoạt tài sản đầy tinh vi, một cô gái bán hàng online nhưng lại không tỉnh táo, bị kẻ lạ mặt giả danh khách mua hàng sau đó lừa mất hàng trăm triệu đồng.

Cụ thể, cô gái viết: "Cả trăm triệu, công em cày, em bán mặt cho đất bán lưng cho trời, ăn không dám ăn, ra khỏi nhà lúc 10h sáng, 1h khuya mới về, dành dụm để chuẩn bị đi học và sửa nốt nhà cho ba. Ai ngờ...

Nhìn từng đồng bị người ta rút đi mà không làm gì được, nước mắt chảy ngược vào trong, mồ hôi lẫn nước mắt, giờ đây mọi thứ tan theo khói mây. Em bán hàng online, gom từng ngàn, từng trăm. Một cái đầm lời 30-50k, đứng không nổi, ăn không vô. Biết kêu ai bây giờ, mình từ thiện giúp đỡ người khác lắm, không ăn chơi đua đòi gì hết, nỡ lòng nào... Em phải làm sao bây giờ? Tiền của em cả trăm triệu!".

photo-11-15671380707872141469451.jpg

Chỉ 1 cú click chuột mà chủ shop này đã bay cả trăm triệu đồng.

Và muôn vàn những tình huống bi hài trong những thương vụ giao dịch online vẫn đang ngày ngày diễn ra. Thậm chí những nhân vật nổi tiếng của công chúng cũng không tránh khỏi "phốt" mang tên mua bán trực tuyến này.

Năm 2018, hot girl Thúy Vi - bạn gái cũ của thiếu gia Phan Thành - bị dân mạng tố bán kem trộn gây mẩn ngứa cho khách hàng. Cụ thể một tài khoản Facebook có tên D. đăng tải hình ảnh bị nổi mẩn đỏ khắp người sau khi sử dụng kem làm trắng da mua của Thúy Vi. Trước những lời chỉ trích, Thúy Vi lên tiếng kêu oan. Cô đăng tải hình ảnh tài khoản tên D. dùng ảnh nổi mề đay trên mạng để vu khống mình.

Thế nhưng, vụ việc đã khiến nhiều khách hàng mất niềm tin và cho rằng việc cô bán kem trộn trắng da cấp tốc lừa đảo và gây hại cho người tiêu dùng.

photo-12-15671380730071566321097.jpg

Hot girl Thúy Vi bị tố bản kem làm trắng kém chất lượng.

Tháng 4/2015, hot girl Kelly từng bị dân mạng chỉ trích vì bán hàng nhái. Cô nàng đã rao bán những đôi Superstar - dòng giày từng "làm mưa làm gió" của Adidas - với giá 1,5 triệu đồng và khẳng định đó là hàng auth.

Tuy nhiên, rất nhanh sau đó nhiều người dùng mạng đã nhận thấy đây không phải là hàng chính hãng mà chỉ là hàng nhái kém chất lượng. Ngay lập tức, hotgirl này đã phân trần bản thân mình cũng bị lừa và hoàn tiền lại cho khách hàng cũng như xóa toàn bộ bài đăng tải rao bán những đôi giày tai tiếng này.

Thị trường tiêu dùng phát triển đang dần theo hướng văn minh hơn và tiện lợi hơn cho khách hàng, chính vì vậy mua bán online ngày càng trở thành xu hướng mua sắm chính của nhiều người.

Tất nhiên bên cạnh đó không hề thiếu những pha mua bán "kinh điển" khiến người ta dở khóc dở cười. Thế nhưng, không thể phủ nhận hình thức mua bán trực tuyến đã và đang mang lại rất nhiều lợi ích cho cả người bán lẫn người mua hàng.

Có quá nhiều "phốt" đến từ cả chủ shop lẫn khách hàng, chính vì vậy người mua hàng lẫn người bán hàng cần tỉnh táo hơn trong mỗi giao dịch của chính mình để không trở thành nạn nhân bị đối phương lừa gạt.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022